Cách kiểm tra các bản cập nhật hiện đang có cho máy tính của bạn

Việc cập nhật Windows 10 giúp người dùng có trải nghiệm ngày một tuyệt vời hơn. Tuy nhiên nhiều người thường không để ý đến lịch sử cập nhật này. Trong khi nó giúp bạn kiểm tra sự thay đổi và sửa chữa lỗi của phiên bản trước như thế nào. Vậy muốn xem lại toàn bộ lịch sử cập nhật Windows 10 phải làm như thế nào?

Để trả lời cho thắc mắc có liên quan của người dùng bạn hãy xem nội dung dưới đây nhé. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm chi tiết nhất.

Tại sao cần xem lại lịch sử update trên Win 10

Hiện tại, nhiều bạn sử dụng máy tính với hệ điều hành Windows 10 nhưng không biết phiên bản hiện tại của mình là bao nhiêu? Hay không biết chức năng nào được cập nhật hay fix lỗi đã gặp phải trong phiên bản trước đó? Vậy đó, việc xem lại lịch sử update Win 10 cũng rất quan trọng lắm chứ. Tại sao chúng ta cần phải xem lại lịch sử cập nhật, cùng theo dõi.

  • Theo dõi và kiểm soát hệ điều hành sử dụng tốt hơn.
  • Tìm kiếm và phát hiện được những sửa chữa hay thay đổi lỗi qua từng phiên bản.
  • Tìm kiếm và phát hiện được tính năng đã loại bỏ, tính năng mới thêm vào thuận tiện cho việc sử dụng.
  • Tìm ra phiên bản hoàn hảo nhất phục vụ cho quá trình làm việc của bạn.

Việc theo dõi cập nhật Win 10 mới nhất sẽ mang đến cho người dùng kiểm soát hệ điều hành đang sử dụng & quản lý tốt hơn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về cách thực hiện nó, hãy cùng Blog Chăm Chỉ điểm lại những thông tin dưới đây nhé. 

Xem lại toàn bộ lịch sử cập nhật Windows 10 bằng Settings

Xem lại toàn bộ lịch sử cập nhật Windows 10 bằng Settings là cách làm khá phổ biến. Hãy thực hiện kiểm tra thông qua các bước:

  • Nhấn vào biểu tượng windowstrên thanh menu Start dưới góc trái màn hình => Settings.
  • Tìm và chọn Update & Security => Chọn Windows Update.
  • Chọn View Update history => Màn hình hiển thị danh sách lịch sử các bản cập nhật. Tại đây bạn có thể kiểm tra thời gian cài đặt từng bản cập nhật cụ thể.

Qúa đơn giản đúng không nào cả nhà? Nếu có bước nào hướng dẫn không hiểu thì để lại bình luận để được Blog Chăm Chỉ hỗ trợ.

Cách kiểm tra các bản cập nhật hiện đang có cho máy tính của bạn
Xem lại toàn bộ lịch sử cập nhật Windows 10 bằng Settings

Một số bản cập nhật Windows không được liệt kê tại Windows Update. Trong trường hợp này chúng ta kiểm tra bằng Control Panel. Các bước thực hiện được tiến hành như sau:

  • Đầu tiên, anh em cần vào Control Panel (nhấn tổ hợp phím “Windows + Q” để hiển thị khung tìm kiếm rồi gõ “Control Panel”)
  • Tiếp theo,  bạn tìm và chọn Programs.
  • Trên màn hình hiển thị tiếp tục tìm và chọn Programs and Features => Chọn View Installed Updates

Thao tác đến đây màn hình hiển thị lịch sử Update Win 10. Chúng ta có thể tìm kiếm bản cập nhật bằng cách nhập nội dung và thanh tìm kiếm. Sau đó chỉ cần nhấn đúp chuột vào link cập nhật tương ứng để kiểm tra. Tại đây bạn có thể xem phiên bản cập nhật có có những thông tin và ghi chú cụ thể gì.

Cách kiểm tra các bản cập nhật hiện đang có cho máy tính của bạn
Xem lịch sử Update Win 10 thông qua Control Panel

Sử dụng PowerShell giúp bạn kiểm tra được lịch sử cập nhật Windows 10. Những người là Admin hệ thống thường sử dụng phương pháp này. Nó cho phép Admin kiểm tra cài đặt bản cập nhật Windows trên máy tính cụ thể.

Kiểm tra lịch sử cập nhật Win 10 bằng PowerShell được thực hiện như sau:

  • Nhấn chuột phải vào biểu tượng “windows” trên thanh menu Start dưới góc trái màn hình => Chọn Windows PowerShell (Admin).
  • Trên màn hình hiển thị gõ Get-Hotfix => Chọn Enter.

