Cách viết truyện kinh dị

Cùng viết bởi Lucy V. Hay

Tham khảo     X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Lucy V. Hay. Lucy V. Hay là tác giả, nhà biên tập kịch bản và blogger đã giúp đỡ các tác giả khác thông qua các buổi hội thảo, khóa học về viết lách và trang blog của cô là Bang2Write. Lucy là nhà sản xuất của hai bộ phim kinh và tiểu thuyết tội phạm đầu tay của cô, The Other Twin, đang được Agatha Raisin, nhà làm phim từng đoạt giải Emmy của Sky [Free@Last TV] chuyển thể lên màn ảnh.

Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bạn có thể viết truyện kinh dị như một bài tập ở lớp hay một dự án lý thú của riêng mình. Có lẽ một trong những thách thức nhất của truyện kinh dị là phần mở truyện, hoặc đoạn mở đầu. Bạn có thể bắt đầu truyện kinh dị bằng cách tìm ý tưởng cho câu chuyện và viết nháp đoạn mở đầu thật ấn tượng. Sau đó, bạn nên chỉnh sửa lại các trang đầu tiên sao cho khớp với phần còn lại của truyện và càng cuốn hút càng tốt.

Các bước

Phần 1 của 3:Tìm ý tưởng cho truyện

1Mô tả một điều gì đó khiến bạn sợ hãi hoặc rùng mình. Hãy nghĩ về nỗi sợ khủng khiếp nhất trong bạn, chẳng hạn như sợ mất một người bạn, sợ độ cao, sợ chú hề, thậm chí sợ băng dính gai. Sau đó, bạn có thể chạm vào nỗi sợ này và khai thác nó như một ý tưởng cho câu chuyện.[1] X Nguồn chuyên gia

Lucy V. Hay
Nhà văn Phỏng vấn chuyên gia.  16 July 2019. Đi tới nguồn

  • Sử dụng nỗi sợ của bạn như một chất liệu cho câu chuyện kể về điều gì đó đáng sợ hoặc ghê rợn. Nghĩ xem bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu bạn là một nhân vật bị đẩy vào tình huống đối mặt với những nỗi sợ đó.
  • Một lựa chọn khác là hỏi người thân hoặc bạn bè về những gì khiến họ sợ hãi hoặc ghê tởm nhất và mượn những nỗi sợ của họ để làm ý tưởng cho truyện.

2Biến một tình huống bình thường thành một thứ gì đó kinh dị. Bạn cũng có thể sử dụng một tình huống xảy ra hàng ngày, chẳng hạn như một cuộc dạo chơi trong công viên, một lần nấu ăn hoặc một buổi đến thăm bạn bè và thêm một yếu tố đáng sợ vào tình huống đó. Vận dụng trí tưởng tượng của bạn để đưa tình tiết rùng rợn vào một hoạt động hoặc một cảnh bình thường.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, có thể bạn bắt gặp một cái tai bị cắt lìa vào một buổi sáng đi dạo trong công viên, hay cây rau bạn đang cắt để nấu bữa tối bỗng biến thành một ngón tay hoặc chiếc xúc tu. Hãy sáng tạo và nghĩ xem làm thế nào để bóp méo hoặc biến đổi một tình huống tưởng như bình thường trở thành kinh dị.

3Giam hãm các nhân vật của bạn trong một hoàn cảnh đáng sợ. Bạn cũng có thể giam hãm hoặc bao vây nhân vật chính trong một hoàn cảnh khủng khiếp hoặc rùng rợn. Thủ pháp hạn chế sự di chuyển của nhân vật sẽ cho phép bạn tạo nên không khí căng thẳng và rợn người trong truyện.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nghĩ về một không gian chật hẹp khiến bạn khiếp hãi hoặc hoảng loạn. Hãy tự hỏi mình bạn sẽ sợ nhất khi bị nhốt ở đâu.
  • Bạn có thể đặt nhân vật chính trong một không gian hẹp như một cỗ quan tài, một hầm rượu lạnh lẽo và ẩm ướt, một bót cảnh sát bỏ hoang, một hòn đảo hoặc thị trấn không một bóng người. Cảnh nhân vật bị giam hãm trong một không gian khủng khiếp sẽ đem nỗi sợ vào câu chuyện và tạo nên không khí căng thẳng hồi hộp ngay từ đầu.

