Cách hỏi lương khi phỏng vấn

1. Gợi ý cách trả lời cho câu hỏi mức lương mong muốn

Mặc dù là một chủ đề khá “nhạy cảm”, nhưng những câu hỏi về lương luôn xuất hiện trong hầu hết các buổi phỏng vấn hiện nay. Mục đích của nhà tuyển dụng chỉ đơn giản là đánh giá thái độ với công việc và cân nhắc về ngân sách dự kiến để chi trả cho ứng viên trúng tuyển. Vì thế, khi nhà tuyển dụng hỏi mức lương mong muốn, bạn có thể áp dụng một vài cách xử lý như sau:

1.1. Kế “hoãn binh”

“Trước khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi vừa rồi, tôi mong muốn chúng ta có thể trao đổi thêm về vị trí ứng tuyển. Tôi muốn được biết về trách nhiệm với công việc, cơ hội thăng tiến, những người sẽ cộng tác cùng với mình trong quá trình làm việc. Ngoài ra, phúc lợi của quý công ty với công việc cũng là điều tôi rất quan tâm”.

1.2. Đề nghị được thỏa thuận

“Tôi rất vui khi được cùng quý công ty thảo luận về vấn đề này. Tôi mong muốn chúng ta sẽ thống nhất một mức lương phù hợp với cả đôi bên.”

Cách hỏi lương khi phỏng vấn
Đưa ra cơ hội đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng

1.3. Thăm dò phạm vi mức lương của công ty

“Những gì tôi kỳ vọng ở vị trí công việc này là mức thu nhập trong khoảng 12 – 15 triệu/tháng. Tôi hy vọng rằng đây là con số hợp lý mà quý công ty có thể chi trả cho những đóng góp của tôi.”

1.4. Chứng minh giá trị bản thân

“Với những kinh nghiệm và kỹ năng mà mình có, tôi hy vọng sẽ nhận được một số tiền phù hợp với tiêu chuẩn chung của ngành dành cho những người đảm nhận vị trí công việc này. “

1.5. Đưa ra tiêu chuẩn cho mức lương

“Tôi từng đảm nhận vị trí lập trình viên ở công ty XX và nhận được mức lương là 15 triệu/tháng. Theo những gì tôi tìm hiểu, mức lương trung bình của vị trí này hiện nay thường rơi vào khoảng 12 – 15 triệu. Đây cũng là mức lương tương xứng với 2 năm kinh nghiệm trong nghề của tôi.”

Cách hỏi lương khi phỏng vấn
Khẳng định giá trị bản thân thông qua mức lương bạn nhận được cho cùng vị trí ở công ty cũ

1.6. Nhường câu trả lời cho nhà tuyển dụng

“Mục đích ứng tuyển vào vị trí lập trình viên tại quý công ty của tôi là để thử sức mình với một môi trường mới và học hỏi thêm kinh nghiệm quý báu cho mình. Nếu được lựa chọn, tôi sẽ cố gắng hết sức mình để mang lại giá trị lợi ích cho quý công ty và xứng đáng với mức lương được nhận.”

Deal lương là bước cuối cùng và rất quan trọng trong quy trình tuyển dụng. Bởi nó ảnh hưởng đến quyền lợi của chính bạn trong thời gian làm việc tại công ty trong tương lai. Vì vậy nếu bạn muốn chuẩn bị thật tốt cho buổi deal lương thì hãy tham khảo bài viết này nhé!

Cách hỏi lương khi phỏng vấn

Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đề cập một con số chính xác, thì bạn nên bám sát vào một khoản lương nhất định. Khi đưa ra một phạm vi như vậy, hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng lựa chọn cận dưới của khoản lương bạn đưa ra. Vì vậy, hãy chắc rằng bạn sẽ đưa ra một con số phù hợp mà bạn sẽ đồng ý.

3. Đưa ra những lựa chọn khi thảo luận

Nếu bạn sẵn lòng thương lượng với nhà tuyển dụng, bạn có thể chia sẻ nội dung liên quan đến vấn đề sau: Nếu đây là vị trí phù hợp với tôi, tôi chắc chắn chúng ta có thể đi đến một thỏa thuận chung cho cả đôi bên. Điều này sẽ cho thấy rất bạn linh hoạt, thoải mái trong việc thảo luận lương bổng và có thể đây là những gì cần thiết nhằm thể hiện rằng bạn luôn mong muốn vị trí này.

4. Thực hiện một vài khảo sát

Nhiều ứng viên thường mắc sai lầm khi không tiến hành khảo sát trước về các giá trị của họ, dựa trên bằng cấp hay kinh nghiệm nhiều năm trong ngành. Tuyệt đối đừng bao giờ bỏ qua bước này, vì làm như vậy sẽ chỉ có hại cho bạn nhiều hơn là lợi. Khi bạn thực hiện một vài khảo sát về bản thân, bạn sẽ đảm bảo được mức lương đề nghị với bạn là công bằng và đủ tính cạnh tranh – và nếu như không, bạn có thể thấy ngay viễn cảnh bản thân sẽ tiếp tục tìm kiếm một công việc mới chỉ sau một năm!

5. Nhìn vào bức tranh tổng thể

Khi nhận được một lời đề nghị cho một công việc mới, bạn cần chú ý nhìn xa hơn ở mức lương và vào giá trị tổng thể bạn sẽ nhận được. Bạn có thể được tặng thêm các khoản tiền thưởng, phúc lợi chăm sóc sức khỏe, thẻ giảm giá, thẻ tập Gym, điện thoại công ty hoặc thậm chí sử dụng xe hơi của công ty. Những khoản này có thể bù lại cho mức lương thấp và thậm chí còn có thể giúp bạn tiết kiệm tiền ở những nơi khác (Ví dụ: Thay vì tự bỏ tiền túi đăng kí thẻ tập Gym cá nhân, việc nhận thẻ Gym từ công ty sẽ giúp bạn tiết kiệm cả chục triệu một năm).

6. Hãy thành thật với bản thân

Dĩ nhiên, điều quan trọng trên hết là bạn phải thành thật về nguyện vọng lương bổng của mình. Hãy gác qua những kinh nghiệm phỏng vấn, những mẹo vặt vãnh để suy nghĩ về các tình huống tốt đẹp nhất và cả tồi tệ nhất trước khi quyết định rằng bạn sẽ hài lòng về công việc hay bước vào cánh cửa phỏng vấn. Ngoài ra, việc tự yêu cầu về một khoản ưu đãi hoặc tiền thưởng bổ sung nào đó cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của bạn về việc chấp nhận một đề nghị với mức lương thấp hơn.