Cách làm hoạt hình 3D

Phim hoạt hình là một thể loại phim được nhiều người yêu thích không kể là người lớn hay trẻ em. Phim hoạt hình không phải là hình ảnh người thật đóng, mà là những nhân vật được tạo nên từ các kỹ xảo điện ảnh. Có bao giờ bạn nghĩ rằng mình có khả năng làm ra một bộ phim hoạt hình hay không? Điều này là hoàn toàn có thể nếu như bạn thực hiện 8 bước cơ bản sau đây.

8 bước đơn giản làm phim hoạt hình 3D cho người mới bắt đầu

Bước 1: Storyboard

Storyboard là kịch bản của phim, được trình bày qua bản vẽ đây là giai đoạn phát triển ý tưởng ra thành một câu chuyện [story] và cũng là bước quan trọng nhất trong thiết kế đồ họa cho phim hoạt hình. Từ câu chuyện ấy, họa sĩ sẽ triển khai thành các bản vẽ để xem xét mạch câu chuyện như thế nào [storyboard]. Sau khi hoàn tất, các storyboard này sẽ được lồng ghép lại thành một bộ phim [rough editing] để xem sự hợp lý của bộ phim.

Storyboard là kịch bản của phim là bước đầu bạn cần làm

Bước 2: Dựng Layout

Layout là quá trình tạo ra các vật thể đơn giản, sau bước này, bạn sẽ thiết lập camera để làm một đoạn phim và trình bày ý tưởng sao cho mọi người trong đoàn phim có thể hình dung và biết được triển khai như thế nào. Đây là giai đoạn khá quan trọng nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn sau.
Bước 3: Modeling
Làm sao để nhân vật hoạt hình có thể chuyển động là nhờ bước này, các nhân vật này phải được dựng lại trong không gian 3 chiều trên máy tính dựa vào bản phác thảo, công việc này gọi là modelling. Chúng ta cần một họa sĩ modelling cần phải nhìn bản phác thảo và tưởng tượng ra được nhân vật đó ở trong thực tế như thế nào để có thể tạo khối một cách chính xác.

Modelling là bước để nhân vật hoạt hình có thể chuyển động

Bước 4: Texturing

Sau khi tạo được các nhân vật bạn cần phải tô màu và tạo chất liệu cho các vật thể sống động hơn bước này được gọi là Texturing. Bước này đòi hỏi sự sáng tạo của bạn ở mức cao, bạn sẽ phải hình dung nhân vật có da màu gì, mắt màu gì, rồi mũi miệng, quần áo ra sao. Cố gắng tạo nhân vật gần giống như những chất liệu thật.

Bước 5: Rigging

Sau khi đã có nhân vật với các hình dạng khác nhau bạn cần tạo các nhân vật 3D này có thể cử động và diễn xuất như người, đấy là việc tạo xương cho nhân vật. Khi gắn xương bạn thêm các nút điều khiển cho nhân vật, như vậy sẽ giúp cho animators điều khiển vật thể 3D chuyển động theo ý họ mong muốn.

Rigging tạo các nhân vật 3D  có thể cử động và diễn xuất như người

Bước 6: Animation

Sau khi các vật thể 3D được hoàn tất về hình dáng, kích cỡ, màu sắc muốn nhân vật di chuyển một cách sống động nhất bạn phải thực hiện công đoạn animation sẽ giúp các vật thể này chuyển động sống động hơn.

Bước 7: VFX

VFX là công đoạn mà chúng ta tiến hành thêm các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh vào trong thiết kế đồ họa 3D. Các VFX artists sẽ sử dụng các kỹ thuật được phát triển bởi nhóm đồ họa và áp dụng vào các cảnh phim, như khói, bụi, nước, và các vụ nổ,

Bước 8: Lighting và rendering

Ánh sáng và màu sắc là yếu tố vô cùng quan trọng trong nhiếp ảnh và rất cần để tạo nên phim hoạt hình 3D. Đây là công đoạn cuối cùng sau khi các cảnh đã có đầy đủ vật thể 3D với chất liệu, màu sắc, animation và VFX. Người chịu trách nhiệm chiếu sáng cần xác định tính chất ánh sáng, cường độ ánh sáng và cách ánh sáng tương tác với các chất liệu khác nhau. Giai đoạn này, các cảnh sẽ được thêm ánh sáng [lighting] và xuất ra các hình ảnh cuối cùng cho khâu Post Production.

Ánh sáng là yếu tố quan trọng tạo nên sự sống động cho nhân vật hoạt hình và tình huống của phim

Tuy nhiên để có một bộ phim 3D sống động, bạn cần thực hành nhiều và biết tất cả các thủ thuật vừa kể trên, biết cách xử lý cũng như sáng tạo các nhân vật một cách khéo léo. Đó là lý do mà việc nắm trọn những công cụ dựng hình cũng như bước đầu dựng nên những vật thể đơn giản theo thiết kế 2D với Cẩm nang dựng hình 3D với Autodesk Maya và các khóa học Edit video được xem là yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công tạo nên những sản phẩm hoàn thiện của riêng mình.

Bật mí khóa học "Cẩm nang dựng hình 3D với Autodesk Maya"

Khóa học "Cẩm nang dựng hình 3D với Autodesk Maya" là câu trả lời cho những ai cảm thấy 3D Maya khó học, muốn tìm hiểu dựng hình 3D trong Maya từ cơ bản đến nâng cao.

Khóa học "Cẩm nang dựng hình 3D với Autodesk Maya"

Kết thúc khóa học bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn một cách tỉ mỉ, bài bản công cụ 3D bằng tiếng Việt, nắm được cách làm quen giao diện Autodesk Maya, thanh menu HotBox, các tính năng cơ bản của vật thể, dựng nhân vật 3D...

XEM CHI TIẾT KHÓA HỌC

Như vậy với 8 bước cơ bản, bạn đã có thể xây dựng được bộ phim hoạt hình 3D. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ phần nào nắm được kiến thức của phần mềm Autodesk maya.

Ngoài ra đừng bỏ lỡ cơ hội học Photoshop cùng chuyên gia Huy Quần Hoa trong các khoá học siêu hấp dẫn khác ngay trên Unica để trang bị thêm cho mình kiến thức về tính năng chỉnh sửa ảnh trên photoshop để có thể tạo lên những thước phim đẹp đúng chuẩn nhé!

Chúc bạn thành công!

>> Gợi ý top 3 phần mềm làm phim hoạt hình phổ biến mà bạn không nên bỏ qua

>> 6 phần mềm làm video hoạt hình 2D thông dụng

>> Bật mí 3 khóa học làm phim hoạt hình quảng cáo chất lượng trên UNICA


Tags: Dựng phimLàm phim hoạt hình

Chủ Đề