Cách bác thợ thay phanh cho xe máy

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Giới thiệu về cuốn sách này

Nhiều người có suy nghĩ rất mơ hồ về chiếc phanh của xe máy, bởi thế nên phó mặc cho thợ sửa chữa và cứ sử dụng xe là có thể bóp phanh, miễn là phù hợp với kiểu sử dụng phương tiện của từng người. Chính sự mơ hồ ấy đã dẫn đến nhiều bài học đau lòng trong thực tế.

Các loại má phanh thường thấy

Các hãng sản xuất phương tiện, nhất là với xe máy cho rằng, khi chọn mua má phanh, người tiêu dùng cần dựa vào tốc độ vận hành xe để mua má phanh dù là phanh đĩa hay phanh tang trống cho phù hợp và tuyệt đối không dùng má cũ với đĩa phanh mới bởi hiệu quả sử dụng không cao, thậm chí còn không mang lại an toàn như mong muốn.

Trên thị trường hiện nay có hai loại má phanh dùng trên xe máy: má phanh hữu cơ và má phanh nung kết. Má phanh hữu cơ làm từ vật liệu tự nhiên như cao su, hoặc Kevlar (sợi polyamide thơm),  được gắn kết với nhau và có khả năng chịu nhiệt. Ưu điểm của loại này là không gây ô nhiễm môi trường, dễ gia công, mềm, làm việc êm nhưng nhược điểm nhanh mòn.

Má phanh nung kết chịu mài mòn và nhiệt độ cao vì thành phần chủ yếu là các hạt kim loại (đồng hoặc một số hợp kim chịu mài mòn, nhiệt độ cao). Việc lựa chọn má phanh cần dựa vào tốc độ làm việc. Hầu hết các nhà sản xuất đều đưa ra các tùy chọn với cả loại má hữu cơ và má nung kết.

Cách bác thợ thay phanh cho xe máy

Phanh tang trống, một loại phanh quen thuộc với người đi xe máy

Mọi loại má phanh đều có nhiệt độ làm việc tối ưu. Khi vượt quá giới hạn này bề mặt làm việc bị chai dần. Quá nhiều nhiệt truyền vào xi-lanh có thể làm sôi dầu, chảy gioăng cao su dẫn đến mất phanh. Để đáp ứng quá trình làm việc liên tục, cường độ cao, cơ cấu phanh xe đua thường thiết kế hệ thống làm mát đặc biệt.

Rà phanh ngay sau khi thay mới luôn cần thiết bởi nói mang lại nhiều lợi ích. Nếu cả má và đĩa đều mới, việc này giúp tạo ra quá trình sinh nhiệt đúng khi phanh, nó cũng truyền một lớp vật liệu mỏng từ má sang đĩa, tăng cường độ bám dính giữa hai bề mặt.

Trong trường hợp má mới, đĩa cũ, rà phanh chính là công đoạn giúp má thích ứng với bề mặt đĩa, nên phanh rà (phanh nhẹ) trong 100 km đầu tiên để tăng tuổi thọ má. Tuyệt đối không sử dụng má cũ với đĩa mới, bởi các vân xước trên má sẽ làm hỏng mặt đĩa.

Vận hành phanh thế nào cho an toàn?

Khi đã chọn được loại má phanh ưng ý, phù hợp với các loại xe rồi, kĩ thuật phanh như thế nào cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng và độ an toàn. Trên mỗi chiếc xe máy đều có hai phương pháp để bạn giảm tốc độ. Sự kết hợp giữa hai phương pháp này chính là chìa khóa mang lại sự an toàn và hiệu quả khi phanh cho bạn.

Phương pháp đầu tiên là phanh động cơ. Đây là phương pháp giảm tốc từ từ nhất nhưng hiệu quả nhất để kiểm soát tốc độ. Nhả tay ga về vị trí ban đầu, vòng tua máy thấp sẽ tự động ghìm tốc độ của xe lại. Đối với xe số, kết hợp với về số sẽ khiến bạn giảm tốc tốt hơn và kiểm soát được tốc độ. Khi đổ đèo, việc đi ở số thấp cũng sẽ khiến chiếc xe di chuyển ở tốc độ hợp lý, an toàn hơn so với việc rà phanh.

Cách bác thợ thay phanh cho xe máy

Các chi tiết thiết kế gọn gàng

Phương pháp thứ hai tất nhiên là sử dụng phanh. Phanh ở xe số được cấu tạo phanh chân để phanh bánh sau và phanh tay để phanh bánh trước. Ở xe ga, phanh tay bên trái ở nhiều chiếc xe sẽ phân phối lực phanh cả bánh trước và bánh sau, trong khi phanh tay bên phải vẫn là phanh bánh trước. Sử dụng phanh sẽ khiến chiếc xe giảm tốc nhanh chóng, nhưng đi kèm với nó cũng là mất thăng bằng, mất lái do sự thay đổi tốc độ đột ngột.

