Cách làm trong nước giếng khoan

Mục lục
  • Tác hại của việc sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý
  • Cách xử lý nước giếng khoan gia đình an toàn và hiệu quả
    • 1. Sử dụng hóa chất xử lý nước giếng khoan
    • 2. Xử lý nước giếng khoan bằng than hoạt tính
    • 3. Cách làm hệ thống xử lý nước giếng khoan bằng bể lọc

Hiện nay, nhiều hộ gia đình vẫn còn thói quen sử dụng nguồn nước giếng khoan với suy nghĩ nước giếng khoan trong tự nhiên và không mất chi phí. Nhưng ít ai nghĩ đến những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý. Vì thế,xử lý nước giếng khoanlà nhiệm vụ cấp thiết cần thực hiện ngay bằng cáchhiểu rõ đặc điểm, bản chất và tác hại để từ đó có phương pháp xử lý hiệu quả nhất.

Do hoạt động sinh hoạt và sản xuất đã vô hình chung khiến nguồn nước giếng khoan ngày càng ô nhiễm, nhưng không có cách xử lý rác thải hiệu quả. Vì thế nước giếng khoan thường bị nhiễm các chất độc hại, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn...

Cách làm trong nước giếng khoan

Hình ảnh nước giếng khoan chưa qua xử lý

Cách làm trong nước giếng khoan
Tham khảo cách xử lý nước bằng hóa chất pac được rất nhiều các nước tiên tiến áp dụng TẠI ĐÂY

Tác hại của việc sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý

Theo các chuyên gia, việc thường xuyên sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trong đó các chất độc tồn tại trong nước giếng ở mức độ nhẹ có thể gây di ứng da, nhiễm trùng đường ruột, gây ra bệnh tiêu chảy. Nếu tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến ung thư với các chất như:

  • Chất asen (thạch tín) sẽ gây ung thư da và phôi.
  • Thủy ngân cadimi gây tổn thương, rối loạn thần kinh và suy thận.
  • Nitrat gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh khoảng dưới 6 tháng tuổi.
  • Crom có tác động xấu đến gan, thận, cơ quan hô hấp.
  • Dùng nhiều nước nhiễm chì, gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa, phá hủy hồng cầu, yếu cơ.
  • Sunfat gây tiêu chảy, lị.
  • Xyanua gây tổn thương phổi, da, cơ quan tiêu hóa.
  • Nhôm làm gia tăng quá trình lão hóa...

Nguồn nước giếng khoan tần nông dưới 60m hay tầng sâu thường hơn 250m có ưu điểm là ít nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Nhưng có rất nhiều giếng khoan chứa chất hòa tan làm chât lượng nước không tốt cho sinh hoạt.

Cách xử lý nước giếng khoan gia đình an toàn và hiệu quả

1. Sử dụng hóa chất xử lý nước giếng khoan

Đây là cách sử dụng hóa chất xử lý nước giếng khoan bằng phèn chua để làm sạch nước. Chỉ cần sử dụng dụng cụ chứa nước, thả phèn chua vào khuấy đều, bạn cần ước lượng với lượng nước đó thì nên sử dụng bao nhiêu phèn chua là hợp lý. Sau khi qua xử lý nếu thấy nước chưa đủ độ trong thì tiếp tục cho thêm để nước trong sạch hơn.

Trong trường hợp cần sử dụng ngay, có thể làm lắng bằng cách đánh phèn, hoặt dùng keo tụ. Đây là phương pháp đơn giản song cũng chỉ xử lý được sơ bộ về mặt cơ học, các cặn bùn... còn các chất hòa tan, vi trùng hầu như không xử lý được.

2. Xử lý nước giếng khoan bằng than hoạt tính

Một trong những vật liệu lọc nước giếng khoan hay dùng nhất là than hoạt tính. Tuy nhiên với cách xử lý nước giếng khoan bằng than hoạt tính thì bạn có thể áp dụng với nguồn nước bị nhiễm phèn nhẹ, chỉ cần lọc qua một lớp than hoạt tính. Những đối với nguồn nước bị nhiễm phèn nặng thì biện pháp này lạc không mang hiệu quả.

3. Cách làm hệ thống xử lý nước giếng khoan bằng bể lọc

Cách làm trong nước giếng khoan
Hệ thống xử lý nước giếng khoan

Với hệ thống bể lọc nước giếng thì đây là phương pháp được sử dụng từ rất lâu. Có thể dễ dàng làm bể lọc nước giếng khoan chỉ với 5 lớp lọc: Lớp dưới cùng là gạch 4 lõi, lớp tiếp theo là than hoạt tính, tiếp đó là 3 lớp sỏi, cát thạch anh và lớp cát mịn giúp loại bỏ phèn cơ bản.

Nước được bơm từ các giếng khoan lên cho hệ thống giàn phun mưa rồi cho nước đi qua các lớp vật liệu lọc như cát, sỏi sạn, than...) với hai loại lọc nhanh và lọc chậm:

  • Lọc chậm: Phương pháp lọc chậm rất phổ biến ở nông thôn với việc sử dụng nhiều biện pháp lọc dân gian, phù hợp và phát huy hiệu quả cao. Với công suất đến 500m3/ngày đêm. Phương páp này áp dụng vẫn phát huy được các ưu điểm của các vùng nông thôn.
  • Lọc nhanh: Hệ thống lọc nước tinh khiết dùng cho quy mô nước tập trung lớn và cần có hỗ trợ của các công đoạn xử lý bằng hóa chất (phèn, khử trùng...), các thiết bị phục vụ cho quá trình rửa lọc, sử dụng điện năng...

Ưu điểm:

  • Nước ít bị ô nhiễm chất hữu cơ hơn nước giếng đào.
  • Công trình gọn chiếm ít diện tích đất.
  • Chi phí vận hành bảo dưỡng thấp, hầu hết các hoạt động bảo dưỡng người sử dụng có thể đảm nhiệm được.
  • Hệ thống lọc nước giếng khoan phù hợp với hộ gia đình.

Nhược điểm:

  • Chi phí xây dựng hệ thống lọc nước giếng khoan, vận hàng và bảo dưỡng cao, nếu chỉ cung cấp cho ít hộ gia đình.
  • Khi xây dựng đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật mới thực hiện được.
  • Chất lượng sau xử lý nước giếng khoan còn tuy thuộc vào từng vùng khác nhau. Nhưng nước giếng khoan thường chứa nhiều ion sắt, canxi, magie ... do đó neesuc ác chỉ số nguyên tố vượt mức quá giới hạn cho phép thì cần có bể lọc trước khi sử dụng.
Cách làm trong nước giếng khoan

Xử lý nước giếng khoan trước khi sử dụng để bảo vệ sức khỏe

Tuy nhiên hiện nay cách xử lý nước giếng khoan bằng bể lọc không còn được ưa chuộn nữa vì chi phí làm bể lọc khá cao, mà chất lượng nước sau kết quả thu được cũng chưa hoàn toàn như mong muốn.

Hiện nay, ô nhiễm môi trường nước đang diễn biến phức tạp thêm từng ngày, đặc biệt là nguồn nước giếng khoan. Chính vì vậy, nhu cầu xử lý nước giếng khoan trong xã hội là vấn đề rất lớn, cần có pương pháp để giải quyết một cách chuyên nghiệp và hiệu quả để đảm bảo nguồn nước cho sức khỏe của cả gia đình và cộng đồng.

XEM THÊM

>> Dung môi methanol là gì (CH3OH) - Ứng dụng trong công nghiệp