4Xây dựng các nhân vật chính khác biệt. Bạn cũng có thể mở đầu truyện kinh dị bằng cách tập trung vào việc phát triển nhân vật. Cố gắng tạo ra một hoặc vài nhân vật chính có nét riêng biệt và chi tiết. Bạn có thể phác thảo một bản tính cách của từng nhân vật để cảm nhận được lối sống của họ, hiểu họ suy nghĩ như thế nào và có thể phản ứng ra sao khi xảy ra xung đột. Cho dù không phải mọi chi tiết trong bản phác thảo đều xuất hiện trong truyện, nhưng chúng vẫn có thể tác động đến cách bạn xây dựng nhân vật và cảm nhận của người đọc về nhân vật. Một nhân vật toàn diện sẽ dễ nhận biết và đáng nhớ đối với người đọc. Hãy bắt đầu bản phác thảo bằng cách đặt các câu hỏi về những khía cạnh như:[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Tuổi tác và nghề nghiệp của nhân vật
  • Tình trạng hôn nhân hoặc mối quan hệ tình cảm của nhân vật
  • Cách nhìn nhận thế giới của nhân vật [hoài nghi, bi quan, lo âu, lạc quan, hài lòng, điềm đạm]
  • Mọi chi tiết đặc trưng hoặc độc đáo về ngoại hình của nhân vật, chẳng hạn như một kiểu tóc, một vết sẹo, hoặc phong cách ăn mặc nào đó.
  • Cách nói chuyện, tiếng địa phương hoặc ngôn ngữ của nhân vật

5Tạo cảm xúc cực độ cho nhân vật. Yếu tố kinh dị xoay quanh phản ứng của nhân vật với các tình tiết trong truyện. Bạn có thể đẩy cảm xúc của người đọc đến mức tột cùng bằng cách cho nhân vật một cảm xúc cực độ mà họ phải vật lộn xuyên suốt câu chuyện. Bàng hoàng, hoang tưởng, và kinh hãi đều là các cảm xúc mãnh liệt vốn có thể tạo động lực cho nhân vật hành động hoặc có những ý nghĩ nội tâm dữ dội.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Cho nhân vật trải qua một cú sốc khủng khiếp, chẳng hạn như cái chết của người thân hoặc mất việc làm, cũng là một cách tạo xung đột cho nhân vật. Nó có thể dẫn dắt nhân vật đi đến một quyết định mà thường thì họ sẽ không làm nếu không trải qua một cú sốc hoặc dư chấn sau một biến cố khủng khiếp.
  • Bạn cũng có thể gieo cho nhân vật một nỗi hoang tưởng hoặc cảm giác như có điều gì đó không ổn. Nó sẽ khiến nhân vật luôn ngờ vực và nhìn sự vật qua một lăng kính méo mó. Đây cũng là một cách dễ dàng để thiết lập mối quan hệ của nhân vật chính với các nhân vật khác. Sự hoang tưởng cũng khơi lên cảm giác hoang mang ở người đọc và khiến họ bắt đầu nghi ngờ về các sự việc xảy ra trong truyện.
  • Một lựa chọn khác là cho nhân vật chính một nỗi sợ hãi hoặc dự cảm về một điềm xấu sắp xảy ra. Cảm giác khiếp sợ cũng giúp tạo nên không khí căng thẳng trong truyện và cảm giác hồi hộp cho người đọc.

