Cách xử lý công nợ

Ý nghĩa của việc thu hồi nợ là đảm bảo sự lành mạnh và an toàn về tài chính của doanh nghiệp, giúp vận hành bộ máy hoạt động hiệu quả và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Để thủ tục đòi nợ được nhanh chóng bạn cần lưu ý đến các nội dung sau:

Xác minh về nơi ở của bên vay, tài sản hiện có và những yếu tố về nhân thân của đối tác;

Liệt kê đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh thêm nếu không trả nợ;

Đưa ra phương án trả nợ khả thi, với những khoản nợkhó đòithì buộc phải ghi nhận việc trả nợ theo từng giai đoạn, và linh động về tài sản dùng trả nợ thay cho tiền.

Ngoài ra cần xem xét vềthứ tự ưu tiên được thi hành án, cụ thể là nếu đã thanh toán xong các khoản sau thì sẽ tiếp tục trả các khoản nợ còn lại cho tới hết:

Về chi phí phá sản;

Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước nếu vẫn còn tài sản để chia.

Còn nếu khi thanh toán xong các khoản trên mà không còn tài sản để thanh toán nợ không bảo đảm hoặc nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ thì sẽ không được thanh toán nữa.

Vấn đề công nợ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người lao động. Do đó mỗi doanh nghiệp đều phải có các chính sách hiệu quả.

Trường hợp không có yêu cầu mở thủ tục phá sản: có quyền yêu cầu phíađối tácthanh toán khoản nợ với công ty mình. Việc thanh toán khoản nợ này dựa trên thỏa thuận trong hợp đồng, khả năng chi trả của đối tác hoặc thỏa thuận khác của các bên. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.

Trường hợp có yêu cầu mở thủ tục phá sản: nếu sau Hội nghị chủ nợ, các bên không thể thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc có nhưng bị đình chỉ và phải mở thủ tục phá sản, các khoản nợ của công ty đối tác sẽ được phân chia theo thứ tự quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014.

Nếu phía đối tác bị phá sản vỡ nợ, tài sản khác củacá nhâncủa đối tác có thể được đưa vào để trả nợ khi thuộc trường hợp tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh. Theo đó, công ty đối tác phải được đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh thì tài sản của đối tác được đưa vào khi giải quyết việc trả nợ.

Khi sử dụng các biện pháp dân sự không thành công, cá nhân có thể tiến hành làm đơn khởi kiệnđòi nợtại Tòa án nhân dân có thẩm quyền bởi:

Thủ tục khởi kiện giúp bạn yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thực hiện cả nghĩa vụ thanh toán lãi quá hạn và các thiệt hại mà bạn gặp phải.

Bên có nghĩa vụ trả nợ nếu cố tình không thực hiện phán quyết mà Tòa án đề ra.

Nếu như phát hiện đối tác có dấu hiệu tẩu tán tài sản và để đảm bảo quyền lợi cho mình, bạn có thể làm đơn đến cơ quan Tòa án để yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Hồ sơ khởi kiện đòi nợ bao gồm:

Đơn khởi kiện.

Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác.

Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn.

Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện.

Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện [nếu có].

5 / 5 [ 1 bình chọn ]

Video liên quan

Chủ Đề