Cách khắc phục xe máy để lâu không nổ

Do sự khác biệt về cấu tạo, động cơ sử dụng nên giữa nguyên nhân xe đề khó nổ ở xe máy xăng và xe máy điện không giống nhau, cụ thể: 

1.1. Xe máy điện

Đối với xe máy điện, người dùng không cần đề để khởi động xe, mà chỉ cần mở khóa là xe đã sẵn sàng hoạt động. Tuy nhiên ở một số dòng xe máy điện có tính an toàn cao như các mẫu xe mới nhất của VinFast thì người dùng cần tắt chức năng “Parking” để xe khởi động.

Do vậy, khi xe không khởi động được hoặc xe không lên nguồn có thể bởi 2 nguyên nhân sau:

  • Lỗi pin: Xe máy điện để lâu ngày không sử dụng đến có thể bị cạn kiệt pin, chết hoặc hỏng pin làm cho xe mở không lên nguồn, không thể khởi động.
  • Lỗi bộ điều khiển động cơ: Bộ điều khiển động cơ ECU trên các dòng xe máy điện thế hệ mới hầu như điều khiển tất cả các tính năng cơ bản của xe. Vì vậy, khi bộ phận này gặp trục trặc xe có thể khó hoặc không khởi động được.

1.2. Xe máy xăng

  • Lâu ngày không sử dụng khiến ắc quy hỏng, chết: Xe máy xăng lâu ngày không sử dụng sẽ thấy tiếng đề xe yếu, có cảm giác âm thanh khởi động xe lịm dần. Điều này chủ yếu do bình ắc quy hết điện hoặc yếu điện.
  • Thời tiết lạnh: Nguyên nhân xe máy khó nổ vào những buổi sáng thời tiết lạnh là do xảy ra hiện tượng ngưng tụ xăng trong ống dẫn, điều này khiến cho lượng xăng đưa vào buồng đốt không đủ. Với những xe không sử dụng sau một thời gian dài, chất lượng xăng có thể giảm do cặn xăng đọng lại trong bộ chế hòa khí, hoặc do xăng bay hơi. 
  • Do bugi hỏng: Khi nhấn nút đề trên xe, nếu gặp hiện tượng xe hơi rung nhưng vẫn không nổ máy thì rất có thể bugi đánh lửa của xe bị hỏng. Bugi xuống cấp hoặc bị ướt sẽ làm mất khả năng đánh lửa, từ đó xe không thể khởi động được.
  • Dầu đặc: Đây cũng là hiện tượng dễ xảy ra khi thời tiết lạnh. Dầu nhớt quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng "nặng máy", làm cho các chi tiết máy bị rít.

>> Tham khảo thêm: 7 nguyên nhân xe máy chạy yếu và cách khắc phục

2. Cách xử lý xe máy đề khó nổ đơn giản nhất

2.1. Xe máy điện

  • Kiểm tra pin, ắc quy: Khi xe máy điện không lên nguồn hoặc không khởi động được, việc đầu tiên cần làm đó là kiểm tra tình trạng pin, ắc quy của xe. Nếu pin, ắc quy hết điện thì người dùng chỉ cần sạc điện và tiến hành khởi động lại. Nhưng nếu pin, ắc quy bị lỗi, hư hỏng thì nên liên hệ trung tâm bảo hành xe để được hỗ trợ.
  • Kiểm tra hệ thống dây điện: Nếu nguyên nhân không xuất phát từ pin, người dùng cần kiểm tra hệ thống dây điện của xe xem có bị đứt, lỏng dây không. Khi phát hiện hệ thống dây điện có vấn đề bạn cũng không nên tự ý sửa chữa mà hãy mang xe đến trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp, uy tín. 

Đối với xe máy điện VinFast, người dùng có thể kiểm tra trên ứng dụng thông minh E-scooter để chủ động biết được xe đang gặp sự cố gì lỗi pin hay lỗi bộ điều khiển động cơ. Khi gặp những trục trặc này, người dùng nên mang xe đến showroom, đại lý ủy quyền của VinFast để kiểm tra, sửa chữa và thay thế chính hãng nếu cần. 

2.2. Xe máy xăng

  • Với trường hợp xe máy khó nổ khi để lâu, thời tiết lạnh: 
    • Đối với xe số: Người dùng nên tắt máy, kéo le gió và sử dụng cần đạp để khởi động khoảng 5 lần kết hợp với vặn tay ga ở 1/4 vòng ga.
    • Đối với xe tay ga: Khi khởi động xe nên để 3-5 giật cho hệ thống bơm xăng điện tử hoạt động, nạp xăng vào vòi bơm. Khi thấy đèn engine tắt thì tắt chìa khóa. Lặp lại các bước này từ 3-5 lần sau đó mới nhấn nút khởi động xe.
  • Kiểm tra bugi: Nếu nguyên nhân xuất phát từ bugi, người dùng cần vệ sinh hoặc thay thế bugi mới.
  • Trường hợp do ắc quy: Người dùng cần tắt chìa khóa và để xe nghỉ 3-5 phút. Một số trường hợp xe có thể khởi động lại được khi ắc quy hồi điện. Tuy nhiên nếu xe không khởi động được, người dùng cần kích điện cho ắc quy hoặc tháo ắc quy ra để sạc. Nếu ắc quy hết hạn, cần thay thế ắc quy mới.

Xe máy đề khó nổ là tình trạng khá phổ biến. Với sự cố này tốt nhất người dùng nên mang xe đến các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để được kiểm tra và xử lý. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng xe khó khởi động, người dùng nên thực hiện đúng lịch bảo dưỡng xe máy điện định kỳ mà nhà sản xuất khuyến cáo, với xe máy xăng cũng vậy. 

Lan Anh Chuyên viên truyền thông

Mục   Xe máy điện

01.09.2021

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên trong thời gian qua, nhiều địa phương đã phải áp dụng lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ để kiểm soạt dịch bệnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu đi lại và sử dụng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô… của người dân giảm đi. Có nhiều gia đình chia sẻ, họ để xe máy cả tháng nay không đi tới.

Tuy nhiên, điều này vô tình đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến cơ chế hoạt động và các chi tiết của xe, đặc biệt là phần máy. Và tình trạng mà nhiều người gặp phải là chiếc xe máy của mình không thể khởi động lại.

Anh Nguyễn Trung Hiếu – thợ sửa xe máy lâu năm ở Hà Nội cho biết, xe máy cũng như ô tô, mọi thứ đều cần phải được chăm sóc, bảo dưỡng và hoạt động thường xuyên thì mới bền và ổn định.

Để xe hoạt động ổn định, bạn cần thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng đúng định kỳ.

Vì vậy, dù đi hay không đi tới thì bạn cũng phải thường xuyên kiểm tra, khởi động xe và bảo dưỡng định kỳ giúp xe có được tình trạng ổn định. Còn trong trường hợp không may, xe không thể khởi động được sau nhiều ngày không đi thì chúng ta hãy bình tĩnh và tìm cách khắc phục.

Cụ thể, theo anh Hiếu chia sẻ, những xe để lâu ngày không thể khởi động được thường là do xăng lắng đọng trong kim phun hoặc chế hòa khí, buồng đốt động cơ không có đủ không khí, bơm xăng bị hụt, hết ắc-quy… Thường thì bộ chế hòa khí chiếm đến 80% nguyên nhân gây ra hiện tượng này và chủ yếu là ở các loại xe sử dụng bộ chế hòa khí cũ. Đối với các dòng xe đời mới sử dụng bộ phun xăng điện tử thì ít bị tình trạng này hơn.

Vậy để khắc phục tình trạng này thì anh Đào Anh Tuấn – kỹ thuật viên của một đại lý xe Honda [Hà Nội] cho biết, nếu xe bạn là xe số, sử dụng chế hòa khí và có cần đạp thì chỉ cần kiểm tra các công tắc đèn, xi nhan đều tắt hết, nhằm tiết kiệm điện cho ắc quy khi khởi động.

Sau đó để chìa khóa ở vị trí tắt [off], kéo cần gạt gió [air gió hoặc le gió] sang trái hết cỡ rồi đạp cần khởi động khoảng 5 - 10 lần giúp đưa thêm không khí vào buồng đốt vừa khuấy dầu bôi trơn lắng dưới các-te bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ.

Cần gạt gió [le gió] thường nằm phía dưới bên trái tay lái xe máy. [Ảnh: KT]

Sau khi đã đạp khởi động như vậy, chúng ta bắt đầu đóng cần gạt gió lại và mở chìa khóa điện rồi đạp khởi động là tốt nhất hoặc đề nổ. Nếu vẫn khó nổ, bạn có thể mở cần gạt gió và khởi động để tạo hỗn hợp hòa khí [không khí và nhiên liệu] có tỷ lệ xăng nhiều hơn, giúp động cơ dễ khởi động hơn.

