Cách thức xây dụng đường giới hạn khả năng sản xuất

Đường giới hạn khả năng sản xuất [tiếng Anh: Production possibility frontier, viết tắt: PPF] là đường mô tả các tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà nó có thể sản xuất ra được khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực sẵn có.

Hình minh họa. Nguồn: Quantri

Đường giới hạn khả năng sản xuất [Production possibility frontier - Đường PPF]

Định nghĩa

Đường giới hạn khả năng sản xuất trong tiếng Anh là Production possibility frontier, viết tắt PPF. Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết các mức độ phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có.

Đặc trưng

- Giới hạn khả năng sản xuất biểu hiện quan hệ đánh đổi giữa các mặt hàng. Sản xuất mặt hàng này nhiều hơn thì sản xuất mặt hàng khác ít hơn.

- Các điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm không thể đạt được vì chúng đòi hỏi đầu tư nhiều nguồn lực hơn so với nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế.

- Các điểm nằm trong đường giới hạn là những điểm không hiệu quả và chưa tận dụng hết nguồn lực sẵn có.

Ví dụ minh họa

Bằng cách tận dụng các nguồn lực của nền kinh tế, các doanh nghiệp có thể tăng sản lượng và sản xuất ở mức nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Có thể minh họa về giới hạn khả nằng sản xuất qua ví dụ sau:

Bảng 1: Các khả năng sản xuất

Lương thực

Quần áo

Công nhân

Sản lượng

Công nhân

Sản lượng

4

25

0

0

3

22

1

9

2

18

2

17

1

10

3

24

0

0

4

30

Bảng 1 trình bày các khả năng phân phối về sản lượng lương thực và quần áo mà giả định các nền kinh tế có thể sản xuất được khi thuê tất cả 4 công nhân.

Bằng cách chuyển công nhân từ ngành này sang ngành khác nền kinh tế có thể sản xuất được một mặt hàng nhiều hơn nhưng phải chịu để sản xuất mặt hàng khác ít hơn. Đó là mối quan hệ đánh đổi giữa sản xuất quần áo và sản xuất lương thực.

Nguồn: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội

Trền hình 1.1, đường cong nối các điểm từ A tới E được gọi là đường "Giới hạn khả năng sản xuất".

Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết những điểm mà tại đó xã hội sản xuất một cách có hiệu quả. Để tăng thêm sản lượng của một mặt hàng chỉ có thể đạt được bằng cách hi sinh sản lượng của mặt hàng khác.

Các điểm, như điểm G nằm trong đường giới hạn là những điểm không hiệu quả vì ở đây xã hội bỏ phí các nguồn lực. Người ta có thể tăng thêm sản lượng của một mặt hàng mà không đòi hỏi phải cắt bớt sản lượng của mặt hàng khác.

Những điểm nằm ngoài giới hạn khả năng sản xuất, như điểm H là không thể đạt được. Hẳn là tốt hơn, nếu có thêm lương thực và quần áo, nhưng không thể thực hiện được mức độ kết hợp như vậy giữa các mặt hàng khi chỉ có một số lượng lao động nhất định.

Ý nghĩa

Sự khan hiếm nguồn lực buộc xã hội và các doanh nghiệp phải lựa chọn các điểm nằm trong hoặc trên đường giới hạn khả năng sản xuất, từ đó chấp nhận thực tế về sự khan hiếm của các nguồn lực và phải chọn các phương án phân bổ nguồn lực một cách tối ưu.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội]

Minh Lan

1. Các yếu tố sản xuất

Yếu tố sản xuất là đầu vào của quá trình sản xuất và được phân chia thành 3 nhóm:

[1]. Đất đai và tài nguyên thiên nhiên: bao gồm toàn bộ đất dùng cho canh tác, xây dựng nhà ở, đường sá,… các loại nhiên liệu, khoảng sản, cây cối,…

[2]. Lao động  Là năng lực của con người được sử dụng theo một mức độ nhất định trong quá trình sản xuất. Người ta đo lường lao động bằng thời gian của lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất.

[3] Tư bản: Là máy móc, đường sá, nhà xưởng,… được sản xuất ra rồi được sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá khác. Việc tích luỹ các hàng hoá tư bản trong nền kinh tế có một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của sản xuất.

2. Giới hạn khả năng sản xuất

Khi xem xét một nền kinh tế với số lượng các yếu tố sản xuất và trình độ công nghệ cho trước. Khi quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?, nền kinh tế phải lựa chọn xem các yếu tố hạn chế này được phân phối như thế nào  giữa rất nhiều các hàng hoá khác nhau được sản xuất ra. Để đơn giản,  giả sử rằng toàn bộ nguồn lực của nền kinh tế chỉ tập trung vào sản xuất 2 loại hàng hoá là thức ăn và quần áo. Để sử dụng hết nguồn lực của nền kinh tế, thì có thể có các cách lựa chọn tổ hợp thức ăn và quần áo trong bảng 1.1  sau đây để sản xuất.