6Lập dàn ý cho cốt truyện. Khi đã tìm được ý tưởng cho câu chuyện, bạn nên xây dựng bộ khung của cốt truyện để có một ý niệm bao quát về hướng đi của các nhân vật. Việc phác thảo trước cấu trúc của truyện sẽ giúp câu chuyện của bạn thuyết phục hơn về lâu dài.[6] X Nguồn chuyên gia

Lucy V. Hay
Nhà văn Phỏng vấn chuyên gia.  16 July 2019. Đi tới nguồn   Bộ khung của cốt truyện có thể đóng vai trò là một bản đồ hoặc người dẫn đường trong câu chuyện, cho dù bạn có thể đi chệch ra khỏi bộ khung đó khi cảm hứng chợt đến trong lúc viết truyện.

  • Bạn có thể dùng một sơ đồ cốt truyện để lập dàn ý. Sơ đồ cốt truyện sẽ gồm sáu phần rõ rệt, tạo nên một hình tam giác với đỉnh điểm nằm trên đỉnh tam giác. Sáu phần này bao gồm: giới thiệu bối cảnh, biến cố thúc đẩy, cao trào, đỉnh điểm, thoái trào và kết thúc.
  • Bạn cũng có thể dùng phương pháp bông tuyết để lập dàn ý. Viết một câu tóm tắt cốt truyện, tiếp theo là một đoạn tóm tắt cốt truyện, cuối cùng là một bản phân cảnh truyện.

Phần 2 của 3:Phác thảo phần mở đầu thuyết phục

1Viết câu mở đầu cuốn hút và cung cấp nhiều thông tin. Câu mở đầu cần gợi lên sự hiếu kỳ ở người đọc nhưng cũng khiến người đọc tập trung vào câu chuyện. Một câu mở đầu tốt sẽ cho ngưới đọc biết câu chuyện kể về điều gì, tạo một phong cách hay góc nhìn riêng biệt, hoặc để lại một manh mối về tính cách của nhân vật.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, nếu định kể một câu chuyện về nỗi sợ băng dính gai, đặt trong bối cảnh một thế giới đen tối, bạn có thể viết câu mở đầu như sau Sara cố ngồi yên khi những gã đàn ông thắt chặt băng dính gai quanh cổ tay cô, nhắm nghiền mắt để khỏi nghe thấy những âm thanh khủng khiếp.
  • Câu mở đầu này giới thiệu nhân vật chính là Sara, đặt cô vào một hoàn cảnh khủng khiếp và khổ sở. Nó cũng gợi lên các câu hỏi trong đầu người đọc, chẳng hạn như những gã đàn ông đó là ai, và tại sao Sara lại bị bắt? Các câu hỏi này sẽ cuốn hút người đọc và khiến họ sẵn sàng giở sang trang tiếp theo.

2Mở đầu truyện bằng một bối cảnh. Cố gắng mở đầu câu chuyện trong một bối cảnh, nơi mà nhân vật hoặc các nhân vật di chuyển, tương tác hoặc làm việc gì đó. Một hành động diễn ra trong một bối cảnh ở phần mở đầu truyện sẽ ngay lập tức cuốn hút người đọc và gây sự tò mò để họ có hứng thú đọc tiếp. Nó cũng giúp người đọc tập trung và cuốn theo các tình tiết trong truyện.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Cố gắng đặt nhân vật chính trong hoàn cảnh khốn khổ hoặc nguy hiểm theo một cách nào đó để tạo nên yếu tố kinh dị ngay từ đầu truyện.
  • Ví dụ, bạn có thể mở đầu truyện bằng cảnh nhân vật chính bị mắc kẹt trong một thiết bị, tiếp theo là miêu tả cảm giác của nhân vật khi bị mắc kẹt và ý nghĩ của cô ấy khi tìm cách thoát khỏi thiết bị đó, trong khi những kẻ đặt bẫy đang cố gắng giữ cô lại.

