Cùng viết bởi Nhân viên của wikiHow Tham khảo X Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết. Bạn hãy tìm cảm hứng từ các cuốn tiểu thuyết khác hoặc từ hoàn cảnh xung quanh, những trải nghiệm trong quá khứ, các câu chuyện bạn từng nghe kể lại hoặc những sự việc mà bạn cảm thấy cuốn hút. Luôn đem theo người một cuốn sổ tay và viết ra bất cứ từ ngữ, câu chữ hoặc sự diễn đạt nào lóe lên trong óc. Suy nghĩ về thể loại của cuốn tiểu thuyết định viết. Hình dung về bối cảnh của truyện cũng như các nhân vật sẽ xuất hiện trong truyện của bạn. Nghĩ ra mâu thuẫn trung tâm và từ đó triển khai câu chuyện. Phác thảo đường nét chính của truyện và tiến hành những nghiên cứu cần thiết. Đặt ra thông lệ thường ngày mà bạn có thể thực hiện một cách đều đặn và viết bản nháp đầu tiên. Tự chỉnh sửa, chia sẻ với vài người khác và duyệt lại bản thảo cho đến khi bạn hài lòng với tác phẩm của mình! Các bướcPhần 1 của 3:Xây dựng một thế giới hư cấu1Khơi nguồn cảm hứng. Viết tiểu thuyết là một quá trình sáng tạo, và bạn sẽ không bao giờ biết được khi nào những ý tưởng hay sẽ nảy ra trong đầu mình. Đem theo người một cuốn sổ tay và bút để có thể ghi lại mọi ý tưởng chợt đến ở bất cứ nơi đâu. Có thể bạn cảm thấy hứng thú với một sự việc nào đó vào một buổi sáng trên đường đi làm hay đi học, hoặc khi đang ngồi mơ màng bên tách cà phê. Cảm hứng có thể đến bất cứ lúc nào, thế nên bạn hãy để ý quan sát và lắng nghe khi ở mọi nơi.
2Cân nhắc về thể loại truyện bạn muốn viết. Không phải mọi cuốn tiểu thuyết đều hoàn toàn nằm trong một thể loại nhất định, nhưng việc cân nhắc thể loại định viết và độc giả của bạn khi bắt đầu lên kế hoạch viết sẽ là một điều hữu ích. Bạn nên đọc tất cả các tác phẩm lớn về thể loại mà bạn đã chọn để hiểu rõ về cách sáng tác một cuốn tiểu thuyết theo những tiêu chuẩn của thể loại đó. Nếu bạn vẫn còn do dự chưa quyết định chọn thể loại nào hoặc đang phân vân với hơn một thể loại thì cũng không sao việc hiểu về phong cách và đặc điểm của tác phẩm bạn đang định viết sẽ quan trọng hơn là bám sát vào một thể loại cụ thể. Cân nhắc các lựa chọn sau:
3Cân nhắc về bối cảnh trong truyện. Một khi đã quyết định thể loại (hoặc nhiều thể loại) định viết, bạn hãy thả trí tưởng tượng bay bổng và hình dung ra bối cảnh của cuốn tiểu thuyết. Bối cảnh có thể vượt ra khỏi thành phố mà các nhân vật của bạn sinh sống; bạn có cả một vũ trụ bao la để tưởng tượng. Bối cảnh đó sẽ quyết định tâm trạng và giọng văn trong truyện, đồng thời cũng tác động đến những vấn đề mà các nhân vật của bạn sẽ đối mặt. Khi phác thảo những đặc điểm của thế giới mới sắp được tạo nên, bạn hãy suy nghĩ về những câu hỏi sau:
4Xây dựng nhân vật. Nhân vật quan trọng nhất trong truyện là nhân vật chính, được miêu tả với những nét cá tính và kiểu suy nghĩ không thể trộn lẫn. Nhân vật chính không nhất thiết phải là người được yêu thích, nhưng thường phải có sự kết nối để cuốn hút người đọc vào câu chuyện. Một trong những thú vui của độc giả khi đọc các tác phẩm hư cấu là cảm giác nhận ra bản thân mình và sống cùng với những nhân vật mà họ yêu mến.