Nếu sử dụng phanh trước sẽ hay gây ra tai nạn, đây là điều nhiều người mắc phải, nhất là phụ nữ. Nhiều người sử dụng phanh trước đột ngột và bóp quá mạnh khiến bánh trước hoàn toàn bị bó cứng, đầu xe trượt trên đường và mất hoàn toàn khả năng điều khiển xe.

Phụ nữ hay gặp tai nạn khi sử dụng phanh trước bởi tâm lý mất bình tĩnh dẫn tới tay bóp chết phanh trước, đồng thời tay yếu nên không thể xử lý dẫn tới bẻ đầu xe và ngã.

Nhiều người cho rằng phanh sau là an toàn, nên họ thường xuyên chỉ sử dụng phanh sau như một biện pháp phanh hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, cần nên biết nếu phanh sau một cách đột ngột và phanh chết, hiện tượng rê bánh sau sẽ xuất hiện, cũng khiến chiếc xe bị mất điều khiển, đặc biệt trong điều kiện đường trơn trượt.

Vậy câu hỏi đặt ra là, sử dụng phanh thế nào để an toàn? Theo các chuyên gia về lái xe an toàn và các thợ sửa chữa phương tiện tại các trung tâm bảo dưỡng, bào trì xe máy, để phanh an toàn, bạn cần làm chủ được tốc độ, quãng đường phanh và thời gian xe dừng lại. Tốc độ càng cao thì càng mất nhiều thời gian để phanh hơn và quãng đường phanh cũng sẽ dài hơn. Vì vậy hãy luôn làm chủ tốc độ của mình và khoảng cách với xe đi trước để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Cách bác thợ thay phanh cho xe máy

Nếu bụi bám quá nhiều, lâu ngày ở các rãnh của phanh có thể làm phanh mất tính năng đảm bảo an toàn

Đây là việc không hề dễ, đặc biệt là tại Việt Nam, khi mà các phương tiện di chuyển trong thành phố luôn bám sát nhau, nếu bạn giữ khoảng cách quá xa thì xe khác cũng chen lên phía trước bạn. Cách tốt nhất là hãy đi chậm rãi trong phố nhỏ, để khoảng cách phanh là ngắn nhất, giúp hạn chế va chạm.

Nếu đi ở đường lớn hơn với tốc độ cao hơn, hãy sẵn sàng với kỹ năng phanh khẩn cấp, không bao giờ bám đuôi xe phía trước để khi gặp tình huống bất ngờ mà khoảng cách phanh không đủ, bạn có thể lách sang bên trái hoặc bên phải.

Kỹ năng phanh

Kể cả là những lần giảm tốc độ thông thường, bạn cũng nên tập cho mình một thói quen sử dụng phanh đúng cách. Nhả tay ga để phanh động cơ hoạt động, ghìm bớt tốc độ của xe. Nhẹ nhàng sử dụng cả phanh trước và phanh sau cùng 1 lúc. Có thể kết hợp về số để phanh động cơ hoạt động hiệu quả hơn.

Giảm tốc độ thông thường sử dụng khi dừng đèn đỏ hay chuẩn bị vào cua. Cả 2 trường hợp trên bạn đều có thời gian để quan sát xe phía trước và bình tĩnh xử lý. Vì vậy nên tranh thủ điều kiện an toàn để tập luyện phanh đúng cách, giúp bạn quen tay khi gặp các tình huống bất ngờ.

Khi gặp các tình huống cần phanh gấp, như xe phía trước dừng đột ngột, trẻ em lao ra đường …, việc đầu tiên bạn cần luôn nhớ là giữ bình tĩnh, và sử dụng kỹ năng phanh đã luyện tập khi phanh giảm tốc thông thường.

Nhả tay ga để phanh động cơ hoạt động, về số thấp hơn đối với xe số để xe giảm tốc nhanh hơn. Kết hợp với đó, bạn sử dụng cả phanh trước và phanh sau, gắt hơn và mạnh hơn so với khi phanh thông thường, nhưng tránh giữ chặt phanh, đặc biệt với phanh tay. Hãy tập thói quen bóp nhả phanh tay để bánh xe luôn lăn trên mặt đường, tránh mất điều khiển xe.

Luôn luôn nhớ, khi phanh gấp, xe của bạn không được đánh lái, nếu không bạn sẽ tự làm mình bị thương, và cũng luôn nhớ rằng nếu bạn mất lái và không điều khiển được xe của mình, thì việc bảo đảm an toàn cho người khác là không thể.

Hãy quan sát khoảng cách của bạn với vật thể phía trước mà bạn cần phanh để tránh va chạm. Nếu nhận thấy bạn không thể phanh kịp, hãy lựa chọn ngay phương án tiếp theo: bỏ qua việc phanh khẩn cấp, chuyển sang phanh giảm tốc từ từ để bạn có đủ khả năng đánh lái đầu xe mà không bị mất lái, sau đó tùy tình hình và phán đoán để lái xe sang bên trái hoặc bên phải vật thể.

