Cách vẽ bản đồ việt nam địa lí lớp 12

Có nhiều cách vẽ lược đồ Việt Nam. Dưới đây giới thiệu một trong những cách vẽ đó.

Hướng dẫn cách vẽ lược đồ Việt Nam địa lý 12 trên giấy A4 bằng lưới ô vuông

Để ghi nhớ và thực hành chính xác các bước thì các em có thể xem hình mẫu và tiến hành vẽ theo các bước tóm tắt hoặc các bước vẽ lược đồ Việt Nam chi tiết bên dưới.

Tóm tắt các bước vẽ chính khi vẽ lược đồ Việt Nam

- Vẽ một lưới ô vuông gồm 40 ô [5x8] như trong hình dưới. Mỗi chiều của ô vuông ứng với 2⁰ kinh tuyến và 2⁰ vĩ tuyến. Lưới ô vuông này thể hiện lưới kinh-vĩ tuyến từ 102⁰ Đ đến 112⁰ Đ và từ 8⁰ B đến 24⁰ B mà phần lớn  lãnh thổ nước ta nằm trong đó.

- Trên cơ sở một lược đồ Việt Nam ứng với lưới ô vuông nhu hình 3, giáo viên gợi ý cho học sinh lựa chọn một số điểm chuẩn để học sinh sáng tạo các cách vẽ bờ biển và đường biên giới đất liền tương đối chính xác. Ví dụ : Móng Cái nằm trên kinh tuyến 108⁰ Đ, Đèo Ngang có vĩ độ khoảng 18⁰ B, thành phố Đà Nẵng có vĩ độ khoảng 16⁰ B, thành phố Lào Cai và đảo Phú Quốc nằm trên kinh tuyến 104⁰ Đ…

- Sau đó học sinh sẽ vẽ các sông lớn, đảo lớn, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Điền một số địa danh quan trọng lên lược đồ như Thủ đô Hà Nội [nằm ở hai bên bờ sông Hồng và khoảng vĩ độ 21⁰B], thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Các bước vẽ lược đồ Việt Nam địa lý 12 chi tiết

Bước 1: Kẻ khung ô vuông trên giấy

Yêu cầu:

- Kẻ khung gồm khoảng 40 ô vuông trên giấy A4. [5 ô chiều ngang, 8 ô chiều dọc].

- Đánh thứ tự hàng ngang và hàng dọc. Ở hàng ngang theo thứ tự từ trái sang phải sẽ ký hiệu các chữ cái từ A đến E. Còn ở hàng dọc từ trên xuống sẽ ký hiệu các chữ số từ 1 đến 8.

  • Mỗi ô vuông tương ứng với 20 vĩ tuyến và 20 kinh tuyến.
  • Kinh tuyến từ 102 độ Đ – 112 độ Đ, vĩ tuyến trải dài từ 8 độ B – 24 độ B,

Để kẻ khung ô vuông một cách nhanh nhất, các em sử dụng thước 30cm. Lấy kích thước của ô vuông bằng chiều ngang của thước.

Bước 2: Xác định đường và điểm khống chế

  • Xác định các kinh tuyến và vĩ tuyến của từng vị trí
  • Xác định các điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc gắn liền với những tỉnh thành cụ thể:
  • Tọa độ 12°39’21″B 109°27’39″Đ [điểm cực đông] nằm ở Khánh Hòa
  • Tọa độ 22°25’49″N 102°11’3″E [điểm cực Tây] nằm ở Điện Biên
  • Tọa độ 8°34′ B, 104°40′ Đ [điểm cực Nam] nằm ở Cà Mau
  • Tọa độ 23°22’59″B – 105°20’20″Đ [điểm cực Bắc] nằm ở Hà Giang

Bước 3: Nối các điểm khống chế thành hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Nối nét liền thể hiện đường bờ biển, còn nét đứt là đường biên giới. Vẽ từng đoạn 1 đối với các điểm cực:

  • Đoạn 1: Điểm cực Tây [Điện Biên] cho tới Lào Cai
  • Đoạn 2: Từ Lào Cai cho tới điểm cực Bắc [Hà Giang]
  • Đoạn 3: Từ Lũng Cú [Hà Giang] cho tới Móng Cái [Quảng Ninh]

Tiếp tục vẽ từng đoạn nối cho đúng kinh độ và vĩ độ, nối từ đường biên giới cho đến đường bờ biển.

Bước 4: Vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Ở hai ô E4 và E8, đánh dấu tượng trưng cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bước 5: Vẽ các con sông và điền địa danh

Vẽ các con sông chính, dùng bút màu xanh để không bị nhầm lẫn với đường ranh giới. Cuối cùng điền tên các địa danh và tỉnh thành quan trọng trên bản đồ vừa vẽ. Các địa danh cần có là thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…

Bước 6: Kiểm tra và chỉnh sửa

Sau khi hoàn thành, các em hãy kiểm tra lại lần cuối xem có sai sót ở đâu không. Tiến hành tô lại những nét vẽ bị lem mờ và tẩy sạch những nét không cần thiết.

-/-

Trên đây là cách sử dụng lưới ô vuông để vẽ lược đồ Việt Nam đơn giản giúp các em cùng nhau hoàn thành giải địa lý 12 trên giấy a4 tốt nhất. Cám ơn các em đã theo dõi.

Các bạn đã sử dụng bản đồ thường xuyên trong học tập và cuộc sống. Tuy nhiên để tận tay vẽ bản đồ thì ban đầu các bạn sẽ thấy hơi khó khăn. Nhưng dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách vẽ bản đồ Việt Nam đơn giản, đẹp và nhanh chóng. Các bước vẽ như thế nào? Cùng đọc tiếp bài viết này nhé.

Bạn đang xem: Vẽ lược đồ việt nam lớp 12 trên giấy a4

Cách vẽ bản đồ Việt Nam đơn giản

Vai trò của bản đồ

Bản đồ có vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như trong học tập. Bản đồ dùng để xác định vị trí, phương hướng, khẳng định chủ quyền và định vị lãnh thổ. Trong mỗi lĩnh vực, bản đồ nhiều ứng dụng riêng của nó. 

Đối với môn học Địa lý, bản đồ là yếu tố không thể vắng mặt. Bản đồ giúp xác định các vùng, lãnh thổ. Có nhiều loại bản đồ khác nhau như: bản đồ địa hình, bản đồ lãnh thổ, bản đồ châu lục, bản đồ kinh tế, bản đồ sông ngòi, bản đồ khoáng sản… Những bản đồ này sẽ được vận dụng trong từng phần học. Khi mở bản đồ ra, các em dễ dàng đọc số liệu, thông tin trên bản đồ và trả lời câu hỏi bài tập.Trong giảng dạy, bản đồ giúp giảng viên hiện thực hóa bài giảng được rõ ràng hơn, trình bày thông tin một cách trực quan nhất. Như vậy, bản đồ thật sự cần thiết và có vị trí quan trọng.

Bản đồ hành chính Việt Nam

Những dụng cụ cần thiết để vẽ bản đồ

Trước khi bắt tay vào vẽ bản đồ Việt Nam, các em cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết để cho quá trình vẽ diễn ra thuận lợi và chính xác nhất. Đặc biệt lưu ý, vẽ bản đồ nên cố gắng chính xác nhất về các đường biên giới, sau đó là ranh giới vùng miền, địa danh. Bên cạnh đó cần một hình mẫu bản đồ để các em tiện theo dõi, đối chiếu các tọa độ, đối chiếu ranh giới đất liền, biển, đảo và đường biên giới với các nước… 

Bản đồ mẫu đối chiếu

Việc thực hiện vẽ bản đồ bắt đầu từ chuẩn bị dụng cụ, gồm các dụng cụ như sau: 

– Bản đồ được thực hiện vẽ trên giấy A4.

– Bút chì: dùng bút chì gỗ [có thể mua loại bút 2B]. Mục đích để dễ vẽ các đường uốn cong không gây gãy ngòi như chì kim.

– Thước kẻ: khoảng 30cm [hoặc 20cm], vạch rõ đơn vị mm, nên chọn thước có độ dài vừa phải để vẽ các đường được thẳng tránh bị lem.

– Gôm/tẩy: để chỉnh sửa nếu vẽ sai. 

– Ngoài ra các bạn cũng có thể chuẩn bị màu để cho bản đồ thêm thu hút và một số dụng cụ bổ trợ khác.

Các bước vẽ bản đồ Việt Nam

Bước 1: Kẻ khung ô vuông

– Khung ô vuông khoảng 40 ô có đánh dấu thứ tự hàng ngang, hàng dọc. Với chiều ngang là 5 ô chiều dọc là 8 ô. 

– Từ trái qua phải [hàng ngang] là A đến E, từ trên xuống dưới [hàng dọc] là 1 đến 8. Chiều của ô vuông tương ứng 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến.

– Trong đó, kinh tuyến là 102 độ Đ đến 112 độ Đ, vĩ tuyến là 8 độ B đến 24 độ B.

– Cách vẽ nhanh: dùng thước thẳng 30cm, mỗi ô vuông lấy bằng 3,4 cm.

Vẽ khung và xác định điểm

Bước 2: Xác định đường và điểm khống chế

– Xác định đường và điểm khống chế 

– Xác định các điểm thắt quan trọng nhất. Cách xác định là bằng các kinh tuyến, vĩ tuyến vị trí nằm trên.

Xem thêm: Kể Chuyện Theo Nhan Đề Một Lần Không Vâng Lời Ngữ Văn 6, Cho Nhan Đề Truyện: Một Lần Em Không Nghe Lời Mẹ

– Xác định các điểm cực Đông, cực Tây, cực Nam, cực Bắc gắn với địa danh cụ thể. Trong đó

+ Điểm cực Đông có tọa độ 12°39’21″B 109°27’39″Đ thuộc tỉnh Khánh Hòa

+ Điểm cực Tây có tọa độ 22°25’49″N 102°11’3″E thuộc tỉnh Điện Biên

+ Điểm cực Nam có tọa độ 8°34′ Bắc, 104°40′ Đông thuộc tỉnh Cà Mau

+ Điểm cực Bắc có tọa độ 23°22’59″B – 105°20’20″Đ thuộc tỉnh Hà Giang

– Nối các điểm đã đánh dấu lại với nhau thành hình lược đồ cơ bản. Xóa những đường nét [nháp], dưa thừa trên hình vẽ.

Bước 3: Vẽ các đường được quy định

– Nét đứt là đường biên giới, nét liền là đường bờ biển. 

– Chia nhỏ theo từng khu vực, từ trên xuống dưới, miền bắc sau đó đến miền trung, tây nguyên và miền nam.

Nối các điểm, các đường với nhau

Bước 4: Vẽ các đường đi của sông ngòi

– Vẽ các nhánh sông lớn trong bản đồ.

– Vẽ các con sông ở đây có sông Tiền và sông Hậu. Tiếp theo là con sông rất quan trọng là sông Đồng Nai. Tiếp theo là sông Cả sông Mã sông Đà, sông Hồng. Sông Đà và sông Hồng nối với nhau. Sau đó, vẽ sông Thái Bình.

– Vẽ sông Tiền sông Hậu nối với sông MeKong ở Campuchia.

Vẽ đường quy định và đường nhánh sông

Bước 5: Vẽ quần đảo 

– Vẽ quần Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam để thể hiện, khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. 

Bước 6: Vẽ ranh giới của các nước lân cận

– Bổ sung đường biên giới của các nước lân cận, đường chảy của sông lớn từ nước ngoài đổ vào Việt Nam.

Bước 7: Tẩy, xóa phần kẻ ô vuông còn dư thừa

Bước 8: Chấm điểm nổi bật các thành phố lớn, thủ đô. 

Bước 9: Tô màu nếu cần thiết.

Bước 10. Hoàn tất bản vẽ.

Như vậy với 10 bước trên đây cùng với hình ảnh minh họa đã hướng dẫn các em cách vẽ bản đồ Việt Nam nhanh nhất và đơn giản nhất. Mong rằng với hướng dẫn cụ thể này các em sẽ thực hành tốt bài vẽ tốt bản đồ Việt Nam, Địa lý 12. Chia sẻ cách vẽ này cho bạn bè, thầy cô cùng tham khảo nhé.

Video liên quan

Chủ Đề