Cách làm giảm độ viễn thị

Viễn thịlà mộttật khúc xạ ở mắtthường gặp ở những người lớn tuổi. Cùng với sự tiến bộ của ngành y học. Các phương pháp điều trị bệnh viễn thị ngày càng đa dạng và hiện đại hơn. Chúng tôi xin cung cấp cho bác một số thông tin hữu ích như sau:

Nội dung bài viết

  • 1. Điều trị viễn thị
  • 2. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viễn thị:

1. Điều trị viễn thị

Có nhiều lựa chọn để điều trị viễn thị, bạn có thể đeo kính hoặc phẫu thuật khúc xạ bằng laser. Dựa vào độ viễn, tuổi tác, yếu tố công việc và các yếu tố khác. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định cách điều trị tốt nhất cho viễn thị của bạn.

1.1 Viễn thị ở trẻ em

Thường không cần điều trị vì mắt của trẻ lúc này khá linh hoạt và tật này sẽ được cải thiện dần dần theo thời gian. Trẻ cần được khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện. Nhằm làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị (cận thị hóa viễn thị).

Xem thêm: Viễn thị: Các thông tin cần biết.

1.2 Viễn thị ở người lớn

1.2.1 Mắt kính

  • Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng là phương pháp phổ biến nhất điều trị chứng viễn thị. Không giống như các phương pháp khác. Mắt kính không cần thủ tục xâm lấn và có thể điều chỉnh hoàn toàn viễn thị nếu bạn thay đổi mắt kính theo toa.
  • Mắt kính thường danh cho trẻ em và thanh thiếu niên. Vì các lỗi khúc xạ có xu hướng thay đổi thường xuyên trước khi trưởng thành.

1.2.2 Phẫu thuật LASIK

  • Là phương pháp phổ biến nhất để điều trị viễn thị. Đầu tiên, bác sĩ tạo một vạt mỏng trên bề mặt giác mạc. Sau đó, mô giác mạc vi được thay đổi bằng laser excimer.
  • Cuối cùng, nắp giác mạc được đậy lại và phẫu thuật hoàn tất. Có nhiều ưu điểm của phẫu thuật LASIK. Như thời gian chữa bệnh ngắn, tỷ lệ thành công cao và ít biến chứng hơn các loại phẫu thuật khác.
  • Phẫu thuật LASIK đôi khi có các tác dụng phụ như khô mắt, lóa mắt khi nhìn vào ánh sáng ban đêm. Mặc dù LASIK là một phương pháp điều trị chứng viễn thị hiệu quả cho nhiều người. Nhưng một số người không thể phẫu thuật như phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, hoặc những người có giác mạc mỏng.

1.2.3 PRK

  • Một phương pháp điều trị chứng viễn thị hiệu quả khác là PRK. Giống như LASIK, PRK sử dụng laser để thay đổi hình dạng giác mạc. Không giống như LASIK, bác sĩ không tạo ra một vạt giác mạc.
  • Thay vào đó, các tế bào biểu mô ở lớp ngoài cùng của giác mạc được lấy ra bằng dung dịch cồn. Vì không có giác mạc trong khi hồi phục nên thời gian chữa bệnh với PRK lâu hơn. Nhưng đây là một lựa chọn tốt cho những người không thể phẫu thuật LASIK do giác mạc mỏng.

1.2.4 Femto LASIK

  • Là một biến thể của LASIK. Trong phương pháp Femto LASIK vạt giác mạc được tạo bằng tia laser femtosecond. Vì thể mỏng và chính xác hơn nhiều. Laser sau đó được áp dụng để tái tạo lại giác mạc.
  • Các mô giác mạc có thể được điều trị theo cách này trong khi giữ được các đặc tính bảo vệ của nắp giác mạc. Trong một số trường hợp hiếm hoi. Các tế bào biểu mô có thể không đủ để thay thế khiến thời gian phục hồi kéo dài hơn.