Luôn nhớ, xe máy không phải là xe hơi để bạn có thể đạp phanh lút ván. Và nếu như trên xe hơi đủ an toàn, bạn chỉ phải lo cho vật thể bạn đâm phải, thì khi đi xe máy, bạn phải lo cho bản thân mình cũng như người ngồi sau bạn nếu có nữa, vì vậy hãy luôn tỉnh táo để phán đoán và xử lý tình huống bất ngờ. 

Về cơ bản, chức năng của hệ thống phanh đó là hãm tốc độ của xe nếu bạn muốn giảm tốc hoặc dừng khi gặp chướng ngại vật một cách an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra. Thậm chí, bạn có thể sử dụng phanh một cách thông minh để biểu diễn và mang lại những trải nghiệm thú vị cho người lái. Vậy hệ thống phanh hoạt động như thế nào? Trong phần đầu tiên này, các bạn sẽ được tìm hiểu một số nguyên tắc cơ bản của hệ thống phanh xe máy.

Cách bác thợ thay phanh cho xe máy

Người dùng cần lựa chọn phanh phù hợp, có chuẩn an toàn khi sử dụng

Cơ chế phanh xe hiệu quả

Xe máy thường được trang bị phanh trước và phanh sau, về nguyên tắc, để đạt được hiệu quả cao nhất thì chắc chắn bạn phải sử dụng đồng thời cả hai phanh một cách linh hoạt. Như đã phân tích ở phần trên, trọng lượng của xe và hiệu quả sử dụng phanh có quan hệ chặt chẽ với nhau, là một trong những lý do quan trọng cho việc sử dụng cả phanh trước và sau. Phanh xe đúng cách sẽ giúp xe giữ được thăng bằng khi chuyển hóa từ động năng thành nhiệt năng để giảm tốc ở cả bánh trước và sau một cách hiệu quả.

Nguyên lý dịch chuyển trọng lượng xe khi vận hành và phanh rất đơn giản: khi tăng tốc thì trọng lượng sẽ dồn vào bánh sau, ngược lại nếu phanh trọng lượng sẽ tập trung vào bánh trước. Hiệu ứng của nguyên lý này giúp ta có thể rút ra được kết luận như sau: khi trọng lượng chủ yếu ở bánh sau thì chắc chắn phần bánh trước sẽ có xu hướng bị nâng lên và giảm lực ma sát; và trong trường hợp bạn tăng ga mạnh thì bạn hoàn toàn có thể nhấc nổi bánh trước lên mà vẫn giữ được thăng bằng. Đây là nguyên lý mà các tay lái thành thạo thường áp dụng rất hiệu quả.

Trường hợp phanh gấp, lực bám đường của bánh sau sẽ yếu đi rất nhiều và đuôi xe có thể bị trượt ngoặt sang hai bên. Để hạn chế lực bám phía sau bị tổn thất và tối ưu hiệu quả drift bánh sau một cách điệu nghệ, bạn cần phải sử dụng phanh sau để cân bằng trọng lượng trên xe.

Cách bác thợ thay phanh cho xe máy

Phanh đĩa xe máy tuy đơn giản nhưng sử dụng cần thận trọng

Lưu ý rằng, lực phanh giữa bánh trước và sau phải cân bằng nhau và đặc biệt không phanh chết cả hai bánh một cách đột ngột khi xe đang chạy. Kinh nghiệm của những tay lái mô tô nhiều năm cho thấy cách an toàn nhất là nên sử dụng phanh bằng lực ấn nhẹ lên phanh sau khi muốn dừng xe. Khi tốc độ xe đang giảm dần nhờ có lực hãm từ phanh, thì người lái mới sử dụng phanh trước với một lực bằng 60-80% so với lực phanh sau. Đây là một bài toán khá phức tạp, chúng ta hãy phân tích một số thực tế sau đây:

1. Bạn phanh xe, phần lớn trọng lượng dồn về phía trước và ấn bánh trước bám vào mặt đường. Kết quả: lực hãm tốt hơn.

2. Bánh trước trang bị 2 phanh đĩa: lực tác động lên phanh gấp đôi ngược lại với lực quán tính của xe.

3. Đĩa phanh trước thường lớn hơn đĩa phanh sau. Kết quả: lực hãm lớn hơn.

Như vậy nếu ở vận tốc lớn mà bạn muốn xe dừng trong quãng đường ngắn nhất có thể thì bắt buộc bạn phải sử dụng phanh sau, còn nếu muốn giảm tốc từ từ thì bạn có thể sử dụng phanh trước nhưng phải thận trọng hơn.

Ngày nay, những chiếc xe mô tô hiện đại được trang bị thêm nhiều thiết bị hỗ trợ hệ thống phanh, giúp tối ưu hiệu quả của nó, đó là hệ thống hỗ trợ AI, hệ thống liên kết phanh – LBS hoặc CBS, hệ thống này sẽ tự động hãm tốc độ bánh sau khi bạn ấn phanh trước hoặc ngược lại. Các hệ thống hỗ trợ này giúp giảm thiểu sự mất cân bằng khi người lái gặp lỗi phanh gấp.