5Hình dung ra cốt truyện. Bước này sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của cuốn tiểu thuyết. Có nhiều truyện xây dựng nhân vật rất tốt nhưng cốt truyện lại không hay. Nếu bạn không làm tốt điều này, khán giả sẽ quay lưng với truyện của bạn. Tạo ra xung đột là cách phổ biến nhất để sáng tác cốt truyện. Bất kể thuộc thể loại nào, hầu hết các tiểu thuyết đều chứa đựng sự mâu thuẫn nào đó. Tình huống căng thẳng sẽ phát triển cho đến khi xung đột đạt đến cao trào và sau đó được giải quyết. Tuy vậy, không phải mọi cuốn tiểu thuyết đều có kết thúc có hậu; điều quan trọng hơn là nó tạo động lực cho hành động của nhân vật, đem đến sự thay đổi và ý nghĩa xuyên suốt cuốn tiểu thuyết của bạn.
6Xác định người dẫn chuyện. Thông thường tiểu thuyết được kể ở ngôi thứ ba hoặc thứ nhất, mặc dù cũng có thể viết dưới ngôi thứ hai hoặc pha trộn nhiều góc nhìn khác nhau. Ngôi thứ nhất là "tôi" được kể trực tiếp từ quan điểm của một nhân vật; ngôi thứ hai, mặc dù ít phổ biến hơn, gọi người đọc là "bạn" và kể với người đọc chính xác những gì họ đang làm, và ngôi thứ ba mô tả một nhân vật hoặc một bộ nhân vật từ góc nhìn bên ngoài.
7Cân nhắc khởi đầu viết từ con số không. Sẽ rất tuyệt khi bạn bắt đầu sáng tác khi đã có sẵn trong đầu các ý tưởng về thể loại, cốt truyện, nhân vật và bối cảnh. Tuy nhiên ban đầu bạn không nên sa lầy trong những chi tiết đó khi định viết tiểu thuyết. Bạn có thể lấy cảm hứng từ những điều đơn giản một sự kiện xảy ra trong quá khứ, một đoạn hội thoại bạn nghe được ở siêu thị hoặc một câu chuyện mà bà của bạn từng kể. Như vậy cũng có thể là đủ để khơi lên hứng thú viết lách ở bạn và bắt đầu sáng tạo ra điều gì đó từ những điều mà bạn đã biết.
Phần 2 của 3:Viết nháp1Cân nhắc phác thảo những nét chính. Mỗi tiểu thuyết gia có một phương pháp khác nhau để bắt đầu một tiểu thuyết mới. Phác thảo những nét chính có thể là một cách hay để vạch ra những ý tưởng và đặt ra những mục tiêu nhỏ để bạn đạt đến trong khi hướng đến mục tiêu lớn hơn là hoàn thành toàn bộ cuốn tiểu thuyết. Nhưng nếu bạn viết một cách ngẫu hứng và chưa có trong đầu toàn bộ các chi tiết hoặc bất cứ chi tiết nào, vậy thì điều bạn nên làm là cứ để cảm hứng dẫn dắt và viết ra bất cứ điều gì bạn cảm thấy là đúng - cho đến khi bạn gặp được điều gì đó thực sự cuốn hút.
2Chọn một lịch trình làm việc có hiệu quả. Để hoàn thành bản thảo đầu tiên, bạn sẽ phải chọn thời gian và không gian đáp ứng được các mục tiêu của bạn trong công việc sáng tác. Bạn có thể viết vào những khoảng thời gian nhất định hàng ngày mỗi sáng hoặc mỗi tối, viết trong những phút ngẫu hứng hoặc viết từng đợt dài mỗi tuần ba ngày. Cho dù lịch làm việc như thế nào, bạn không thể thành công nếu chỉ viết mỗi khi có cảm hứng đó chỉ là chuyện hoang đường. Bạn sẽ phải xem việc viết lách là một công việc thực sự và trung thành với thời gian biểu một cách đều đặn cho dù có "hứng thú" hay không.
