Cách xác định giọng đó trưởng

Trong âm nhạc, đệm hátlà cách thức dùng cây đàn đệm nhạc cho tiếng hát

của ca sĩ sao cho giữa tiếng hát và tiếng đàn có sự hòa quyện hài hòa với nhau mà không bị phô

Tất cả các bài hát đều được tạo nên bởi một giọng điệu chính [ tone]. Đôi khi có những bài hát có nhiều giọng [ mỗi đoạn một giọng]. Vì vậy khi đệm hát, cần xác định được tone bài hát thì mới có thể đệm hát hay và không bị phô.


Giọng [ Tone] của một bài hát được hiểu là việc chọn những nốt nhạc chính cho giai điệu thuộc một âm giai


Ta thường nghe những nhạc công hoặc ca sĩ, nhạc sĩ nhắc tới giọng Rê trưởng [D], Đô trưởng [C], Mi thứ [Em] Đó sẽ là Giọng chính của bài hát mà họ sẽ hát hoặc chơi đàn.

Lớp học piano đệm hát tại Trường Âm Nhạc Việt Thanh

Làm thế nào xác định giọng chính trong đệm hát?


Đối với những người giỏi chơi nhạc, họ thường xác định giọng chuẩn bằng cách lắng nghe âm giai và tìm ra từng nốt tương ứng với âm giai được nghe rồi suy ra hợp âm chính của bài và đệm đàn theo quy luật vòng hòa âm.


Khi đệm hát, cách nhanh nhất để xác định giọng cho một bài hát là nghe những nốt nhạc cuối cùng của bài hát đó. Nốt kết thúc là nốt gì, thì bài hát đó sẽ chơi ở giọng trưởng hoặc thứ mang tên nốt đó


Ví dụ: Bạn nhận ra được nốt cuối cùng của bài đó là nốt Rê, thì bài hát đó có thể sẽ chơi được ở giọng Rê trưởng [D] hoặc Rê thứ [Dm]. Bạn thử hát những câu cuối và đệm hợp âm Rê trưởng hoặc Rê thứ và lắng nghe, sau đó chọn ra hợp âm phù hợp, nghe không bị phô.


Tuy nhiên cách này cũng chưa thật sự chính xác, vì cũng có những bài hát có nốt kết thúc không tuân thủ theo quy luật hòa âm.


Ví dụ: bài hát ở giọng Rê trưởng, nốt kết thúc phải là nốt Rê. Tuy nhiên vì mục đích nào đó của tác giả mà nốt kết thúc lại là nốt La


Vì vậy để chắc chắn, ta cần xác định thêm dấu hóa đặt ở đầu khuông nhạc của bản nhạc


Dấu thăng [#]: Trình tự dấu thăng: 1 -> 2 -> 3 -> 4 -> 5 -> 6 -> 7

Fa Do Sol Re La Mi Si


Dấu giáng [b]: Trình tự dấu giáng: 1 -> 2 -> 3 -> 4 -> 5 -> 6 -> 7

Si Mi La Re Sol Do Fa


Trình tự trên được hiểu như sau: nếu sau khóa nhạc, bản nhạc có 1 dấu thăng, bạn sẽ ngầm hiểu nốt Fa sẽ được tăng lên nửa cung xuyên suốt toàn bài. 2 dấu thăng thì nốt Fa và Do được tăng lên nửa cung, 3 dấu thăng thì Fa, Do, Sol tăng lên nửa cung

Tương tự như vậy đối với dấu giáng: 2 dấu giáng thì nốt Si và Mi sẽ giảm xuống nửa cung


Nếu sau khóa nhạc không có dấu hóa thì bản nhạc được chơi ở giọng Do trưởng [ C ]hoặc La thứ [Am]. Kết hợp với nốt nhạc cuối cùng là Do hay La, bạn sẽ chắc chắn được bản nhạc chơi ở giọng Do trưởng hay La thứ


Nếu dấu hóa sau khóa nhạc là dấu thăng
: Bạn chỉ cần lấy dấu thăng cuối cùng +1, thì sẽ có được giọng trưởng chính của bài


Ví dụ: Đầu khuông nhạc có 2 dấu thăng, tương ứng với trình tự bên trên sẽ là Fa và Do, thì bạn chỉ cần lấy dấu thăng cuối cùng là Do + 1. Vậy thì bạn sẽ biết rằng bài này chơi ở giọng Rê trưởng.


Ví dụ khác: 3 dấu thăng, ngầm hiểu là Fa Do Sol. Giọng chính của bài sẽ là La trưởng [A] do dấu thăng cuối cùng là Sol + 1 = La


Nếu dấu hóa sau khóa nhạc là dấu giáng
. Bạn chỉ cần lấy tên của dấu giáng đứng trước dấu giáng cuối cùng làm giọng trưởng chính của bài


Ví dụ 1: Hai dấu giáng, bạn ngầm hiểu trình tự 2 dấu giáng là Si Mi. Bạn lấy tên của dấu giáng đứng trước dấu giáng cuối cùng là Mi làm giọng trưởng chính. Bạn sẽ có được giọng Si giáng trưởng


Ví dụ 2: Ba dấu giáng, tức là Si Mi La. Áp dụng cách hướng dẫn trên, giọng chính của bài này sẽ là Mi giáng trưởng


Khi xác định được giọng chính của bài hát rồi bạn chỉ cần áp dụng quy luật vòng hợp âm vào thì bạn đã có thể đệm hát được rồi


Như vậy là bạn đã biết cách xác định giọng, xác định tone của một bài hát rồi phải không, trong bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cách áp dụng vòng hòa âm trong đệm hát


Chúc các bạn học hỏi thêm nhiều kiến thức mới trong cuộc sống !!

>> Tham khảo:
+ Học đàn piano
+ Học đàn guitar
+ Học đàn organ

Video liên quan

Chủ Đề