Sau đây bạn sẽ thấy danh sách cách bản cập nhật kèm theo thời gian cụ thể. Bạn có thể sử dụng tìm kiếm để xem lại bản cài đặt mà mình cần nhé. Ví dụ: Sử dụng số KB để xem bản cập nhật bằng cách gõ lệnh Get-Hotfix KBxxxxxxx => kết quả tìm kiếm là bản KBxxxxxxx đã được cài đặt hoặc chưa cài đặt.

Cách kiểm tra các bản cập nhật hiện đang có cho máy tính của bạn
Kiểm tra lịch sử cập nhật Win 10 bằng Windows PowerShell

Một trong những cách xem lại toàn bộ lịch sử cập nhật Windows 10 là thông qua Command Prompt. Cách hữu ích này được thực hiện như sau:

  • Nhấn tổ hợp phím “Windows + Q” để hiển thị khung tìm kiếm => Trong search nhấn cmd => Nhấn “Enter”.
  • Tiếp tục mở với quyền Admin Command Prompt => Gõ lệnh systeminfo.exe => Chọn Enter.
  • Tìm danh sách cập nhật Windows trong phần Hotfix(s) trên máy tính.

Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý, những thông tin trên lịch sử cập nhật được cung cấp bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Bạn có thể tự đọc dịch hoặc sử dụng tính năng dịch khác để tìm hiểu ý nghĩa của nó.

Cách kiểm tra các bản cập nhật hiện đang có cho máy tính của bạn
Làm sao để xem lịch sử update windows 10 qua Command Prompt

Nếu bạn muốn xem lại toàn bộ lịch sử cập nhật Windows 10 thì những cách trên đây sẽ giúp bạn. Sẽ không khó để thực hiện các bước đúng không? Nếu có bất cứ thắc mắc nào có liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. Chúc các bạn thành công.

Bạn là người sử dụng máy tính lâu năm ? nhưng liệu bạn đã thực sự nắm rõ thông tin phiên bản Windows mà bạn đang sử dụng không ?

Làm thế nào để kiểm tra phiên bản Windows hiện tại của bạn là Win mấy (có lẽ cái này dễ, chỉ cần nhìn vào giao diện là biết 😀 ). Tuy nhiên, có lẽ là nhiều bạn sẽ không biết được phiên bản Windows đó có Version bao nhiêu, Build bao nhiêu đúng không ?

OK, nếu bạn đang đặt ra những câu hỏi bên trên thì đây chính là bài viết dành cho bạn đó. Bài viết này có lẽ đối với nhiều bạn là những kiến thức rất cơ bản, tuy nhiên mình vẫn sẽ chia sẻ tại đây để những bạn mới làm quen với máy tính, đang tìm tòi về máy tính có thể nắm được.

OK ! Chúng ta cùng bắt đầu thôi nào…

1. Lệnh kiểm tra phiên bản hệ điều hành Windows đang dùng 

Trong bài hướng dẫn  này mình hướng dẫn trên hệ điều hành Windows 10, các hệ điều hành Windows khác bạn làm hoàn toàn tương tự.

Bạn sử dụng tổ hợp phím Windows + S => sau đó gõ lệnh winver vào thanh tìm kiếm và nhấn phím Enter.

Cách kiểm tra các bản cập nhật hiện đang có cho máy tính của bạn

Hoặc bạn có thể mở bằng cách khác, cách này áp dụng cho mọi phiên bản Windows và mình cũng khuyến bạn nên dùng cách này cho nhanh 😀

Thực hiện: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R trên bàn phím để mở hộp thoại Run => Sau đó gõ lệnh winver vào thanh tìm kiếm => sau đó nhấn phím Enter hoặc nhấn chuột vào nút OK là xong.

Cách kiểm tra các bản cập nhật hiện đang có cho máy tính của bạn

Và đây, thông tin về phiên bản Windows 10 mà bạn đang sử dụng sẽ hiện ra rất chi tiết và rõ ràng. Như hình bên dưới là mình đang sử dụng:

  • Hệ điều hành Windows 10.
  • Version hiện tại: 1803
  • Build: 17134.191

Cách kiểm tra các bản cập nhật hiện đang có cho máy tính của bạn

2. Kiểm tra thông tin phiên bản Windows thông qua Windows Settings

Áp dụng cho Windows 10

+ Bước 1 : Bạn nhấp chuột vào nút Start ở góc dưới cùng bên trái => nhấn vào icon Settings, hoặc gõ từ khóa setting vào thanh tìm kiếm => và chọn Setting.

