Cách trị sốt phát ban ở người lớn

Sốt phát ban ở người lớn ít phổ biến hơn so với trẻ nhỏ. Bệnh lý này là một dạng nhiễm trùng virus cấp tính, đặc trưng bởi tình trạng sốt cao đi kèm với tổn thương da, sưng hạch bạch huyết và mệt mỏi.

Sốt phát ban ở người lớn và những thông tin quan trọng cần biết

Sốt phát ban là thuật ngữ đề cập đến tình trạng nhiễm trùng cấp tính do virus. Bệnh lý này đặc trưng bởi triệu chứng sốt cao và phát ban da.

Sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xảy ra ở người lớn nếu có các điều kiện thuận lợi.

Nguyên nhân trực tiếp gây sốt phát ban ở người lớn là do virus Human herpes 6 và 7 gây ra. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể phát sinh do virus sởi, echo, rubella và adenovirus,…

Virus thường có xu hướng xâm nhập vào cơ thể trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh và không có khả năng đối kháng với các tác nhân gây hại. Ở những trẻ từng bị sốt phát ban, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus nhiễm trùng nên hiếm khi có trường hợp tái phát.

Tuy nhiên với những trường hợp chưa từng mắc bệnh, virus có thể xâm nhập và gây bệnh ngay cả khi bước vào giai đoạn trưởng thành. Virus gây sốt phát ban có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, sử dụng chung vật dụng cá nhân,…

So với trẻ nhỏ, triệu chứng của sốt phát ban ở người lớn thường có mức độ nhẹ hơn. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của người trưởng thành đã phát triển hoàn chỉnh và có khả năng bảo vệ cơ thể khi virus xâm nhập.

Sau thời gian ủ bệnh khoảng 1 – 2 tuần, các triệu chứng do sốt phát ban sẽ xuất hiện đột ngột và kéo dài trong khoảng 1 tuần.

Sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sốt phát ban ở cả người lớn và trẻ em

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt phát ban ở người lớn, bao gồm:

  • Sốt cao: Sốt là phản ứng của cơ thể khi nhiễm trùng cấp tính. Ở người bị sốt phát ban, thân nhiệt có thể dao động từ 38 – 39.5 độ C.
  • Phát ban da: Sau khoảng 3 ngày phát sinh triệu chứng sốt, bề mặt da sẽ có xu hướng hình thành các vết ban. Phát ban do bệnh lý này thường có màu hồng nhạt, bề mặt phẳng hoặc nổi cộm nhẹ so với những vùng thông thường. Triệu chứng tập trung chủ yếu ở sau lưng, bụng, cổ và tay chân.
  • Sưng hạch bạch huyết: Các hạch ở cổ và hàm có thể sưng lên do nhiễm trùng virus cấp tính. Triệu chứng này là hệ quả do hạch bạch huyết đang tạo ra kháng thể nhằm kìm hãm virus gây bệnh.
  • Các triệu chứng khác: Nhiễm trùng cấp tính có thể gây ra một số triệu chứng khác như người mệt mỏi, đau nhức, ăn không ngon, tiêu chảy, đỏ mắt, đau họng và ho.

Người lớn ít có khả năng gặp phải biến chứng của bệnh sốt phát ban. Hầu hết các triệu chứng đều có xu hướng thuyên giảm sau khi được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách.

Bị sốt phát ban do virus rubella trong thời gian thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi

Tuy nhiên sốt phát ban do virus rubella trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy nếu bệnh phát sinh khi đang mang thai, bạn cần tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Không có loại thuốc đặc hiệu đối với trường hợp nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra. Vì vậy để điều trị sốt phát ban, bạn cần nghỉ ngơi, chăm sóc tại nhà và sử dụng các loại thuốc cải thiện triệu chứng.

Phần lớn các trường hợp sốt phát ban đều được điều trị tại nhà. Với những bệnh nhân có đáp ứng tốt, triệu chứng sẽ thuyên giảm sau khoảng 3 – 7 ngày điều trị.

Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ giúp tăng cường miễn dịch và giảm các triệu chứng do sốt phát ban gây ra

Các biện pháp điều trị bệnh sốt phát ban tại nhà, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là điều cần thiết khi cơ thể bị nhiễm trùng. Nghỉ ngơi trong khoảng 2 – 3 ngày đầu có thể giúp cơ thể ổn định và hạn chế nhiễm trùng tiến triển. Bên cạnh đó, việc nghỉ ngơi tại nhà còn hạn chế được tình trạng lây nhiễm virus cho người khác.
  • Uống nhiều nước: Nhiễm trùng cấp tính thường gây sốt cao và khiến cơ thể mất nước. Thiếu hụt nước có thể làm mất cân bằng điện giải và phát sinh các triệu chứng như uể oải, mệt mỏi, đau nhức cơ,… Vì vậy trong giai đoạn điều trị, bạn cần bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày.
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh: Hệ miễn dịch có vai trò ức chế virus gây sốt phát ban. Để bệnh nhanh chóng thuyên giảm, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ngoài ra, các thành phần này còn hỗ trợ cân bằng điện giải và giảm mệt mỏi.
  • Mặc quần áo rộng rãi: Để làm giảm thân nhiệt do virus gây ra, bạn nên mặc quần áo rộng rãi. Nên ưu tiên các trang phục thoải mái, có chất liệu thấm hút nhằm giữ cơ thể thông thoáng và mát mẻ.
  • Vệ sinh thường xuyên: Một số người cho rằng khi bị sốt phát ban cần kiêng tắm và gió, tuy nhiên đây là những quan niệm sai lầm khiến bệnh trở nên nặng hơn. Khi điều trị sốt phát ban, bạn nên vệ sinh cơ thể đều đặn. Nên tắm với nước ấm để làm giảm cảm giác ớn lạnh hoặc có thể dùng khăn ẩm lau cơ thể.
  • Hạn chế làm việc trong thời gian điều trị: Làm việc khi bị nhiễm trùng có thể khiến cơ thể mệt mỏi và hệ miễn dịch suy giảm. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi để virus phát triển và gây nhiễm trùng nặng nề hơn. Vì vậy bạn nên hạn chế làm việc trong 2 – 3 ngày đầu tiên khi triệu chứng bùng phát.

Với những trường hợp sốt cao [trên 38 độ C] và nhiễm trùng không thuyên giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc hỗ trợ.

Có thể sử dụng thuốc trong trường hợp sốt cao và ho, đau họng kéo dài

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị sốt phát ban ở người lớn, như:

  • Thuốc hạ sốt [Paracetamol]: Paracetamol là thuốc hạ sốt và giảm đau nhẹ được sử dụng khá phổ biến. Trong trường hợp triệu chứng sốt không thuyên giảm khi chăm sóc tại nhà, bạn có thể dùng thuốc trong 2 – 3 ngày để cải thiện.
  • Viên ngậm giảm ho, đau họng: Virus gây nhiễm trùng có thể khiến cổ họng đau rát, sưng viêm và ho kéo dài. Để làm giảm những triệu chứng này, bạn có thể dùng các viên ngậm thảo dược nhằm làm dịu niêm mạc và loãng dịch đờm ứ đọng.
  • Thuốc chống viêm [NSAIDs]: Với những trường hợp đau nhức cơ thể, bạn có thể dùng NSAIDs để giảm đau cơ và khớp. Tuy nhiên loại thuốc này không được khuyến cáo dùng cho những người gặp các vấn đề về đường tiêu hóa.

Các loại thuốc trên chỉ được dùng trong khoảng 2 – 5 ngày. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc trong thời gian dài. Nếu có mong muốn kéo dài thời gian sử dụng, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Sốt phát ban ở người lớn thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và làm việc. Chính vì vậy bạn cần thực hiện các biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý này.

Nâng cao sức đề kháng làm biện pháp giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh sốt phát ban

Các biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh sốt phát ban ở người lớn:

  • Tránh tiếp xúc với những người đang bị sốt phát ban hoặc người đang điều trị các bệnh viêm nhiễm khác.
  • Đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời – nhất là trong thời điểm dịch bệnh bùng phát.
  • Nâng cao hệ miễn dịch và thể trạng bằng chế độ ăn khoa học và luyện tập thể thao đều đặn.

Sốt phát ban ở người lớn khá lành tính và thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên khi các dấu hiệu của bệnh phát sinh, bạn cần chủ động điều trị nhằm hạn chế tình trạng bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Tham khảo thêm: Sốt Phát Ban Ở Trẻ Em – Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Video liên quan

Chủ Đề