1.2.5 Epi  LASIK

  • Tương tự như LASEK. Epi  LASIK là một loại phẫu thuật khúc xạ mới. Nắp đậy biểu mô được tạo ra bằng một lưỡi siêu tốt, thay vì dung dịch rượu. Với Epi  LASIK, biến chứng các tế bào trở nên không ổn định có thể được giảm thiểu.
  • Theo các chuyên gia, phương pháp điều trị chứng viễn thị này phù hợp cho những người có giác mạc mỏng cũng như những người có độ phóng xạ cao.

1.2.6 ReLEx SMILE

Là phương pháp tiên tiến nhất trong phẫu thuật chữa tật khúc xạ. Phương pháp này hoàn toàn sử dụng tia laser visumax giúp hạn chế tối đa biến chứng sau phẫu thuật.

Ngoài ra, còn có phương pháp phẫu thuật mới là SmartSurfACE, phương pháp này được mệnh danh là phẫu thuật mắt mà không cần chạm vào mắt.

Cách làm giảm độ viễn thị
Phương pháp phẫu thuật SmartSurfACE, phù hợp với những người có giác mạc mỏng.

1.3 Các rủi ro có thể gặp phải khi phẫu thuật mắt

  • Điều chỉnh thị lực quá mức dẫn đến mắt cũng không nhìn thấy như bình thường.
  • Gây khô mắt, nên có thể dùng các chai nước rửa mắt đi kèm theo.
  • Nhiễm trùng, hoặc ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong mắt.

2. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viễn thị:

Tật ở mắt là một bệnh có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi và bất kỳ người nào chỉ là sớm hoặc muộn. Nhưng chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi thói quen hợp lý như sau:

2.1 Thói quen sinh hoạt:

  • Nên cho mắt nghĩ ngơi 5 phút sau mỗi 2 tiếng làm việc.
  • Không nên để mắt làm việc khuya trong không gian tối tăm
  • Đeo mắt kính viễn thị để cải thiện tầm nhìn mắt.
  • Kiểm tra mắt định kỳ ít nhất 1 lần/ năm để tầm soát cácbệnh về mắt và biết rõ tình trạng thị lực của mắt.
  • Nắm rõ các dấu hiệu của viễn thị để có những phát hiện kịp thời và cần đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám nếu nghĩ ngờ mắc bệnh.
  • Không để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Nên đeo kính râm khi đi ra ngoài vào trời nắng để chặn tia UV bức xạ đến mắt.
Cách làm giảm độ viễn thị
Đeo kính râm cũng là một cách để bảo vệ mắt
  • Có lối sống lành mạnh: không hút thuốc và siêng năng tập luyện thể dục cho mắt để giúp mắt điều tiết tốt.
  • Lựa chọn ánh sáng tốt: nên làm việc, học tập, đọc sách báo ở những nơicó đủ ánh sáng và chọn loại ánh sáng gần gũi với mắt người như ánh sáng mặt trời.

2.2 Thói quen ăn uống:

  • Cung cấp các loại dưỡng chất có thành phần tốt cho mắt như vitamin A, C, omega 3, beta carotene. Các chất dinh dưỡng này sẽ làm đôi mắt sáng khỏe, ngăn chặn tình trạng thoái hóa điểm vàng.
  • Cần kiểm soát các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp vì chúng có thể gây biến chứng cho tầm nhìn của mắt.

Bài viết này YouMed cung cấp cho bạn một vài thông tin về các phương pháp điều trị cũng như các cách phòng ngừa tật viễn thị hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc hay muốn tìm hiểu sâu hơn thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan:

>>>Đỏ mắt do đâu? Có thực sự nguy hiểm?
>>>Đau mắt hột: Triệu chứng  Nguyên nhân  Điều trị
>>>Top 5 bệnh viện, phòng khám mắt tốt và uy tín trên địa bàn TPHCM