Cách Tìm công thức hoá học của oxit kim loại

Các em đã biết Oxi có phản ứng với hầu hết với các kim loại, và rất nhiều phi kim như vậy sản phẩm của các chất từ phản ứng này được gọi là gì, là Oxit Axit hay Oxit Bazơ? hay là thứ gì khác.

Để giải đáp câu hỏi trên chúng ta cùng đi tìm hiểu Oxit là gì? công thức của Oxit thế nào? cách nào để gọi tên các Oxit và làm sao để phân loại các Oxit này? qua bài viết dưới đây.

I. Oxit là gì?

Bạn đang xem: Oxit là gì, công thức và cách gọi tên của Oxit, phân loại Oxit và bài tập – hoá 8 bài 26

– Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

– Ví dụ: Các hợp chất Oxit như: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2,…

II. Công thức của Oxit

– Công thức chung của Oxit là: MxOy 

– Trong đó: Gồm có kí hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu hóa học của nguyên tố M [có hóa trị n] kèm theo chỉ số x theo đúng quy tắc về hóa trị: II.y = n.x

III. Cách phân loại Oxit

– Oxit có thể được phân thành hai loại chính:

♦ Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit, ví dụ:

 – CO2: axit tương ứng là axit cacbonic H2CO3

 – SO2: axit tương ứng là axit sunfuric H2SO4

 – P2O5: axit tương ứng là axit phophoric H3PO4

♦  Oxit bazo: là oxi của kim loại và tương ứng với một bazo, ví dụ:

 – CaO: bazo tương ứng là canxi hidroxit Ca[OH]2

 – CuO: bazo tương ứng là đồng hidroxit Cu[OH]2

 – Fe2O3: bazo tương ứng là Fe[OH]3

IV. Cách gọi tên Oxit

• Công thức chung cho tên gọi của một axit là:

 Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit

– Ví dụ: K2O: kali oxit;  NO: nito oxit

• Với kim loại có nhiều hóa trị, cách gọi tên Oxit như sau:

 Tên oxit = Tên kim loại [kèm theo hóa trị] + Oxit

– Ví dụ: FeO: sắt [II] oxit; Fe2O3: sắt [III] oxit;

• Với phi kim có nhiều hóa trị:

 Tên oxit = [tiền tố chỉ số nguyên tử] Tên phi kim [tiền tố chỉ số nguyên tử] oxit

 ° Các tiền tố trong hóa học [tiếp đầu ngữ]:

 Mono: nghĩa là 1

 Đi: nghĩa là 2

 Tri: nghĩa là 3

 Tetra: nghĩa là 4

 Penta: nghĩa là 5 

 Hexa: nghĩa là 6

 Hepta: nghĩa là 7

 Octa: nghĩa là 8

 Nona: nghĩa là 9

 Deca: nghĩa là 10

– Ví dụ:

  • CO: cacbon monooxit [thường gọi đơn giản là cacbon oxit]
  • CO2: cacbon dioxit [tên thường gọi là khí cacbonic]
  • SO3: lưu huỳnh trioxit [tên thường gọi là khí sunfurơ]
  • P2O3: diphotpho trioxit
  • P2O5: diphopho pentaoxit

V. Bài tập về OXIT

Bài 1 trang 91 SGK hoá 8: Chọn từ thích hợp trong khung, điền vào ô trống trong các câu sau đây:

Nguyên tố, oxi, hợp chất, oxit, hai

Oxit là … của … nguyên tố, trong đó có một … là … Tên của oxit là tên … cộng với từ …

* Lời giải bài 1 trang 91 SGK hoá 8:

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với từ oxit.

Bài 2 trang 91 SGK hoá 8: a] Lập công thức hóa học của một loại oxit của photpho, biết rằng hóa trị của photpho là V.

b] Lập công thức hóa học của crom[III] oxit.

* Lời giải bài 2 trang 91 SGK hoá 8:

a] P có hoá trị [V] và O có hoá trị [II] nên công thức hoá học dạng: 

⇒ x.V = y.II ⇒ 

– Vậy công thức hoá học là P2O5

b] Cr có hoá trị [III] và O có hoá trị [II] nên công thức hoá học dạng:

⇒ x.III = y.II ⇒

– Vậy công thức hoá học là Cr2O3

Bài 3 trang 91 SGK hoá 8: a] Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ.

b] Nhận xét về thành phần trong công thức của các oxit đó.

c] Chỉ ra cách gọi tên mỗi oxit đó.