3Tiến hành nghiên cứu. Khối lượng tài liệu cần nghiên cứu sẽ tùy thuộc vào cuốn tiểu thuyết mà bạn định viết. Bạn cần phải hiểu biết, nghiên cứu và học hỏi thật nhiều trong khả năng có thể về bối cảnh của cuốn truyện sắp viết (bắt đầu với văn hóa, địa điểm và thời đại của nhân vật). Ví dụ, khi bạn viết tiểu thuyết hư cấu lịch sử với bối cảnh của cuộc chiến tranh cách mạng, tài liệu nghiên cứu sẽ phải phong phú hơn nhiều so với khi viết một cuốn tiểu thuyết về giới trẻ lấy cảm hứng từ những trải nghiệm ở trường trung học của chính bạn. Tuy nhiên, bất kể định viết tiểu thuyết loại gì, bạn vẫn nên nghiên cứu đầy đủ để đảm bảo rằng các sự kiện trong tiểu thuyết của bạn được chính xác và đáng tin hơn.
4Viết bản thảo đầu tiên. Khi đã sẵn sàng, bạn có thể ngồi xuống và bắt đầu viết bản nháp đầu tiên của cuốn tiểu thuyết. Đừng lo trau chuốt câu chữ - ngoài bạn ra sẽ không ai đọc bản nháp của bạn. Bạn có thể viết mà không cần đánh giá mình. Bản thảo đầu tiên của cuốn tiểu thuyết không cần phải thật xuất sắc nó chỉ cần được hoàn thành. Đừng ngần ngại và kìm hãm bản thân. Những phần khó khăn nhất của cuốn tiểu thuyết có thể hóa ra lại là phần hấp dẫn nhất của các bản thảo sau này.
Phần 3 của 3:Chỉnh sửa1Viết nhiều bản nháp nếu cần thiết. Có thể bạn gặp may và chỉ phải viết có ba bản nháp để hoàn thành cuốn tiểu thuyết. Có thể bạn phải viết đến hai mươi bản nháp mới có thể hài lòng với tác phẩm của mình. Điều quan trọng là đi chậm lại và suy nghĩ xem khi nào thì cuốn tiểu thuyết của bạn có thể chia sẻ với những người khác nếu bạn cho người khác đọc bản thảo của bạn quá sớm thì sự sáng tạo của bạn có thể sẽ bị bóp nghẹt. Khi đã viết nháp đủ và cảm thấy sẵn sàng, bạn có thể chuyển sang giai đoạn chỉnh sửa.
2Thực hiện phần tự chỉnh sửa. Khi đã đến thời điểm phải viết một bản thảo hoàn chỉnh của cuốn tiểu thuyết, bạn có thể bắt đầu công việc chỉnh sửa. Giờ thì bạn có thể tập trung vào việc cắt bớt các đoạn văn hoặc các câu văn không cần thiết, loại bỏ mọi cụm từ vụng về hoặc lặp đi lặp lại, hoặc chỉ cần sửa lại câu văn sao cho mượt mà. Không cần chỉnh sửa từng câu của bản nháp đầu tiên dù sao thì hầu hết các từ cũng sẽ thay đổi khi bạn hoàn thành bản thảo cuối cùng.
3Giới thiệu tác phẩm của bạn với mọi người. Đầu tiên bạn cần chọn một người mà bạn hoàn toàn tin tưởng để làm quen với cảm giác có người khác đọc tác phẩm của mình. Không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận được những phản hồi thẳng thắn từ những người yêu mến bạn và không muốn làm bạn buồn, do đó bạn nên cân nhắc thu thập thêm ý kiến bên ngoài với một hoặc nhiều cách sau:
4Cân nhắc việc xuất bản cuốn tiểu thuyết. Nhiều người lần đầu vết tiểu thuyết chỉ xem tác phẩm của mình như một kinh nghiệm để viết những truyện khác chắc tay hơn trong tương lai; tuy nhiên, nếu cảm thấy thực sự tự tin với cuốn tiểu thuyết của mình và muốn giới thiệu với một nhà xuất bản, bạn sẽ có vài cách lựa chọn. Bạn có thể tìm một nhà xuất bản truyền thống, nhà xuất bản trực tuyến hoặc tự xuất bản.