3Đưa ra các tình tiết rùng rợn hoặc hồi hộp ngay từ đầu. Dù sao thì bạn cũng đang viết một truyện kinh dị, thế nên đừng ngần ngại đưa ra các chi tiết đáng sợ hoặc hồi hộp ngay trong đoạn mở đầu truyện. Đến đoạn cuối của phần mở đầu, người đọc cần được biết về bối cảnh và xung đột của câu chuyện. Độc giả của bạn phải có cảm giác rùng rợn hoặc sợ hãi khi đọc đến cuối trang đầu tiên của truyện, vì mục đích của bạn là khơi lên cảm xúc mãnh liệt ở người đọc.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, bạn có thể đưa vào các cảnh ghê sợ như máu me, nội tạng, chất nhầy, các mảnh óc hoặc nước bọt trong đoạn đầu tiên của truyện. Cố gắng chỉ sử dụng các hình ảnh máu me từng ít một để câu chuyện không bị sáo mòn hoặc quá quen thuộc. Như vậy, khi bạn đưa thêm một số cảnh ghê rợn thì nó sẽ có tác động mạnh hơn đối với người đọc.

4Mô tả xung đột chính. Truyện kinh dị cũng phải có một mâu thuẫn lớn mà theo một cách nào đó đã thúc đẩy nhân vật chính hành động. Xung đột chính của truyện kinh dị nên xuất hiện ngay trong vài đoạn đầu hoặc trong một hoặc hai trang đầu của cuốn truyện. Xung đột xảy ra sớm sẽ thu hút được người đọc và xây dựng kịch tính trong truyện.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, bạn có thể cho nhân vật chính đang tìm cách đuổi một hồn ma trong nhà. Đây có thể là mâu thuẫn chính mà bạn đưa ngay vào truyện. Phần còn lại của truyện sẽ kể về nỗ lực đuổi hồn ma mà không làm tổn hại người nào trong nhà của nhân vật chính.
  • Một xung đột bao trùm phổ biến khác là chủ đề về sinh tồn, trong đó nhân vật của bạn phải đối mặt với một tình huống đe doạ sự sống còn nếu họ không thoát ra được.
  • Nếu quyết định chưa tiết lộ mâu thuẫn ngay từ đầu, bạn phải có lý do thoả đáng để làm vậy. Việc giữ bí mật phải được thực hiện một cách có chủ ý và có lợi cho câu chuyện, vì người đọc có thể bị bối rối hoặc nhầm lẫn khi thiếu thông tin.

5Sử dụng câu chủ động. Bạn cũng nên cố gắng sử dụng câu chủ động thay vì bị động trong phần mở đầu truyện và suốt cả câu chuyện. Câu bị động thường gây cảm giác tẻ nhạt hoặc khô khan. Bạn cần viết những câu hấp dẫn và sinh động đối với người đọc với nhiều hành động và động lực thúc đẩy.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, thay vì mở đầu truyện bằng câu Các dải băng dán lạnh ngắt trên da của Sara khi những gã đàn ông trói cô vào ghế, nghe bị động và khó hiểu, bạn có thể viết: Sara cảm thấy các dải băng dán lạnh ngắt trên da khi những gã đàn ông ghì cô xuống ghế. Câu thứ hai là câu chủ động và đặt chủ thể của câu, Sara bên cạnh động từ cảm thấy.
  • Sử dụng câu chủ động không có nghĩa là bạn chỉ giới hạn ở ngôi thứ nhất và thời hiện tại cho góc nhìn của bạn. Bạn vẫn có thể  dùng câu chủ động trong thời quá khứ và ở ngôi thứ ba hoặc thứ hai.

6Đọc các ví dụ về phần mở đầu. Bạn có thể tìm được nhiều ý niệm hơn về cách mở đầu truyện kinh dị sao cho ấn tượng bằng cách đọc các phần mở đầu các truyện kinh dị nổi tiếng. Sử dụng các phần mở đầu này làm mẫu hoặc gợi ý cho truyện của bạn. Bạn có thể xem các ví dụ sau đây:

  • Mở đầu truyện Trái tim thú tội của Edgar Allen Poe: Phải  tôi cưc kỳ căng thẳng   cho đến giờ tôi vẫn căng thẳng cực độ; nhưng làm sao anh có thể bảo rằng tôi bị điên?[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn   Câu mở đầu cho người đọc biết ngay rằng người dẫn chuyện đang bồn chồn, hoảng sợ, thậm chí quẫn trí. Đó là một mở đầu tuyệt vời bởi nó tạo cho người đọc cảm giác thon thót lo sợ và chuẩn bị cho họ bước vào một câu chuyện không êm ả.
  • Mở đầu truyện Cô đang đi đâu, cô đã ở đâu? của Joyce Carol Oates: Tên cô bé là Connie. Cô bé mười lăm tuổi và có thói quen vừa cười khúc khích vừa nghiển cổ liếc nhanh vào gương hoặc thăm dò vẻ mặt của người khác để yên tâm là trông mình vẫn ổn.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn  Câu mở đầu tưởng như đơn giản nhưng nó làm tròn nhiệm vụ giới thiệu nhân vật chính, cho biết độ tuổi, giới tính và khắc hoạ tính cách phù phiếm và ngây thơ của nhân vật chính. Lời mở đầu này chuẩn bị cho người đọc bước vào một câu chuyện về một nhân vật có điểm yếu và dễ bị tác động từ bên ngoài.
  • Mở đầu truyện 1984 của George Orwell: Đó là một ngày tháng tư lạnh lẽo rực rỡ, chuông đồng hồ điểm mười ba tiếng.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn   Câu mở đầu trứ danh này gây ấn tượng vì nó gói gọn mọi yếu tố của truyện trong một câu. Nó đưa người đọc vào bối cảnh với hình ảnh gây bối rối, một ngày vừa rực rỡ vừa lạnh lẽo. Chuông đồng hồ gõ mười ba tiếng cũng gây một dự cảm xấu và là điềm báo về một tai hoạ sắp xảy ra.

Phần 3 của 3:Chỉnh sửa đoạn mở đầu

1Đọc to đoạn mở đầu. Sau khi viết phần mở đầu của truyện, bạn nên đọc lại thành tiếng để nghe âm thanh của nó. Chú ý xem đoạn mở đầu có cảm giác lo lắng hoặc bối rối không. Kiểm tra xem đoạn mở đầu có bao gồm cốt truyện, mô tả nhân vật, bối cảnh và giọng điệu của truyện không.

  • Bạn cũng có thể đọc to đoạn mở đầu cho một người bạn đáng tin cậy nghe để hỏi ý kiến. Hỏi xem họ có cảm thấy rùng mình, hồi hộp hoặc khiếp sợ không. Hãy sẵn sàng tiếp thu các ý kiến phê bình và phản hồi về phần mở đầu truyện, vì một góc nhìn khác có thể giúp phần mở đầu của bạn thuyết phục hơn.

2Xem lại đoạn mở đầu khi đã viết xong toàn bộ truyện. Thông thường, khi đã vượt qua đoạn mở đầu thì công việc còn lại sẽ dễ dàng hơn. Khi đã hoàn thành một cái kết vừa ý, bạn nên xem lại và chỉnh sửa phần mở đầu. Điều này giúp cho phần mở truyện vẫn khớp với phần kết truyện.[15] X Nguồn chuyên gia

Lucy V. Hay
Nhà văn Phỏng vấn chuyên gia.  16 July 2019. Đi tới nguồn

  • Bạn nên kiểm tra xem liệu phần mở truyện có hài hoà với phần còn lại của truyện không. Bạn cũng nên điều chỉnh phần mở đầu để mô tả mọi thay đổi của nhân vật hoặc bối cảnh ở phần sau của câu chuyện. Phần mở đầu của bạn phải như một khởi đầu tự nhiên đối với phần còn lại của truyện.

3Chỉnh sửa phần mở đầu để đảm bảo sự sáng sủa, giọng điệu và phong cách phù hợp. Phần mở đầu phải dễ theo dõi và không gây khó hiểu. Không có gì tệ hơn một phần mở truyện mà người đọc cảm thấy không hợp lý vì họ có thể bực bội và không muốn đọc nữa.

  • Đảm bảo giọng điệu của nhân vật trong phần mở đầu và phần còn lại của truyện phải giống nhau. Bạn cần giữ giọng điệu nhất quán cho nhân vật từ đầu đến cuối để câu chuyện được mạch lạc.

Hiển thị thêm

Chủ Đề