* Lời giải bài 3 trang 91 SGK hoá 8:

a] Hai oxit axit:

 P2O5: điphotpho pentaoxit.

 SO3: lưu huỳnh trioxit.

• Hai oxit bazơ:

 CaO: canxi oxit.

 Al2O3: nhôm oxit.

b] Thành phần của các oxit ở câu a]

– Oxit photpho P2O5 có 2 nguyên tử Photpho liên kết với 5 nguyên tử oxi.

– Oxit lưu huỳnh SO3 có 1 nguyên tử lưu huỳnh liên kết với 3 nguyên tử oxi.

– Oxit canxi CaO có 1 nguyên tử canxi liên kết với 1 nguyên tử oxi.

– Oxit nhôm Al2O3 có 2 nguyên tử nhôm liên kết với 3 nguyên tử oxi.

c] Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với oxit

– Nếu kim loại có nhiều hóa trị :

  Tên của oxit bazơ : tên kim loại [kèm theo hóa trị] + oxit.

– Nếu phi kim có nhiều hóa trị :

 Tên oxit = [tiền tố chỉ số nguyên tử] Tên phi kim [tiền tố chỉ số nguyên tử] oxit

 SO3 : lưu huỳnh tri oxit

 P2O5: điphotpho pentaoxit.

 CaO: Canxi oxit.

 Al2O3: Nhôm oxit.

Bài 4 trang 91 SGK hoá 8: Cho các oxit có công thức hóa học như sau:

a] SO2.    b] N2O5.    c] CO2.

d] Fe2O3.  e] CuO.   g] CaO.

Những chất nào thuộc nào oxit bazơ chất nào thuộc oxit axit.

* Lời giải bài 4 trang 91 SGK hoá 8:  

– Oxit axit: a], b], c].

– Oxit bazơ: d], e], g].

Bài 5 trang 91 SGK hoá 8: Có một số công thức hóa học được viết như sau: Na2O, NaO, CaCO3, Ca[OH]2, HCl, CaO, Ca2O, FeO. Hãy chỉ ra các công thức hóa học viết sai.

* Lời giải bài 5 trang 91 SGK hoá 8:

– Công thức hóa học viết sai: NaO, Ca2O

– Sửa lại: Na2O, CaO.

Hy vọng với bài viết về Oxit là gì, công thức và cách gọi tên của Oxit, phân loại Oxit và bài tập ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng nghe đến từ oxit nhưng lại rất ít người biết rõ về nó, vì oxit không được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Vậy hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem oxit là gì, một số loại oxit quan trọng và tính chất hóa học và cách gọi tên oxit nhé!

1. Định nghĩa oxit là gì?

Oxit là một hợp chất hóa học có chưa một nguyên tố là oxi

Oxit là một hợp chất hóa học có chứa hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi.

Ví dụ: Khi ta đốt cháy P trong oxi sẽ tạo thành hợp chất [P205] là một oxit.

2. Công thức tổng quát của oxit

Công thức hóa học chung của oxit là: MxOy.

Trong đó: Gồm có ký hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và ký hiệu hóa học của nguyên tố M [có hóa trị n] kèm theo chỉ số x theo đúng quy tắc về hóa trị: II.y = n.x

Oxit được phân thành 4 loại là oxit bazơ, oxit axit, oxit lưỡng tính, oxit trung tính.

2.1 Oxit bazơ

Oxit bazơ là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxi và có bazơ tương ứng. Các oxit bazơ tan được trong nước gồm các kim loại kiềm [Li, Na, K,...] và kim loại kiềm thổ [Mg, Ca, Ba,...] trừ Be.

Oxit bazơ tác dụng được với axit để tạo thành muối và nước. Một số oxit bazơ phản ứng với nước để tạo thành bazơ tan gọi là kiềm.

Ví dụ: Na2O - Xút vảy NaOH, Fe2O3 - Fe[OH]3...

2.2 Oxit axit

Oxit axit được gọi là anhidrit axit, là các oxit khi tác dụng với nước sẽ tạo ra axit, tác dụng với kiềm tạo thành muối hóa học. Oxit axit thường là oxit của phi kim ứng với một axit hoặc kim loại có hóa trị cao

Ví dụ: Mn2O7 - HMnO4, CO2 - H2CO3, P2O5 - H3PO4.

