Cách làm bánh đúc Huế

Bánh trái                                                                      Bánh đúc xứ Huế                                                                  18/12/2020 7:07:28 CH

  • Bánh đúc mật  ăn lấy lộc đầu năm                                          Huế có hai loại bánh đúc: Bánh đúc mắm nêm và Bánh đúc mật. Đây không phải là món ngon riêng có của Huế, nhưng cái hay là hương vị Bánh đúc xứ Huế không trộn lẫn với vùng miền nào khác.

bánh đúc mật xứ Huế

Bánh đúc xứ Huế

Dân dã, thơm ngon, độc đáo

Huế có hai loại bánh đúc: Bánh đúc mắm nêm và Bánh đúc mật. Đây không phải là món ngon riêng có của Huế, nhưng cái hay là hương vị Bánh đúc xứ Huế không trộn lẫn với vùng miền nào khác.

Sự khác nhau của hai loại bánh đúc này đơn giản ở màu sắc và nước chấm. Bánh đúc mắm nêm có màu trắng, ăn với mắm nêm ớt càng cay càng ngon, được bán quanh năm ở các ngôi chợ của Huế; còn Bánh đúc mật có màu xanh lá, ăn với nước mật ngọt đậm đà và chỉ bán vào những ngày đầu Xuân năm mới.

Nếu có dịp đến Huế, du khách đừng quên bỏ qua món Bánh đúc trong hành trình khám phá ẩm thực Cố đô nhé!

Nguyên liệu

Nguyên liệu chính: bột gạo, nước vôi trong, lá bồn bồn [đối với bánh đúc mật]

Nước chấm:

Đối với bánh đúc mắm nêm: mắm nêm, ớt, tỏi, bột ngọt.

Đối với bánh đúc mật: mật mía, chanh.

Chế biến

Bước 1: Hoà tan bột gạo với nước lã, lóng một ít nước trong của vôi [vôi ăn trầu] pha thêm vào, ngâm trong khoảng một giờ. Nghệ thuật ngâm bột với nước vôi là để bánh được giòn sẽ ngon hơn mà không độc hại gì, nếu không ngâm với vôi thì pha vào bột một ít hàn the, bánh cũng sẽ giòn nhưng hàn the thì ăn không tốt cho sức khoẻ.

Ở bước này, nếu để làm bánh đúc mật, người ta sẽ giã nhuyễn lá dứa và lá bòng bòng [bồn bồn], vắt lấy nước cốt rồi hoà tan trong bột, khi hấp chín sẽ có một màu xanh lục đẹp mắt và mùi thơm thoang thoảng của đồng quê.

Bước 2: Bắc hỗn hợp đã ngâm lên bếp và dáo bột cho đến khi đặc sệt thì tắt bếp.

Bước 3: Chuẩn bị 1 cái khay có lót sẵn lá chuối, lau sạch bề mặt rồi thoa chút dầu ăn lên bề mặt lá để bột khỏi dính vào lá, sau đó đổ bột ra, dùng đôi đũa cả gạt cho mặt bột phẳng lì, láng lẩy, rồi đem vào xửng hấp.

Bước 4: Bánh sau khi được hấp chín, mang ra đặt trên trẹt hoặc mâm đồng để nguội là hoàn thành.

Bước 5: Cắt bánh ra thành từng miếng vừa ăn và thưởng thức.

Bước 6: Pha nước chấm

Đối với món bánh đúc mật, dùng một ít mật mía để nấu chính, sau đó vắt chanh vào để tạo độ ngọt thanh và sệt cho nước chấm rất đặc biệt.

Còn với bánh đúc mắm nêm, nước chấm là tổng hòa của một ít mắm nêm [mắm cá nục], một ít dầu/mỡ, một ít ớt, tỏi, đường, bột ngọt và cuối cùng rắc thêm ít đậu phộng rang vàng giã nhuyễn. Mới nghe thôi cũng đủ dậy mùi thơm muốn hít hà rồi.

Thưởng thức

Bánh đúc mắm nêm dân dã dai dai, giòn giòn, ăn cùng nước chấm, thi thoảng vướng mùi vôi quyện hòa hương vị đồng quê trong từng miếng bánh.

Để thưởng thức đúng điệu món ăn này, khi chấm mật người ta không dùng thìa hoặc đũa như khi ăn một số loại bánh khác mà dùng dao tre để quết mật lên bánh để ăn, rất kiểu cách Cố đô. Đây cũng là một trong những thức quà của tuổi thơ biết bao thế hệ người dân xứ Huế.

Bánh đúc mật màu xanh được cắt từng miếng vừa ăn rất khéo, được gói lại trong miếng lá chuối tươi và kèm thêm hộp mật vàng bên cạnh, trông vừa quê cảnh, giản dị mà thanh sạch đến vô cùng.

Lần dở từng lớp lá chuối tươi rồi nhẩn nha quẹt một miếng mật quết lên bánh đúc mà ăn, có vị ngọt thanh, nhẹ nhàng rất riêng, rất lạ. Chợt nhớ câu ca xưa Thèm ăn một miếng đúc mật/Thương người chật vật giữ nét Huế xưa.

Địa chỉ gợi ý  Chợ An Cựu Chợ Đông Ba Chợ Bến Ngự 214 Phan Châu Trinh, thành phố Huế

  • Bài tổng hợp và trình bày: Khám Phá Huế
  • Ghi rõ nguồn Khám phá Huế khi trích dẫn lại thông tin bài viết này.                                                                                                                                                             [Bản in]

Video liên quan

Chủ Đề