Cách tính cộng dồn bảo hiểm that nghiệp

Cho em hỏi là trước em làm công ty có tham gia bảo hiểm được 1 năm 7 tháng và đã hưởng 1 năm bảo hiểm thất nghiệp còn lại 7 tháng lẻ. Khi em chuyển công ty mới và tiếp tục tham gia bảo hiểm thì số 7 tháng lẻ kia có được cộng dồn vô bảo hiểm thất nghiệp mới không ạ? Em phải đóng bao lâu mới lại nhận được trợ cấp thất nghiệp? Khi hưởng trợ cấp thất nghiệp em có cần nộp cả quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong đó ghi nhận về việc em được bảo lưu 7 tháng kia không ạ? Em cám ơn!

Hỗ trợ tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi về Cộng dồn tháng lẻ bảo hiểm thất nghiệp của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, cộng dồn tháng lẻ bảo hiểm thất nghiệp có được không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 45 Luật việc làm năm 2013 quy định về việc Cộng dồn tháng lẻ bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.”

Theo quy định nêu trên thì thời gian 07 tháng lẻ bạn được bảo lưu sẽ được cộng nối khi bạn đi là và đóng bảo hiểm tại công ty mới.

Thứ hai, về thời gian đóng bảo hiểm tại công ty mới để được nhận trợ cấp thất nghiệp

Khoản 2 Điều 49 Luật việc làm năm 2013 quy định như sau:

“2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;…”

Theo đó, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn phải đảm bảo về thời gian đóng bảo hiểm như sau:

– Đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn;

– Đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động mùa vụ hoặc có thời hạn dưới 12 tháng.

Thứ ba, về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP sửa đổi tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ_CP thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cần có:

– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 03 được ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

+] Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

+] Quyết định thôi việc;

+] Quyết định sa thải;

+] Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+] Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

+] Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

– Sổ bảo hiểm xã hội đã được chốt đầy đủ quá trình đóng.

Bạn hoàn toàn không cần chuẩn bị Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của lần trước đó; vì thực chất 07 tháng lẻ đóng bảo hiểm của bạn đã được ghi nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Nếu còn vướng mắc về Cộng dồn tháng lẻ bảo hiểm thất nghiệp bạn vui lòng liên hệ Tổng đài hỗ trợ tư vấn chế độ bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

--> Cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Bởi ebh.vn - 18/04/2022

Không nhận bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? Đây là băn khoăn mà nhiều người lao động đặt ra khi đã chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Bài viết dưới đây Bảo hiểm xã hội điện tử eBH sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

Bảo hiểm thất nghiệp nếu không nhận sẽ được cộng dồn cho lần sau

1. Không nhận Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?

Trợ cấp thất nghiệp được ví như chiếc phao cứu sinh đối với rất nhiều người lao động bị mất việc. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính căn cứ vào thời gian tham gia BHTN của người lao động. Cụ thể, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

1.1 Thời gian tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp được phép cộng dồn

Căn cứ Điều 45, Luật Việc làm 2013 quy định chi tiết về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động như sau:

  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

  • Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì thời gian tính hưởng BHTN người lao động được phép cộng dồn  từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì vẫn được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho những lần hưởng tiếp theo. Nếu người lao động đã hưởng trợ cấp BHTN trước đó thì bạn vẫn sẽ được hưởng BHTN lần tiếp theo nếu bạn đã đủ điều kiện hưởng trợ cấp BHTN theo quy định như trên. Tuy nhiên, thời gian người lao động đóng BHTN được tính cho lần hưởng trợ cấp BHTN tiếp theo sẽ không tính những năm người lao động đã hưởng BHTN trước đó mà sẽ tính lại từ đầu.

1.2 Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?

Căn cứ theo quy định tại  Khoản 1, Điều 45, Luật Việc làm 2013 thì trường hợp người lao động không lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp vẫn được coi là chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp do đó thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp này vẫn được bảo lưu cộng dồn để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho những lần hưởng tiếp theo khi người lao động đủ điều kiện.

Thời gian cộng dồn tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Bên cạnh đó căn cứ Khoản 2, Điều 45, Luật Việc làm 2013 quy định:

“2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.

Sau khi lĩnh tiền trợ cấp thất nghiệp thì thời gian người lao động tham gia BHTN đã tính để nhận tiền không được cộng dồn. Thời gian đóng BHTN cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu trừ các trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trong các trường hợp sau đây:

  1. Tìm được việc làm;

  2. Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

  3. Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

  4. Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

  5. Bị tòa án tuyên bố mất tích;

  6. Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Như vậy, trong một số trường hợp đặc biệt khi dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp trước đó được cộng dồn để tính vào thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

2. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo Điều 50, Luật Việc làm 2013 Pháp luật Việt Nam quy định rõ mức, thời gian và thời điểm hưởng trợ cấp BHTN như sau:

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. 

  • Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

  • Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

Người lao động lưu ý về cách tính mức hưởng BHTN, cách tính thời gian hưởng nêu trên để có thể tự tính mức tiền nhận được và số tháng tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, bài viết trên đây Bảo hiểm xã hội điện tử đã thông tin chi tiết đến người lao động về việc bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? Trong trường hợp người lao động không nhận tiền trợ cấp thất nghiệp cũng không cần quá lo lắng sẽ bị mất đi lợi ích. Thời gian tính hưởng trợ cấp thất nghiệp này sẽ được cộng dồn cho những lần hưởng tiếp theo.

Xem thêm: 4 trường hợp được bảo lưu Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Video liên quan

Chủ Đề