Hoặc có một cách đơn giản để mở Windows Setting đó là bạn nhấn tổ hợp phím Windows + I cho nhanh nhé.

Cách kiểm tra các bản cập nhật hiện đang có cho máy tính của bạn

+ Bước 2: Cửa sổ Setting sẽ hiện ra => bạn hãy nhấp chuột vào System.

Cách kiểm tra các bản cập nhật hiện đang có cho máy tính của bạn

Cuối cùng là nhấn chọn vào About.

Cách kiểm tra các bản cập nhật hiện đang có cho máy tính của bạn

Và đây, toàn bộ thông tin về phiên bản Windows 10 mà bạn đang sử dụng cũng sẽ hiện ra. Bao gồm Tên, Phiên bản, Ngày cài đặt và Số hiệu bản Build.

THÊM: Các phiên bản của Windows 10 cho tới thời điểm mình viết bài này (tháng 8 năm 2018)

Đọc thêm: 

Tên các phiên bản phát hành của Windows 10 có sử dụng 4 chữ số tương ứng với thời điểm mà nó được phát hành. Ví dụ phiên bản 1507 được phát hành lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2015.

1. Phiên bản 1507: Windows 10 phiên bản 1507, có tên mã là “Threshold 1″, là bản phát hành đầu tiên của Windows 10.

2. Phiên bản 1511 (November Update): Bản cập nhật Windows 10 tháng 11 hoặc Windows 10 phiên bản 1511, có tên mã là ” Threshold 2″, là bản cập nhật lớn đầu tiên cho Windows 10 và phiên bản thứ hai của hệ điều hành.

3. Phiên bản 1607 (Anniversary Update): Windows 10 Anniversary Update, hoặc Windows 10 phiên bản 1607, có tên mã là “Redstone 1”, là bản cập nhật lớn thứ hai cho Windows 10 và bản cập nhật đầu tiên trong một loạt các bản cập nhật theo tên mã Redstone.

4. Phiên bản 1703 (Creators Update): Bản cập nhật Windows 10 người sáng tạo hoặc Windows 10 phiên bản 1703, có tên mã là “Redstone 2”, là bản cập nhật lớn thứ ba cho Windows 10 và bản cập nhật thứ hai trong một loạt các bản cập nhật theo tên mã Redstone.

5. Phiên bản 1709 (Fall Creators Update): Windows 10 Fall Creators Update, hoặc Windows 10 phiên bản 1709, có tên mã là “Redstone 3”, là bản cập nhật lớn thứ tư cho Windows 10 và thứ ba trong một loạt các bản cập nhật theo tên mã Redstone.

6. Phiên bản 1803 (April 2018 Update): Cập nhật Windows 10 tháng 4 năm 2018 hoặc Windows 10 phiên bản 1803 có tên mã là “Redstone 4”, là bản cập nhật lớn thứ năm cho Windows 10 và thứ tư trong một loạt các bản cập nhật theo tên mã Redstone.

7. Phiên bản 1809 (October 2018 Update): Bản cập nhật Windows 10 tháng 10 năm 2018, hoặc Windows 10 phiên bản 1809, có tên mã là “Redstone 5”, là bản cập nhật lớn thứ sáu cho Windows 10 và thứ năm trong một loạt các bản cập nhật theo tên mã Redstone. Bản xem trước sẽ có sẵn cho công chúng vào tháng 10 năm 2018.

8. Phiên bản 1903 Windows 10 phiên bản 1903, có tên mã là “19H1”, là bản cập nhật lớn thứ 7 cho Windows 10 và là phiên bản đầu tiên sử dụng nhiều tên mã mô tả hơn (bao gồm năm và thứ tự được phát hành) có lợi cho tên mã “Redstone”. Phiên bản 1903 sẽ có sẵn cho người tiêu dùng công khai vào đầu năm 2019.

Tips: Nếu như bạn muốn trải nghiệm các phiên bản Windows 10 một cách sớm nhất thì bạn có thể đọc bài viết này của Admin nhé: Nhận bản cập nhật Win sớm nhất bằng cách đăng ký Windows Insider

Lời kết

OK, như vậy là mình vừa hướng dẫn cho các bạn 2 cách đơn giản nhất để kiểm tra thông tin phiên bản Windows hiện tại của bạn rồi nhé. Qua bài viết này thì bạn có thể kiểm tra Version của Windows hoặc Build của Windows một cách cực kỳ đơn giản rồi nhé.

Một kiến thức rất cơ bản nhưng mình nghĩ là cần thiết cho tất cả mọi người đang sử dụng máy tính. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Chúc các bạn thành công !

CTV: Phan Minh Sang – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !