Cách đạt điểm cao trong kì thi học sinh giỏi

Câu chuyện thi học sinh giỏi đã được dư luận bàn đến nhiều, đặc biệt là khi mục tiêu giáo dục của chương trình mới (Chương trình 2018) nhắm đến phát triển phẩm chất và năng lực cho người học.

Phần lớn ý kiến trên các diễn đàn giáo dục đều đề nghị bỏ thi học sinh giỏi, đặc biệt là bậc trung học cơ sở.

Tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam viết “Nên bỏ kỳ thi học sinh giỏi cấp Trung học cơ sở trong năm nay”; “Mặt trái của các kỳ thi học sinh giỏi”.

Hiện nay, ở bậc phổ thông đang tồn tại tình trạng đào tạo chạy theo thành tích các cuộc thi học sinh giỏi. Việc này dẫn tới nhiều học sinh có phẩm chất, năng lực tốt bị nhào nặn thành các máy giải đề, "gà chọi" để đi thi.

"Vì quá đề cao và duy trì các cuộc thi học sinh giỏi nên sinh ra mở lớp chọn, lớp chuyên. Sự tồn tại các lớp chuyên, chọn cũng nảy sinh việc giáo viên tìm cách chạy để được dạy các lớp học này. Mục đích của những giáo viên đó là đào tạo 1 hay 2 học sinh có giải từ đó khuếch trương bản thân, mở lò luyện thi, khiến cho tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.

Những giáo viên đó không thực sự trong sáng vì sự nghiệp giáo dục, vì nhà trường hoặc để đào tạo ra học sinh có công ăn việc làm, cống hiến cho đất nước về sau mà họ chỉ vì đồng tiền thu nhập của cá nhân.

Cách học này cũng không ổn với học sinh, bởi khi bản thân những học sinh đi thi học sinh giỏi thì được đặc cách học các môn học khác, được thầy cô nương nhẹ, nâng điểm ở những bộ môn còn lại. Mục đích để các em đạt thành tích giỏi toàn diện nhưng thực chất là "học lệch, học tủ". [1]

Cách đạt điểm cao trong kì thi học sinh giỏi

Các kỳ thi học sinh giỏi đang biến học sinh thành "gà chọi". (Ảnh minh họa: Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh)

Đề thi, bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ là … đang “lừa” học sinh.

Giáo viên bồi dưỡng học sinh chỉ đơn thuần làm sao học sinh giải được nhiều bài tập, dạng bài tập, càng nhiều bài càng tốt.

Thế những bài tập đó ở đâu ra, có phải từ thực tế cuộc sống, chúng ta cần nhân tài để giải quyết vấn đề? Không, tuyệt đối không.

Phần lớn các bài tập đều được lấy từ các sách tham khảo, bộ đề thi… mà nội dung của nó được tác giả căn cứ các bài toán có sẵn trong các loại sách, thêm bớt giả thiết, thay giả thiết, thay kết luận, “bịa” ra vô số các bài tập khác nhau, độ khó tăng dần để “bồi dưỡng”, để “lừa” học sinh của mình.

Học sinh làm những bài tập kiểu này trở thành “thợ giải bài tập”, kỹ năng quan trọng hơn, cần thiết cho học sinh khi ra khỏi lớp học, cho cuộc sống hoàn toàn là con số “không” tròn trĩnh. Kĩ năng học được của học sinh… vô nghĩa trong cuộc sống thực tế ngoài đời.

Nói cách khác, một học sinh giải được nhiều bài tập trong quá trình ôn thi và thi học sinh giỏi được cho là… học sinh giỏi, thật ra chúng ta đang “tự sướng”, “tự khen” lẫn nhau.

Cả thầy và trò đều là “nạn nhân” của cách học để thi, cách học để thành… thợ giải bài tập. Điều này được minh chứng, chúng ta có rất nhiều học sinh giỏi các cấp, số lượng tiến sĩ rất nhiều,… thế nhưng phát minh, sáng chế của chúng ta… ngược lại.

Thợ giải bài tập giỏi, nhưng không biết sử dụng kỹ năng đó để làm gì, ngoài việc duy nhất để… đi thi, trở thành tiến sĩ,…

Theo thống kê của ngành Giáo dục và Đào tạo, đến năm 2017 cả nước có 24.500 tiến sĩ, trong đó có hơn 16.500 tiến sĩ đang làm việc trong các trường đại học và cao đẳng.

Đồng thời năm học 2016 - 2017, hệ thống các trường đại học và học viện có quy mô đào tạo gần 13.590 nghiên cứu sinh, tăng 25% so với năm học trước; còn các viện nghiên cứu có số lượng nghiên cứu sinh (tính đến tháng 7-2017) khoảng hơn 1.600 người.

Cách đạt điểm cao trong kì thi học sinh giỏi

Mặt trái của các kỳ thi học sinh giỏi

Đến nay, trong số tiến sĩ đang công tác tại các trường đại học và viện nghiên cứu thì số có chức danh khoa học Giáo sư và Phó giáo sư khoảng hơn 11.000 người.