Oxit được phân thành 4 loại là oxit bazơ, oxit axit, oxit lưỡng tính, oxit trung tính

2.3 Oxit lưỡng tính

Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ: Al2O3, ZnO.

2.4 Oxit trung tính

Oxit trung tính còn được gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không phản ứng với axit, bazơ,  nước.

Ví dụ: Cacbon monoxit - CO, Nitơ monoxit - NO,...

3. Cách gọi tên của oxit

Sau khi đã tìm hiểu xong khái niệm oxit là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách gọi tên oxit này nhé. Hiện nay có rất nhiều cách gọi tên các loại oxit nhưng theo quy luật chúng ta vẫn có thể phân chia cách gọi tên của oxit như sau:

3.1 Tên của oxit = Tên nguyên tố + Oxit

Cách gọi này thường chỉ được áp dụng đối với kim loại, phi kim chỉ có một hoá trị duy nhất

Ví dụ:

K2O: Kali oxit

NO: Nitơ oxit

CaO: Canxi oxit

Al2O3: Nhôm oxit

Na2O: Natri oxit

3.2 Cách gọi tên của oxit kim loại có nhiều hóa trị

Tên của oxit = Tên kim loại [hóa trị] + oxit

Cách này được áp dụng khi gọi tên oxi mà trong hợp chất kim loại có nhiều hóa trị.

Ví dụ:

FeO là oxit được đọc tên "Sắt[II] Oxit

Fe2O3 là oxit được đọc tên "Sắt[III] Oxit

3.3 Cách gọi tên oxit phi kim có nhiều hóa trị

Tên oxit = Tiền tố thứ 1 [hay còn gọi là tiếp đầu ngữ] + Tên phi kim + Tiền tố thứ 2 [Tiếp đầu ngữ] + Oxit

Tiền tố:  - Mono: nghĩa là 1.

 - Đi : nghĩa là 2.

- Tri : nghĩa là 3

- Tetra : nghĩa là 4.

- Penta : nghĩa là 5.

Ví dụ:

SO2 : Lưu huỳnh đioxit; CO2 : Cacbon đioxit; N2O3 : Đinitơ trioxit; N2O5 : Đinitơ pentaoxit.

4. Tính chất hóa học của oxit

Tính chất hóa học của oxit

Tính chất hóa học của các loại oxit là khác nhau. Sau đây, Ghgroup.com.vn sẽ gửi đến cho các bạn tính chất hóa học của một số oxit quan trọng hiện nay.

4.1 Tính chất hóa học của oxit axit

Oxit axit tác dụng với nước: Đa số các oxit axit khi hoà tan vào nước sẽ tạo ra dung dịch axit trừ SiO2:

  • Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
  • FeO + HCl → FeCl2 + H­2O CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tan: Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tan sẽ tạo muối:

  • SO3 + CaO -> CaSO4
  • P2O5 +3Na2O -> 2Na3PO4

Oxit axit tác dụng với bazơ tan: Tuỳ vào tỷ lệ mol giữa oxit axit và bazơ phản ứng sẽ cho ra nước + muối trung hòa, muối axit hay hỗn hợp 2 muối:

- Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị I:

Tỉ lệ mol B: OA là 1:

  • NaOH +SO2 -> NaHSO3  [Phản ứng tạo muối axit]

Tỉ lệ mol B: OA là 2:

  • 2KOH +SO3 -> K2SO3 +H2O [Phản ứng tạo muối trung hoà]

– Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị II:

Tỉ lệ mol OA: B là 1:

  • CO2 +Ca[OH]2 ->CaCO3 [Phản ứng tạo muối trung hoà]

Tỉ lệ mol OA: B là 2:

  • SiO2 + Ba[OH]2 ->BaSiO3 [Phản ứng tạo muối axit]

Đối với axit có gốc axit hoá trị III:

Tỉ lệ mol B: OA là 6:

  • P2O5 +6NaOH ->2Na2HPO4 +H2O

Tỉ lệ mol B: OA là 4:

  • P2O5 +4NaOH ->2NaH2PO4 +H2O

Tỉ lệ mol B: OA là 2:

4.2 Tính chất hóa học của oxit bazơ

Oxit bazơ tác dụng với nước: Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Cụ thể là 4 oxit sau: Na2O, CaO, K2O, BaO.

