Cách bảo quản kính hiển vi quang học

  1. Khái niệm kính hiển vi quang học.

Kính hiển vi quang học là một dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng kính với các độ phóng đại khác nhau, có tác dụng làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ mà ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

  1. Cấu tạo

Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống:

  • Hệ thống giá đỡ
  • Hệ thống phóng đại
  • Hệ thống chiếu sáng
  • Hệ thống điều chỉnh

Hệ thống giá đỡ gồm:

  • Bệ, thân, Revonve mang vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.

Hệ thống phóng đại gồm:

  • Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. [Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát]
  • Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. [Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật].

Hệ thống chiếu sáng gồm:

  • Nguồn sáng [gương hoặc đèn].
  • Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.
  • Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.

Hệ thống điều chỉnh:

  • Ốc vĩ cấp
  • Ốc vi cấp
  • Ốc điều chỉnh tụ quang lên xuống
  • Ốc điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang
  • Núm điều chỉnh màn chắn
  • Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản [trước, sau, trái, phải]
  1. Cách sử dụng kính hiển vi quang học.
  • Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản, nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100.
  • Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật kính thích hợp.
  • Điều chỉnh ánh sáng.
  • Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100.
  • Điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính.
  • Hạ vật kính sát vào tiêu bản [mắt nhìn tiêu bản].
  • Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường.
  • Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét.
  1. Bảo quản kính hiển vi quang học.
  • Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng.
  • Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào hộp có gói hút ẩm silicagel để trách bị mốc.
  • Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.
  • Định kỳ kiểm tra an toàn các dây nguồn và ổ cắm và luôn có đồ dự trữ để thay thế. Quá trình chùi rửa và tinh chỉnh nên được thực hiện chuyên nghiệp tại các gian hàng phụ kiện quang học đặc biệt là kính hiển vi. Trừ khi là một người chuyên nghiệp nếu không đừng tự ý rửa hoặc điều chỉnh các tấm kính bên trong kính hiển vi.
  • Khi kính hiển vi không sử dụng, nó nên được đặt vào trong hộp hoặc thùng bảo quản, che nắp và lưu trữ ở khu vực an toàn để không bị va chạm hoặc lấy mất. Nếu sử dụng một nắp đậy bằng vinyl dễ bám bụi, bao phủ lần hai kính hiển vi với một túi nhựa. Khi bụi bám quá nhiều lên túi, nên thay thế nó.
  • Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ.

Hướng dẫn vệ sinh bộ phận quang học của kính hiển vi:

Cách tốt nhất để ít khi phải rửa ống kính trên kính hiển vi là sử dụng cẩn thận và đậy nắp che khi không sử dụng.

Chỉ chùi rửa ống kính khi chúng bị dơ và đảm bảo phải sử dụng đúng nguyên liệu.

Nếu mặt kính bị dơ hoặc bị dính bẩn, thực hiện như sau:

  • Xác định vị trí vết bẩn.
  • Quan sát vết bẩn trên vật kính và vệ sinh sơ bộ.

Đôi khi chỉ cần thổi bay những bụi bẩn. Sử dụng một ống bóp thổi bụi hoặc loại ống bóp đi kèm với ống kính camera có các sợi quét bụi ở cuối. Nếu cần nhiều áp suất hơn thì có thể sử dụng hộp khí nén. Không sử dụng các loại chai xịt với dụng cụ quét bụi. Sau khi thổi bụi xong, quét nhẹ ống kính với khăn giấy Kimwipes. Khi sử dụng các loại khăn giấy này để chùi ống kính hiển vi thì chùi theo một hướng nhất định sẽ tốt hơn là xoa bề mặt ống kính theo chuyển động vòng tròn. Không chùi ống kính với vải thông thường, khăn tắm hoặc ngón tay!

Quy trình vệ sinh ống kính trước của vật kính.

  • Khi sử dụng dung môi, nhỏ một hoặc hai giọt lên giấy và áp lên mặt kính vài giây để làm tan các hạt bụi bẩn. Sau đó lau nhẹ. Nên thử đầu tiên với nước cất làm dung môi. Nếu không hiệu quả, thử với cồn. Nếu ống kính bị dính những hạt hoặc lớp nhựa, phải thử dùng đến các loại dung môi mạnh hơn như acetone hoặc xylene.
  • Không dùng acetone với những bộ phận bằng nhựa vì nó sẽ phân hủy lớp sơn và nhựa. Khi nhỏ dung dịch, cho một lượng nhỏ vào khăn giấy và bôi vào bề mặt phía dưới kính hướng lên trên ống. Điều này sẽ giúp dung dịch chảy xuống kính. Không tháo kính ra khỏi thiết bị trừ khi thật sự cần thiết và không nhúng vào nước dù vật kính có bị thừa dung môi. Nó có thể làm phân hủy các lớp chất dính dùng để cố định tấm kính.
  • Đôi khi vật kính của kính hiển vi sẽ bị dính nhiều glycerine, máu hoặc các vật liệu dính albumin. Có thể loại bỏ nó bằng giấy chùi kính thấm dung dịch ammonia loãng [một giọt ammonia gia dụng và một nửa cốc nước thường].
  • Nếu sử dụng vật kính 100x với dầu ngâm, chỉ cần lau sạch lượng dầu dư thừa bằng khăn giấy sau khi sử dụng. Nhiều lúc bụi có thể bám vào bề mặt dầu mỏng vì vậy nếu muốn lau chùi triệt để lớp dầu cần phải sử dụng một dung dịch hòa tan lớp dầu. Với dầu ngâm Cargille loại A hoặc B, bạn có thể dùng Naptha, Xylene hoặc turpentine [sử dụng một lượng rất nhỏ lên khăn giấy]. Không sử dụng với nước, alcohol hoặc acetone vì dầu không hòa tan với các dung môi này.

Chia sẻ:

Có liên quan

  • Một số loại kính hiển vi tiêu biểu
  • 14.10.2014
  • Trong "Khác"
  • Kính hiển vi soi nổi
  • 24.10.2014
  • Trong "Khác"
  • Các thiết bị đo điện, thử nghiệm điện tiêu biểu[P.II]
  • 29.10.2014
  • Trong "Khác"

Video liên quan

Chủ Đề