Phải nói rằng, số lượng tiến sĩ của Việt Nam (kể cả các trường hợp giáo sư và phó giáo sư) so với các nước khu vực Đông Nam Á, ta không thua kém, thậm chí còn cao hơn cả Thái Lan, Philippines, nhưng số lượng công trình khoa học hàng năm được công bố trên các tạp chí đạt chuẩn ISI/Scopus của Việt Nam còn rất thấp.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn giảng dạy tại Đại học New South Wales (Australia) cũng như một số chuyên gia của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, Việt Nam tụt hậu nhiều mặt, trong đó việc công bố quốc tế chúng ta đi sau các nước Singapore, Malaysia và Thái Lan hàng chục năm. [2]

Phải chăng, số lượng tiến sĩ của Việt Nam (kể cả các trường hợp giáo sư và phó giáo sư) vượt trội so với các nước khu vực Đông Nam Á nhưng phát minh, sáng chế phục vụ cuộc sống, phục vụ cộng đồng thấp, cũng từ căn nguyên thi, bồi dưỡng học sinh giỏi theo kiểu phi khoa học, chỉ tạo ra… bằng cấp?

Hi vọng chương trình mới sẽ có cách dạy học mới, cách bồi dưỡng học sinh giỏi mới, cách ra đề thi mới, tiệm cận với các nền giáo dục tiên tiến để tạo ra các nhà sáng chế phục vụ cộng đồng.

Lời Bác Hồ kính yêu vẫn còn đó “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự tổ chức, đoàn thể, phục vụ Tổ quốc, dân tộc và nhân loại".

Vì vậy không thể dạy học sinh chỉ để thi, biến những học sinh có năng lực thành thợ giải bài tập, triệt tiêu mất năng lực sáng tạo, phản biện; không thể sáng chế, phát minh, phục vụ nhân loại.

Nhân tài thật, phải biết phát minh, sáng chế phục vụ cộng đồng. Học sinh giỏi phải biết áp dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống, đó mới là thực tế, thực tiễn và thực chất.

Vì thế cần nghiêm túc tổng kết, rút kinh nghiệm việc tổ chức bồi dưỡng, ra đề thi học sinh giỏi như hiện nay. Nếu không, câu hỏi rất nhiều giáo sư tiến sĩ không có sáng chế, tại sao nông dân có, sẽ mãi mãi không có lời giải.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://congluan.vn/cac-ky-thi-hoc-sinh-gioi-dang-boc-lo-qua-nhieu-tieu-cuc-post108994.html

[2]http://cand.com.vn/giao-duc/Nghich-ly-giao-su-tien-sy-nhieu-nhung-it-cong-trinh-cong-bo-quoc-te-480433/

[3]https://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/9000-giao-su-khong-co-sang-che-tai-sao-nong-dan-co-37528.html

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Lê Mai

Cách đạt điểm cao trong kì thi học sinh giỏi

Kính thưa các thầy cô giáo và toàn thể các bạn học sinh thân  mến!

Tôi tên là: Nguyễn Thị Hằng – đến từ Chi đoàn 12A1 Trường  THPT Bỉm Sơn.

Lời đầu tiên tôi xin gửi tới các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh lời chúc sức khỏe, hạnh phúc.

Hôm nay, tôi rất vinh dự được thay mặt cho đội tuyển học sinh giỏi Địa Lý năm 2017 –  2018 được trình bày bản tham luận về  Giải pháp để đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi Tỉnh môn văn hóamà tôi đã tham luận trong Đại hội Đoàn trường khóa 35.  Thông qua bài tham luận tôi cũng mong muốn được chia sẻ một chút kinh nghiệm nhỏ của bản thân, những giải pháp mà tôi thấy thiết thực, cần thiết, hy vọng sẽ hữu ích cho nhiều bạn đang tham gia đội tuyển, cũng như tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho các bạn để đội tuyển HSG năm học 2018-2019 sẽ đạt thành tích cao hơn nữa.

* Đầu tiên, tôi xin sơ qua đôi nét về quá trình tham gia đội tuyển của bản thân: Tôi được cô giáo Lưu Thị Cúc chọn vào đội tuyển môn Địa Lý, ban đầu tôi và các bạn trong đội tuyển cũng học rất hăng say, chăm chỉ, kết quả bài kiểm tra của tôi ở giai đoạn đầu khá cao, nhưng sau đó do lượng kiến thức ngày một nhiều và khó, thời gian học đội tuyển và cả học trên lớp cũng làm tôi khá mệt mỏi, nên việc học gặp khó khăn và tôi trở thành thành viên kém nhất đội tuyển, mỗi lần thi kiểm tra chất lượng điểm của tôi rất thấp. Tôi cũng đã có những giây phút chán nản, yếu lòng và suy sụp, thiếu niềm tin. Vì thế tôi đã có suy nghĩ bỏ dở giữa chừng không dám theo học. Nhưng được sự quan tâm của cô giáo dạy đội tuyển – Cô Lưu Thị Cúc , cô đã rất gặp riêng tôi, phân tích rất kỹ về những ưu điểm, thế mạnh của tôi, truyền cho tôi thêm động lực, quyết tâm và cô đã cho tôi cơ hội tiếp tục tham gia đội tuyển. Thời gian tiếp theo đó tôi đã dành hết tâm huyết cho đội tuyển, và các bài kiểm tra của tôi đã tiến bộ rõ rệt từng ngày.

