Cách tạo ấn tượng đầu tiên

Mỗi lần gặp gỡ là một lần bạn được đánh giá. Và đáng tiếc là bạn không bao giờ có cơ hội lần thứ hai để gây ấn tượng đầu tiên. Do đó, hãy cố gắng tạo ấn tượng tốt ngay lần đầu tiên để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp về sau.

Gây ấn tượng tốt đẹp trong lần gặp đầu tiên quả thật rất quan trọng đối với bất kì ai, dù đang thiết lập một mối quan hệ xã giao hay đi phỏng vấn. Hãy tham khảo vài cách dưới đây để nâng cao kỹ năng của mình nhé.



1. Mỉm cười

Khi mỉm cười trong lúc trò chuyện, bạn sẽ tạo được nơi người đối diện cảm giác thân ái, cởi mở và và sẵn lòng giao tiếp.Tuy nhiên, dù là đứng hay ngồi, sẽ là khôn ngoan hơn nếu như bạn xoay người trực diện với người cùng trò chuyện. Quay lưng hoặc nhìn nghiêng chỗ khác là dấu hiệu cho thấy bạn sẵn sàng ra đi ngay khi có cơ hội, và người khác sẽ không có ấn tượng tốt về bạn. Hơi nghiêng người về phía trước là một kỹ thuật mềm mại và hữu dụng. Nó đưa ra thông điệp sau đây: Tôi rất quan tâm những điều bạn đang nói với tôi. Kỹ thuật này có thể tăng phần hữu ích, nếu như bạn muốn người đối diện nhắc lại những điều họ vừa nói xong.

Thế nhưng, sau khi đã áp dụng hết tất cả những kỹ thuật mềm dịu lẫn nụ cười thân ái rồi, mà tại sao người đối diện vẫn tỏ ra đóng băng trước bạn? Trước tiên, hãy kiểm tra lại bạn có đứng quá gần họ không? Ai cũng cần một không gian cá nhân. Hãy lui về sau, chừa một khoảng cách độ ba bước chân với họ, và duy trì giao tiếp qua ánh mắt trong lúc trò chuyện.

Cách tạo ấn tượng đầu tiên



2. Chiến thuật vuốt đuôi

Nếu chẳng còn gì để nói, hãy thử áp dụng một trong những chiến thuật dễ nhất là vuốt đuôi  tức là nhắc lại một vài từ cuối câu nói của người khác, để cho thấy là bạn đang quan tâm sát sao đến đâu. Chẳng hạn như khi có người nói với bạn: Khó khăn lắm tôi mới đến được đây. Xe của tôi bị hỏng nặng!, thì bạn có thể nhắc lại: Xe của bạn bị hỏng nặng ư?. Động tác này thường khuyến khích họ cung cấp thêm nhiều thông tin về đề tài.

Một số người  đặc biệt là những người sống tự nhiên, thoải mái  có khuynh hướng hay chạm vào người khác trong lúc trò chuyện, để chứng tỏ mối quan tâm của mình, đặc biệt là khi người khác tỏ ra buồn bã hay hoang mang. Tuy nhiên, đây có thể là một sai lầm. tiếp xúc do và chạm  ngoại trừ lần bắt tay đầu tiên mà bạn có thể là người chìa tay ra trước  nên được tránh tối đa. Chuyên gia tâm lý Gay Gooer giải thích: Va chạm vào cơ thể người khác sẽ đóng lại mọi tiếp xúc, bởi vì bạn đang xâm lấn vào không gian cá nhân của họ. Nếu họ là người sống hướng nội, nhút nhát, thì bạn có thể đã xóa bỏ hết tác động của những gì mình vừa nói với họ. Bạn có thể bị hiểu lầm theo nghĩa tiêu cực.



3. Điều chỉnh ngữ điệu

Khi trò chuyện, người ta thường có khuynh hướng cao giọng, đặc biệt là khi nóng nảy, bồn chồn, lo sợ. Không ai có thể nghe những âm thanh ấy được lâu mà không cảm thấy bực bội. để hạ giọng xuống và cải thiện ngữ điệu cũng như độ biến thiên của tình tiết, bạn hãy tập thở từ cơ hoành, hít sâu và dài hơi. Bạn sẽ bớt căng thẳng và diễn đạt tư tưởng tốt hơn.

Trong lúc người khác nói, hãy áp dụng kỹ thuật mềm dịu cuối cùng là gật đầu. Đấy không những là sự diễn đạt cởi mở, rằng bạn đang nghe, mà còn là bạn đang hiểu những gì người khác nói. Nếu vừa gật đầu vừa nhoẻn miệng cười thân ái, tức là bạn đã đồng ý! Thậm chí, bạn còn có thể dùng kỹ thuật này nếu như bạn là người đang nói. Hãy gật đầu trong lúc đặt câu hỏi: Mình nghĩ rằng điều này rất quan trọng, cậu có đồng ý không nào?. Thông thường thì người khác sẽ gật đầu theo, và mở ra kênh giao tiếp giữa hai người.

Để bảo đảm thành công khi trò chuyện,hãy nhớ tên người mình vừa tiếp xúc. Họ sẽ rất vui khi được nhớ tên, được để lại ấn tượng tốt trong bạn. Điều này thật khác hẳn với cảnh lúng túng, gãi đầu gãi tai vì không thể nhớ được cái tên cần nhớ.



Cách tạo ấn tượng đầu tiên



Ngoài việc nói và đặt câu hỏi, bạn cũngđừng quên nghệ thuật lắng nghe. Nếu có thể, hãy cố gắng hòa hợp những gì bạn đã biết về họ với những thông tin mà họ đang cung cấp. Hãy để họ hoàn tất những gì đang nói dở, đừng vội vàng lấp vào chỗ trống bằng những suy nghĩ cá nhân của mình.