Lời khuyên
Cảnh báo
|
Bài Viết Liên Quan
Hướng dẫn lập trình game FLAPPY BIRD bằng SCRATCH
Làm game Flappy Bird bằng Scratch có khó không? Rất đơn giản. Hướng dẫn lập trình game Flappy Bird bằng Scratch dưới đây sẽ giúp bạn.ScratchScratch cho MacScratch ...
Cách thiền
9 nguyên tắc tập thiền tuyệt diệu cho những người mới họcSKĐS - 9 nguyên tắc tập thiền tuyệt diệu sau với các câu thần chú sẽ giúp bạn thực sự kiểm ...
Cách tắt nguồn khi khóa màn hình
Đăng nhậpĐăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu íchZaloNóngMớiVIDEOCHỦ ĐỀ
Hướng dẫn cài đặt rung cho giáo viên
Cách cài đặt, sử dụng Zoom cho giáo viên và học sinhTác giả: S.N/Sức Khỏe Cộng ĐồngZoom là gì? Cách cài đặt, sử dụng Zoom cho giáo viên và học sinh dạy ...
Cách trang điểm tự nhiên hàng ngày
Phần trang điểm hằng ngày không quá yêu cầu sự chau chuốt hay tỉ mỉ cho từng vùng của khuôn mặt mà thay vào đó là sự nhẹ nhàng nhưng vẫn có toát được ...
Cho 2 điện tích q1, q2 đặt cách nhau 15cm
Cho hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 15 cm trong không khí, lực tác dụng giữa chúng là F. Khi đặt chúng trong dầu thì lực này còn bằng F/2,25. Để lực tác ...
Điểm cách đều 3 cạnh của tam giác gọi là gì
Điểm cách đều ba cạnh của tam giác là:A. Giao điểm của ba đường caoB. Giao điểm của ba đường trung trựcC. Giao điểm của ba đường trung tuyếnD. Giao điểm ...
Hướng dẫn Farm trên PancakeSwap
PancakeSwap là gì? Hướng dẫn sử dụng PancakeSwap (chi tiết)Bài viết dưới đây mình sẽ giới thiệu với anh em về sàn PancakeSwap là gì và hướng dẫn chi tiết ...
Cách làm sạch tiền giấy
toi xem tren dien dan va cac trang tren mang ve van de lam sach cac vet muc,vet o,vet ban tren tien do va cac loai tien giay nhung khi thuc hien thay khong hieu qua,nhieu vet muc,vet ban van khong ...
Cách đoạn 6pt là gì
Bấm Thiết kế, rồi bấm Dãn cách Đoạn. Chọn giãn cách bạn muốn (mặc định là Mở ),và lưu ý rằng toàn bộ tài liệu của bạn sẽ xem trước khi bạn di ...
Cách chỉnh Footnote
Try-it!Footnote font, footnote font size, footnote superscript, and footnote spacing - this video will explain how to change these attributes.Change the footnote font size, and formattingTo change ...
Cách xác định chiều của cường độ từ trường
Với bài viết này Chúng Tôi muốn mang tới cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát nhất về Công thức cảm ứng từ từ đó có thể hiểu hơn về những quy luật ...
Cách cài đặt sách giáo khoa điện tử
Phần mượt sách giáo khoa điện tử miễn phí tổn AIC vày đơn vị xuất phiên bản và dạy dỗ VN mang đến ra mắt vào năm 2012. Tuy sẽ rộng 7 năm thi công nhưng ...
Cách xác định cảm ứng từ B
Với bài viết này Chúng Tôi muốn mang tới cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát nhất về Công thức cảm ứng từ từ đó có thể hiểu hơn về những quy luật ...
Cách làm giảm từ trường
Khử từ (Degaussing) là quá trình giảm hoặc loại bỏ Từ hóa dư cho một khối vật liệu hay thiết bị. Nó được đặt tên theo gauss, một đơn vị đo từ được ...
Cách tạo liên kết trong PowerPoint với Word
Khi bạn muốn tạo một nối kết động giữa nội dung tài liệu và nội dung trong bản trình bày PowerPoint, hãy chèn nội dung dưới dạng đối tượng. Không giống ...
Học cách không lo lắng
Cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyDTham khảoXBài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được ...
thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 167/2013/nđ-cp
CHÍNH PHỦ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 167/2013/NĐ-CP Hà Nội, ...