Cách đo trở kháng amply

Trở kháng là gì? Chúng có tác dụng gì trong thiết bị âm thanh đang là câu hỏi mà nhiều người tìm kiếm nhất. Để mọi người nắm rõ hơn về loại trở kháng này để lựa chọn loa karaoke và amply hoặc tìm hiểu về các kiến thức về loa , chúng tôi sẽ phân tích chi tiết, cụ thể hơn trong bài viết sau đây.

Trở kháng là gì?

Trong kỹ thuật điện tử và điện từ sẽ quy định trở kháng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. trở kháng sẽ được ký hiệu bằng Z và đo lường bằng đơn vị tiêu chuẩn quốc tế SL ký hiệu là Ω [Ohm].

Trở kháng chính là sự cản trở dòng điện của một mạch điện

Hiểu một cách khái quát hơn thì trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở dòng điện xoay chiều, nó chứa cả thông tin về độ lệch pha. Trong vật lý, khi nghiên cứu giao động điều hòa, trở kháng này đóng vai trò cực kỳ quan trọng

Các định nghĩa mở rộng của trở kháng

Ngoài khái niệm chung, trong lĩnh vực âm thanh, trở kháng được mở rộng thêm các khái niệm liên quan. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn sau đây.

Trở kháng tai nghe là gì?

Trở kháng tai nghe chính là điện trở của tai nghe đó. Giải thích về trở kháng tai nghe, chúng tôi sẽ phân tích 4 khái niệm như sau:

Trở kháng tai nghe
  • dB: có tên đầy đủ là deciBel, đây là đơn vị để đo mức độ to của âm thanh, thông thường là log bậc 10 của tỉ lệ 2 đơn vị. 1B = 10dB
  • Impedance: là trở kháng, bộ phận này sẽ dùng để đo mức độ kháng của mạch với 1 dòng điện xoay chiều. Có thể hiểu nó gần giống với khái niệm điện trở của dòng 1 chiều, vẫn tuân theo định luật Ohm [Ohm].
  • Sensitivity: là độ nhạy, khi mỗi V tăng lên bao nhiêu sẽ kêu to được thêm bấy nhiêu dB [dB/V].
  • Efficiency [hay power sensitivity]: là hiệu suất/năng/quả.

Thông thường mọi người áp dụng vào khái niệm trở kháng của tai nghe và áp dụng để ghép trở kháng tai nghe phù hợp với điện thoại. Mang đến hệ thống âm thanh chất lượng và ưng ý nhất.

Trở kháng của loa là gì?

Cũng như các loại điện tử khác, trở kháng loa chính là điện trở của loa đó. Đối với loa thì trở kháng loa càng lớn thì loa sẽ hoạt động càng ổn định. Đặc biệt là tạo được hiệu quả khi kết hợp với amply.

Khái niệm về trở kháng loa

Trở kháng của amply là gì?

Trở kháng của amply chính là điện trở của thiết bị đó. Thông thường khi chọn mua amply người ta thường quan tâm đến trở kháng của loa và amply để có sự kết hợp với nhau. 2 loại trở kháng này phải có giá trị tương đương nhau.

Nhiều người thắc mắc rằng trở kháng amply 4 Ohm có kết hợp được với trở kháng loa toàn dải 8Ohm hay không. Câu trả lời là vẫn có thể kết hợp được, nhưng nếu về lâu dài amply sẽ dễ bị hư hỏng, bởi đây amply thường xuyên phải làm việc quá tải dẫn đến chập cháy. Do đó, lựa chọn trở kháng tương đương giữa 2 thiết bị này vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Công thức tính trở kháng

Hiện tại, trở kháng được biểu thị tổng quát theo công thức sau:

Z = R + X, Trong đó:

  • Z là trở kháng
  • R là điện kháng, tên tiếng Anh là Resistance
  • X là điện ứng, tên tiếng anh là Reactance

Dòng điện 1 chiều

Dòng điện 1 chiều

Với dòng điện một chiều, trở kháng tại trạng thái cân bằng sẽ có những đặc điểm như:

  • Tụ điện có một đoạn mạch hở, tại đây có trở kháng hay điện trở vô cùng lớn.
  • Cuộn cảm có điện trở không đáng kể, nó chỉ tương đương với một dây dẫn điện.
  • Điện trở sẽ luôn luôn có trở kháng đúng bằng giá trị điện trở.

Dòng điện xoay chiều

Khi chúng ta đặt hiệu điện thế là một hàm điều hòa theo thời gian, hoặc tổng của các hàm điều hòa, thì kháng trở dòng điện xoay chiều sẽ có những đặc điểm sau:

  • Tụ điện sẽ thực hiện dòng sớm pha π/2 so với hiệu điện thế
  • Cuộn cảm sẽ làm cho dòng bị trễ pha π/2 so với hiệu điện thế
  • Còn điện trở sẽ không thay đổi pha của dòng điện.

Cuộn dây

Tổng của điện kháng với điện ứng của cuộn dây được gọi là trở kháng của cuộn dây hay còn gọi là trở kháng dây dẫn. Trở kháng này sẽ được tính theo công thức sau đây/

ZL = RL + XL, Trong đó

  • ZL là trở kháng của cuộn dây
  • RL là điện kháng của cuộn dây
  • XL là điện ứng của cuộn dây.

Ngoài ra trở kháng của cuộn dây còn được tính theo công thức

ZL = w.L, Trong đó

  • w = 2πf = 2π / T
  • L là điện cảm của cuộn dây, tên tiếng anh là Inductance

Tụ điện

Tổng điện kháng với điện ứng của tụ điện được gọi là trở kháng tụ điện. Trở kháng này được tính theo công thức như sau:

Trở kháng tụ điện

ZC = RC + XC, Trong đó

  • ZC là trở kháng của tụ điện.
  • RC là điện ứng của tụ điện, có tên tiếng Anh là Reactance.
  • XC là điện kháng của tụ điện.

Ngoài ra còn được tính theo công thức

ZC = 1/wC, trong đó.

  • ZC là trở kháng của tụ điện
  • w là pha của dòng điện, thông thường ω= 2πf = 2π / T
  • C là điện dung của tụ điện, tên tiếng Anh là Capacitance.

Một số kiến thức liên quan đến trở kháng ngoài thiết bị âm thanh

Ngoài kiến thức về trở kháng trong thiết bị âm thanh thì trở kháng còn bắt gặp khi đi khám thai. Các bác sĩ sẽ đo trở kháng đm rốn [ động mạch rốn] để đo lượng lượng máu cung cấp vào thai nhi. Rất nhiều trường hợp bác sĩ kết luận tăng trở kháng đm rốn. Vậy tăng trở kháng động mạch rốn là gì?

Hiểu một cách đơn giản, tăng trở kháng động mạch rốn chính là thai nhi trong bụng mẹ sẽ có khả năng bị giảm lượng máu cung cấp. Dưỡng chất không đủ cung cấp cho thai nhi sẽ khiến cho thai bị nhẹ cân so với các mốc phát triển.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến trở kháng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về trở kháng để phối ghép để dàn âm thành của mình trở nên chất lượng và phù hợp nhất để sử dụng. Cảm ơn các bạn đã đọc tin.

Video liên quan

Chủ Đề