Khi tham gia vào một câu chuyện diễn ra từ trước, bạn hãy cẩn thận đừng xen vào giữa họ. Hãy đứng ở ngoài vòng, hướng người đối diện về phía diễn giả đang nói. Cuối cùng, khi có một người mời gọi tham dự thì bạn hãy bước vào. Nếu đây là chuyện riêng tư, làm ăn của họ, tốt nhất là bạn không nên xâm phạm vào.

Đừng quên việc tập trung vào tình huống. Trò chuyện với người khác mà đầu óc lơ mơ, nghĩ về những chuyện xa xôi đâu đâu, thì bạn rất dễ làm họ buồn lòng, tủi thân.



4. Đúng giờ

Nên nhớ, chẳng ai hài lòng khi bạn trễ hẹn dù với bất kì lý do lý trấu gì. Hãy thu xếp đến sớm vài phút và nhớ trừ hao thời gian cho chuyện kẹt xe hay lạc đường nhé. Thà tới sớm còn hơn trễ hẹn, nhớ nhé!.

5. Tự tin và thoải mái

Nếu bạn quá căng thẳng, tự nhiên không khí của buổi gặp gỡ sẽ bị căng thẳng theo và điều đó thì chẳng tốt chút nào. Khi bạn tự tin và bình tĩnh, người đối diện cũng sẽ thấy thoải mái và bắt đầu cuộc trò chuyện một cách dễ dàng.

6. Thể hiện một cách thích hợp

Tất nhiên ngoại hình là một trong những tác nhân rất quan trọng. Ai đó mới gặp bạn lần đầu chẳng có cơ sở gì để đánh giá bạn ngoài ngoại hình cả.

Nhưng cũng không có nghĩa bạn phải ăn mặc giống như người mẫu để tấn công thị giác của đối phương (trừ khi bạn đang được mời phỏng vấn với nhà tuyển dụng người mẫu).

Chính xác là cách thể hiện bản thân mới chính là chìa khóa mở cửa thành công cho bạn. Người ta thường nói trăm nghe không bằng mắt thấy, và hiển nhiên, cách bạn thể hiện ra bên ngoài sẽ cho người ta thấy nhiều về bạn. Liệu bạn đã chuẩn bị xuất hiện một cách thích hợp?.

Bắt đầu trước với cách ăn mặc của bạn nhé! Làm sao để chọn quần áo phù hợp đây. Hẹn gặp đối tác thì mặc gì cho trang trọng? Com-lê, sơ mi hay đồ bình thường? Đoán xem người bạn sắp gặp gỡ sẽ mặc gì  nếu họ hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc hoặc quảng cảo, thì một bộ com-lê là hoàn toàn sai sách.

Nếu bạn sắp gặp gỡ đối tác làm ăn hoặc tham dự một bữa tiệc, thì thế nào là một trang phục thích hợp cũng tùy thuộc vào từng đất nước và văn hóa. Do đó, bạn phải nhớ tìm hiểu về phong tục và tập quán ở đó trước nhé.

Nên chải chuốt bản thân ra sao? Tốt nhất là bạn nên xuất hiện với vẻ ngoài sạch sẽ và gọn gàng trong các buổi gặp gỡ đối tác và sinh hoạt xã hội. Tóc tai thẳng thớm. Quần áo sạch sẽ. Trang điểm kỹ càng. Nhớ rằng trang phục của bạn phải phù hợp với bạn và giúp bạn hòa nhập tốt nhé!

Ăn mặc và chải chuốt sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong lần đầu tiên đồng thời giúp bạn thấy mình hòa hợp, tự tin và bình tĩnh. Đó sẽ là yếu tố thúc đẩy khiến bạn tạo nên ấn tượng tốt đẹp đầu tiên.



Cách tạo ấn tượng đầu tiên

7. Cởi mơi và tự tin

Có thể nói trong việc tạo ấn tượng đầu tiên,ngôn ngữ cơ thểcũng như vẻ ngoài chính là yếu tố hiệu quả hơn cả.

Hãy sử dụngngôn ngữ cơ thểđể tôn lên vẻ tự tin của bạn. Đứng thẳng, mỉm cười, mắt nhìn thẳng và bắt tay thật chặt. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn tạo ra tự tin và giúp tạo ra không khí thoải mái giữa hai người.

Hầu như mọi người đều lo lắng khi gặp gỡ ai đó lần đầu tiên, dẫn đến căng thẳng và ra mồ hôi tay. Do đó bạn cần để ý tới thái độ lo lắng của mình và điều chỉnh một chút. Kiềm chế một chút sẽ khiến bạn tự tin hơn và khiến đối phương cảm thấy dễ chịu.

8. Trò chuyện

Đối thoại là một quá trình dựa trên việc cho và nhận. Có thể bạn nên chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi cho người đối diện. Hoặc dành vài phút để tìm hiểu về người đó trước buổi gặp mặt. Ví dụ, anh ta có chơi cầu lông không? Có phải là người làm việc trong các tổ chức từ thiện của địa phương không?

Bạn có tìm ra điểm chung gì giữa mình và người đó không? Nếu có thì hãy bắt đầu từ những điểm chung đó nhé!



Cách tạo ấn tượng đầu tiên

9. Tích cực

Thái độ của bạn như thế nào, hành động của bạn sẽ như thế đó. Hãy thể hiện một thái độ tích cực bằng khuôn mặt, dù rằng đang phê bình hoặc lo lắng. Cố gắng học hỏi từ cuộc gặp và đóng góp một cách tích cực, xây dựng một thái độ lạc quan và vui vẻ. Tất nhiên nhớ phải cười nhé!.

Theo Phụ nữ

Video liên quan