Còn đối với những mẫu xe tay ga sử dụng kim phun xăng điện tử chỉ còn cách là đạp cần khởi động thay vì đề. Dựng chân chống giữa lên rồi hãy đạp khởi động, vì nếu bạn để chân chống nghiêng sẽ có nguy cơ bị mất kiểm soát khi xe nổ được máy.

Còn đối với những mẫu xe ga không có cần đạp khởi động thì bạn hãy bật chìa khóa điện lên và đợi đèn check engine bật sáng rồi tắt [đây là lúc xăng được bơm vào kim phun trước khi khởi động]. Mọi người nên thực hiện thao tác này vài lần rồi hãy đề để đảm bảo hiệu quả hơn.

Lưu ý, khi đề nổ hay đạp nổ chúng ta chỉ vặn ga vừa phải để xăng xuống vừa đủ. Nhiều người không biết, cứ vặn kịch ga, xăng xuống nhiều lại gây hiện tượng ngộp xăng và càng khó nổ hơn. Đồng thời, thời gian tối đa cho mỗi lần đề là 2 giây và giữa 2 lần đề liên tiếp là 10 giây, nếu bạn giữ đề lâu sẽ có thể gây chập củ đề và hỏng ắc quy.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả hơn cho việc khởi động xe thì chúng ta có thể xả xăng cũ và cặn trong bộ chế hòa khí trước khi khởi động.

Xả xăng cũ và cặn trong bộ chế hòa khí trước khi khởi động. [Ảnh: KT]

Cụ thể, ở bình xăng con có một cái khóa, gạt nó về vị trí off [khóa]. Khóa xăng để đảm bảo xăng từ bình xăng lớn không tiếp tục chảy xuống bình xăng con nữa. Sau đó chúng ta dùng tuốc-nơ-vít vặn ốc xả xăng trên bình xăng con ra [ốc này nằm ở vị trí thấp nhất]. Mục đích của tháo xăng sẽ giúp loại bỏ xăng thừa, bị cặn ra khỏi bình xăng con. Sau đó mở lại khóa để xăng mới có chất lượng tốt hơn từ bình lớn chảy xuống bình xăng con.

Trong trường hợp thử các cách trên thì ta có thể kiểm tra bu-gi và ắc-quy. Vì để lâu, bu-gi bị ẩm ướt cũng sẽ khiến xe khó khởi động; và ắc quy bị yếu hay hết điện cũng không thể khởi động.

Cách kiểm tra đơn giản nhất để xem ắc-quy có bị yếu hay không là qua đèn, còi xe… Nếu trường hợp xe bị yếu hay hết ắc-quy thì chúng ta có thể mượn bộ sạc để tự sạc hoặc mượn tạm một chiếc bình ắc-quy của xe khác có cùng dòng điện lắp vào xe của mình đề nổ. Sau khi nổ được máy hãy tháo bình ắc-quy mượn ra và lắp lại bình cũ của mình để nạp điện trong lúc xe nổ máy.

Kiểm tra ắc-quy. [Ảnh: KT]

Tuy nhiên, theo anh Đào Tuấn Anh - kỹ thuật viên của một đại lý xe Honda [Hà Nội], sau khi đã khởi động được xe, thì bạn nên để xe hoạt động không tải một lúc rồi hãy đi để giúp các chi tiết máy được bôi trơn và làm nóng. Sau đó, khi có điều kiện, thời gian chúng ta cũng nên đem xe đi kiểm tra và bảo dưỡng tại các cửa hàng để đảm bảo mọi bộ phận, chi tiết hoạt động ở tình trạng tốt nhất.

Ngoài ra, trong trường hợp bạn phải để xe lâu ngày không sử dụng, thì kỹ thuật viên Tuấn Anh khuyên mọi người hãy đổ đầy xăng trước khi cất xe để tránh không khí, hơi ẩm làm gỉ sét bình xăng. Khóa xăng lại để tránh xăng không chảy vào bộ chế hòa khí. Bạn cũng có thể xả xăng trong bộ chế hòa khí ra để tránh bị cặn sau này.

Đồng thời bạn nên kiểm tra đã tắt hết các công tắc điện – đèn, xi nhan…, và nên nổ máy xe 1 lần/tuần, rồi cho xe hoạt động một lúc để các chi tiết được bôi trơn và ngăn đóng cặn, rỉ sét. Nếu cẩn thận hơn, mọi người cũng có thể tháo bình ắc quy và cất đi khi nào sử dụng trở lại thì lắp vào./.

Video liên quan

Chủ Đề