Cách trừ thuế thu nhập cá nhân

Cập nhật: 15:1, 28/2/2021 Lượt đọc: 101147

Thuế thu nhập cá nhân và những thông tin cần nắm được

Đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân vì thuế là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước để đảm bảo các phúc lợi xã hội cho người dân. Hiểu đầy đủ về thuế là tiền đề để mỗi cá nhân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân và những thông tin cần nắm được

Đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân vì thuế là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước để đảm bảo các phúc lợi xã hội cho người dân. Hiểu đầy đủ về thuế là tiền đề để mỗi cá nhân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

1. Những hiểu biết cơ bản về thuế TNCN và nghĩa vụ đóng thuế TNCN

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ được gọi là thuế thu nhập cá nhân.

Đối tượng phải nộp thuế TNCN

Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế là những đối tượng đánh thuế TNCN, cụ thể như sau:

- Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.

- Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế TNCN?

Thuế TNCN chỉ áp dụng với cá nhân sau khi trừ các khoản giảm trừ thuế mà vẫn còn thu nhập (cụ thể: bản thân 11 triệu đồng/tháng, mỗi người phụ thuộc đăng ký giảm trừ gia cảnh 4.4 triệu đồng/tháng và các khoản đóng bảo hiểm)

2. Hướng dẫn cách tính thuế TNCN: việc tính thuế TNCN được áp dụng cho 3 đối tượng khác nhau, cụ thể như sau:

- Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên: tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần:

Thuế TNCN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế TNCN

X

Thuế suất

Cách trừ thuế thu nhập cá nhân

- Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ: khấu trừ 10% thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên (không phân biệt có mã số thuế hay không)

- Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài: tính 20% thuế TNCN.

Lưu ý rằng: thuế thu nhập cá nhân là loại thuế tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm. Thuế thu nhập cá nhân được tính tại thời điểm trả thu nhập theo Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung.

3. Các trường hợp được miễn thuế TNCN

Các khoản thu nhập không phải chịu thuế TNCN đó là:

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;

- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất;

- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất;

- Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,;

- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;

- Tiền ăn giữa ca, ăn trưa

- Phụ cấp điện thoại

- Phụ cấp trang phục

- Tiền công tác phí

- Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật (Ví dụ: Ban ngày được trả 6.000 đồng/giờ, làm thêm ban đêm được trả 10.000 đồng/giờ thì số tiền làm thêm ban đêm nhận được có 6.000 đồng phải chịu thuế TNCN, 4.000 đồng vượt trội không chịu thuế TNCN.)

- Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không chịu thuế TNCN

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm theo Thông tư 07/2005/TT-BNV

Phụ cấp đặc thù ngành nghề theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011, Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011

Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, khen thưởng theo quy định cụ thể: chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, kỷ niệm chương, huy hiệu

4. Hồ sơ đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc

4.1 Đối tượng được đăng ký người phụ thuộc:

- Con: Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, gồm:

+ Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Con đang theo học tạiViệt Namhoặcnước ngoài tại bậc họcđại học, cao đẳng, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông không có thu nhập hoặc có thu nhậpbình quân tháng không vượt quá 01 triệu đồng.

- Vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp; các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng các điều kiện sau:

Trường hợp 1: Đốivới người trong độ tuổi lao độngphải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc cóthu nhập bình quân tháng trong nămtừ tất cả các nguồn thu nhậpkhông vượt quá01 triệu đồng.

Trường hợp 2:Đốivới người ngoài độ tuổi lao độngphải không có thu nhập hoặc cóthu nhập bình quân tháng trong nămtừ tất cả các nguồn thu nhậpkhông vượt quá01 triệu đồng.

Lưu ý:Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

4.2 Thủ tục đăng ký người phụ thuộc có 2 trường hợp để đăng ký:

Trường hợp 1:Cá nhân đăng ký người phụ thuộc thông qua tổ chức trả thu nhập (doanh nghiệp)

Bước 1: Người lao động chuẩn bị hồ sơ và gửi cho doanh nghiệp

Điểm b khoản 10 Điều 7Thông tư 95/2016/TT-BTC, cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân đăng ký người phụ thuộc qua cơ quan chi trả thu nhập cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Cá nhân gửi văn bản ủy quyền (Mẫu giấy ủy quyền).

- Người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam: Giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (dưới 14 tuổi);

- Người phụ thuộc là người nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài: Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực.

Bước 2: Doanh nghiệp hoàn thiện và nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp

- Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc;

- Gửi Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc theoMẫu số 20-ĐKT-TH-TCT(trên tờ khai đánh dấu vào ô "Đăng ký thuế" và ghi đầy đủ các thông tin) qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc bằng giấy.

Trường hợp 2:Cá nhân tự đăng ký với cơ quan thuế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo điểm a khoản 10 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC, cá nhân cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền côngMẫu số 20-ĐK-TCT(trên tờ khai đánh dấu vào ô "Đăng ký thuế" và ghi đầy đủ các thông tin).

- Người phụ thuộc là người có quốc tịch Việt Nam: Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (dưới 14 tuổi);

- Người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài: Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực.

Bước 2: Nộp cho cơ quan thuế.

4.3 Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc

* Đối với con:

- Con dưới 18 tuổi, hồ sơ gồm:

+ Bản chụp Giấy khai sinh;

+ Bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).

- Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ gồm:

+ Bản chụp Giấy khai sinh;

+ Bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có);

+ Bản chụpGiấy xác nhận khuyết tật;

- Con đang theo học tại các bậc học, hồ sơ chứng minh gồm:

+ Bản chụp Giấy khai sinh;

+ Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường.

- Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như:

+ Bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi;

+ Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

* Đối với vợ hoặc chồng, hồ sơ chứng minh gồm:

- Bản chụp Chứng minh nhân dân.

- Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật...

* Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ:

Hồ sơ chứng minh gồm:

- Bản chụp Chứng minh nhân dân.

- Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật.

* Đối với các cá nhân khác:

- Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh.

- Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật.

Lưu ý: Các giấy tờ hợp pháp là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:

- Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).

(Bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng theoMẫu số 09/XN-NPT-TNCN)

- Bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu)...

- Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.

5. Những lưu ý về tờ khai thuế TNCN

Hiện tại việc đóng thuế TNCN có thể được thực hiện theo 2 cách: một là Uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân qua tổ chức trả thu nhập, hai là Quyết toán và kê khai thuế thu nhập cá nhân trực tiếp. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ về 2 trường hợp này.

Uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân qua tổ chức trả thu nhập:

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thuế trong các trường hợp sau:

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế TNCN (bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm) thì được ủy quyền quyết toán thuế TNCN tại tổ chức trả thu nhập đó đối với phần thu nhập do tổ chức đó chi trả.

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%.

Cá nhân đang làm việc theo hợp đồng trên 3 tháng ở một nơi và có thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm quá 20 triệu đồng đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê.

Hồ sơ quyết toán sẽ do cơ quan, đơn vị doanh nghiệp làm, cá nhân chỉ cần làm giấy ủy quyền theo mẫu và làm cam kết theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.

Cá nhân tự quyết toán và kê khai thuế thu nhập cá nhân trực tiếp:

- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng chưa thực hiện khấu trừ thuế thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.

- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.

- Cá nhân đang làm việc theo hợp đồng trên 3 tháng ở một nơi và có thu nhập ở nơi khác với mức bình quân trên 10tr /năm dù đã bị khấu trừ 10%.

- Cá nhân đang làm việc theo hợp đồng trên 3 tháng ở một nơi và có thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm quá 20 triệu đồng dù đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê.

- Hồ sơ quyết toán sẽ được cơ quan chi cục thuế nơi người có thu nhập chính hướng dẫn, cơ quan đơn vị chi trả sẽ cung cấp các chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân tự đi quyết toán.

TT Y tế dự phòng Quận 1