Biểu diễn những khả năng này trên đồ thị và nối những điểm này lại ta được đường giới hạn khả năng sản xuất.

Phương án lựa chọn A là phương án toàn bộ nguồn lực chỉ sản xuất quần án, tại đây số lượng quần áo được sản xuất ra là nhiều nhất, còn thực phẩm bằng 0. Tại phương án F toàn bộ nguồn lực chỉ tập trung sản xuất lương thực và thực phẩm bằng 5 là nhiều nhất còn quần áo bằng không. Dọc theo đường cong từ phương án A đến phương án F thì quần áo giảm đi và lương thực tăng lên.

Phương án sản xuất A,B,C,D,E,F là những phương án có hiệu quả vì sử dụng hết nguồn lực, và tại đó muốn tăng một đơn vị sản phẩm đầu ra là quần áo thì phải cắt giảm đi những đơn vị sản phẩm đầu ra là lương thực. Phương án M là phương án sản xuất không có hiệu quả vì chưa sử dụng hết nguồn lực và tại M muốn tăng quần áo thì không cần phải cắt giảm lương thực vì còn nguồn lực. Phương án N là phương án không thể đạt được của nền kinh tế vì xã hội không đủ nguồn lực.

Vậy đường giới hạn khả năng sản xuất là một đường biểu diễn tập hợp tất cả các phương án sản xuất có hiệu quả; phương án sản xuất có hiệu quả là phương án mà tại đó muốn tăng một đơn vị sản phẩm đâu ra nào dó thì buộc phải cát giảm đi những đơn vị sản phẩm đầu ra khác. Trong một khoảng thời gian nhất định, mỗi một nền kinh tế có một đường giới hạn khả năng sản xuất. Khi các yếu tố sản xuất thay đổi thì đường giới hạn khả năng sản xuất cũng thay đổi theo. Nếu nguồn lực được mở rộng thì đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển sang bên phải, khi nguồn lực sản xuất bị thu hẹp lại thì đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ dịch chuyển về phía bên trái.

3. Ba vấn đề trung tâm

Tất cả các nền kinh tế quốc dân, trong mọi giai đoạn phát triển đều phải thực hiện ba chức năng cơ bản sau:

[1] Sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ nào? với số lượng bao nhiêu?

Cơ sở của chức năng này là sự khan hiếm các nguồn lực so với nhu cầu của xã hội. Nhiệm vụ chủ yếu mà của bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần phải giải quyết là giảm đến mức tối thiểu sự lãng phí trong việc sản xuất ra những sản phẩm không cần thiết, và tăng cường đến mức tối đa những sản phẩm cần thiết.

[2] Các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra như thế nào?

Việc giải quyết đúng đắn vấn đề này thông thường đồng nghĩa với việc sử dụng số lượng đầu vào ít nhất để sản xuất ra số lượng sản phẩm đầu ra nhất định.

[3] Hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra cho ai? hay sản phẩm quốc dân được phân phối thế nào cho các thành viên trong xã hội.

Ba vấn đề nêu trên là những chức năng năng mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải thực hiện, bất kể hình thức hay trình độ phát triển của nó như thế nào. Tất cả các chức năng này đều mạng tính lựa chọn, vì các nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm đều khan hiếm. Cơ sở cho sự lựa chọn này là:

– Tồn tại các cách sử dụng khác nhau các nguồn lực trong việc sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Ví dụ: Sản xuất sản phẩm dệt may cần đầu vào là [lao động ngành dệt may, máy may, vải, sợi,…]; còn sản xuất ô tô cần [lao động ngành cơ khí chế tạo, thép,…].

– Tồn tại các phương pháp khác nhau để sản xuất ra sản phẩm cụ thể. Ví dụ cũng là may mặc nhưng phương pháp thủ công khác với tự động hoá.

– Tồn tại các phương pháp khác nhau để phân phối hàng hoá và thu nhập cho các thành viên trong xã hội. Ví dụ: Tham gia sản xuất ra sản phẩm, người lao động nhận được tiền công tiền lương; doanh nghiệp nhận được lợi nhuận, Nhà nước thu được các khoản thuế. Các thành viên trong xã hội nhân được bao nhiêu là do cơ chế phân phối ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia.

Những cách thức để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản trên trong một nước cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào lịch sử, hệ tư tưởng, và chính sách kinh tế cuả Quốc gia này.

Video liên quan

Chủ Đề