Và sau những nỗ lực vượt qua khó khăn đó tôi đã đạt được thành tích xuất sắc với giải nhất Tỉnh môn Địa Lý. Đó chính nhờ động lực cụ thể như sau:

  1. Trước hết, trong thời điểm khó khăn, nản lòng tôi đã vượt qua giới hạn của bản thân, đặc biệt tin tưởng, tự tin vào bản thân mình, nhất định sẽ làm được.
  2. Cố gắng hết mình để học tập, rèn luyện mong được trải nghiệm, học hỏi mở mang thêm nhiều kiến thức mới. Để thực hiện hoài bão, ước mơ của mình, muốn có năng lực giúp đỡ gia đình và xây dựng tương lai.
  3. Mong muốn mang giải thưởng về để làm bố mẹ vui lòng, tự hào về con cái, Không phụ lòng mong mỏi của thầy cô, bạn bè, cha mẹ, mang thành tích về cho tập thể lớp và nhà trường.
  4. Muốn chứng minh bản thân, phát huy năng lực tuyệt đối trên phương diện học tập mới cao hơn, thêm thành tích ghi vào học bạ để chuẩn bị vào Đại Học.
  5. Đặc biệt, nhờ vào những lời động viên của thầy cô giáo, của cha mẹ, sự ủng hộ tích cực của bạn bè là động lực rất lớn để phấn đấu.

*   Và để đạt được thành tích cao như bản thân tôi đã làm được, tôi cũng xin chia sẻ những bí quyết, phương pháp học tập ôn thi đội tuyển, đặc biệt là các môn trái khối:

  1. Vận động bản thân tự học, tư duy sáng tạo, tìm hiểu kiến thức xã hội thực tế qua các kênh thông tin thời sự, tivi, báo đài………..Đây cũng là dặc thù của môn học và từ đó nhận thấy sự thú vị trong tài liệu học tập của thầy cô.
  2. Thay đổi cách học, tư duy làm bài bằng cách chú ý học và ghi nhớ kiến thức ngay trong các bài giảng trên lớp, liên hệ trực tiếp thực tế bên ngoài để hiểu sâu, hiểu đúng.
  3. Đặt ra mục tiêu rõ ràng cần đạt được của bản thân, nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đề ra, nhưng không gò ép mình vào sự tuyệt đối.
  4. Đặc biệt tham gia đội tuyển vào các môn chéo khối sẽ khó khăn hơn nên cần rèn luyện kiến thức một cách logic, có thể đưa ra các dữ kiện đời sống quen thuộc tương ứng vào bài học, hay bất kỳ cách nào để tạo ấn tượng sâu sắc sẽ giúp ghi nhớ lâu dài hơn. Sắp xếp thời gian hợp lý cũng là vấn đề rất quan trọng không thể thiếu.
  5. Rèn luyện kỹ năng làm bài thật chắc chắn, bình tĩnh, không vội vàng, cẩu thả và cũng nên chú trọng trình bầy bài khoa học, sạch đẹp.

* Từ những ý kiến trên, tôi có mong muốn đề xuất nhà trường, thầy cô giáo một số giải pháp sau:

Một là :. Mong nhà trường nhà tạo điều kiện tốt nhất, trang bị đầy đủ hơn cơ sở vật chất kĩ thuật để hỗ trợ việc học một cách hiệu quả nhất.

Hai là:. Sắp xếp thời gian học hợp lý để cân bằng với việc học chính khóa, tạn dụng thời gian học trên lớp để truyền đạt cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản.

Ba là:. Mong nhà trường, thầy cô tạo cho chúng em môi trường học thoải mái, không áp lực, có  hình thức trao thưởng hợp lý, kịp thời để khuyến khích, động viên, khích lệ học sinh cố gắng hết sức mang về những thành tích xuất sắc hơn nữa cho nhà trường.

Một lần nữa thông qua bài tham luận này tôi hi vọng có thể truyền cảm hứng, lòng quyết tâm đến các bạn học sinh để đạt được giải cao trong tất cả các kì thi nói chung và kì thi học sinh giỏi tỉnh nói riêng. Các bạn hãy ghi nhớ một điều tôi rất tâm đắc “Có nỗ lực, có cố gắng nhất định thành công”

Trên đây là một số chia sẻ về những thành công của tôi khi tham gia đội tuyển HSG trong năm học vừa qua. Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

Em xin hết!