Ví dụ:

  • CaO[r] + H2O → Ca[OH]2 [dd]
  • BaO[r] + H2O → Ba[OH]2 [dd]

Oxit bazơ tác dụng với axitĐa số các oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Cách viết: oxit bazơ + Axit -> muối + H2O

  • CuO[r] + 2HCl[dd] → CuCl2[dd] + H2O [lỏng]

Oxit bazơ tác dụng với oxit axit: Chỉ một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối.Thông thường đó là các oxit axit tác dụng được với nước [Na2O, CaO, K2O, BaO].

Cách viết: oxit bazơ + oxit axit -> muối

  • BaO[r] + CO2 [k] → BaCO3[r]

5. Một số dạng bài tập liên quan tới oxit

Một số dạng bài tập liên quan tới oxit thường xuất hiện nhiều trong đề kiểm tra, đề thi không chỉ ở cấp THCS mà còn cả ở cấp THPT. Vì vậy Ghgroup.com.vn xin chia sẻ cách giải một số dạng bài tập liên quan đến oxit, nhằm giúp các bạn hoàn thiện, nâng cao kiến thức để hoàn thành bài thi chính xác nhất.

5.1 Bài tập oxit axit tác dụng với bazơ

Trường hợp 1: Khi các oxit axit [CO2, SO2…] tác dụng với dung dịch kiềm [KOH, NaOH…]

CO2 + NaOH → NaHCO3        [1]

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O    [2]

Bước 1: Xét tỷ lệ mol bazơ và oxit axit, giả sử là T

- Nếu T ≤ 1: Sản phẩm thu được là muối axit tức chỉ xảy ra phản ứng [1]

- Nếu 1 < T < 2: Sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa tức xảy ra đồng thời 2 phản ứng  [1] và [2]

- Nếu T ≥ 2: Sản phẩm thu được là muối trung hòa tức chỉ xảy ra phản ứng [2].

Bước 2: Viết phương trình phản ứng và tính toán theo phương trình đó [nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình]

Bước 3: Từ phương trình hóa học kết hợp áp dụng các định luật như định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải đáp các yêu cầu đề bài đưa ra

Trường hợp 2: Khi các oxit axit [CO2, SO2…] tác dụng với dung dịch kiềm thổ [Ca[OH]2, Ba[OH]2…]

CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3 + H2O    [1]

2CO2 + Ca[OH]2 → Ca[HCO3]2    [2]

Bước 1: Xét tỉ lệ

- Nếu T ≤ 1: Sản phẩm thu được là muối trung hòa [xảy ra phản ứng [1]]

- Nếu 1 < T < 2: Sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa [xảy ra phản ứng [1] và [2]]

- Nếu T ≥ 2: Sản phẩm thu được là muối axit [xảy ra phản ứng [2]].

Bước 2 và bước 3 tương tự trường hợp 1.

5.2 Một số dạng bài tập khác

  • Bài toán về oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit

Để làm được dạng bài tập này, các em cần áp dụng theo các bước như sau:

+ Viết phương trình

+ Xác định số mol lượng chất đề bài cho sẵn

+ Từ phương trình hóa học, áp dụng thêm một số định luật khác như: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải quyết yêu cầu của đề bài.

Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là

Hướng dẫn giải chi tiết:

nMgO = 0,25 mol

MgO  +  2HCl → MgCl2 + H2O

0,25  →  0,5 mol

=> Nồng độ của dung dịch HCl là 

CM=nV=0,50,4=1,25M

  • Bài tập phản ứng giữa các oxit, nước

Ví dụ: Cho 20 gam hỗn hợp Na2O và CuO tác dụng hết với 3,36 lít SO2[đktc]. Sau phản ứng thấy thu được một chất rắn không tan. Thành phần phần trăm theo khối lượng của 2 oxit trong hỗn hợp lần lượt là:

Hướng dẫn giải chi tiết:

Phương trình phản ứng: Na2O + SO2 → Na2SO3

nNa2O = nSO2=3,36:22,4=0,15[mol]

%mNa2O=0,15.62/20x100%=46,5%

⇒ %mCuO=53,5%

[Lưu ý CuO không phản ứng được với SO2]

Trên đây là những thông tin về oxit mà Ghgroup.com.vn đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng, thông qua bài viết trên các bạn đã biết được oxit là gì? Cách gọi cũng như các tính hóa học cơ bản của oxit. Và một số dạng bài tập về oxit. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào về oxit hay bất kỳ hoá chất nào thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0916047878 - 0974.245.670 để được giải đáp nhé!

Video liên quan

Chủ Đề