Các nhân tố tham gia vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh

Ngo Thinh2021-08-07T13:02:21+07:00

[Last Updated On: 07/08/2021]

Có hai quan điểm lớn về đạo đức:

* Quan điểm đạo đức truyền thống

Đạo đức là hệ thống những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng, giữa con người với xã hội.

* Quan điểm hiện đại: Đạo đức phải thể hiện ở 5 mối quan hệ:

– Con người với chính bản thân – Con người với con người – Con người với công việc [học tập, lao động…] – Con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

– Con người với lí tưởng của dân tộc

Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt phản ánh các mối quan hệ xã hội loài người. Đạo đức được nảy sinh từ nhu cầu xã hội nhằm thống nhất lợi ích chung của toàn xã hội với lợi ích riêng của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo trật tự xã hội, thúc đẩy cá nhân, xã hội cùng đi lên. Để giải quyết các mâu thuẫn đó, xã hội đề ra những yêu cầu chuẩn mực giá trị được mọi người công nhận và được củng cố bằng sức mạnh tập quán, của dư luận xã hội, của lương tâm mỗi con người.

Xem thêm: Đạo đức là gì? Nguồn gốc, bản chất, chức năng

Khái niệm giáo dục đạo đức

Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của mỗi con người là quá trình tác động qua lại giữa xã hội với cá nhân để chuyển hóa những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực giá trị đạo đức- xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức, công dân đáp ứng được yêu cầu xã hội.

Về bản chất, giáo dục đạo đức là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục.

Quá trình giáo dục đạo đức giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ và sự phồn vinh của đất nước. Trong đó mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục đạo đức là hình thành được những thói quen hành vi đạo đức.

Mục tiêu của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Ở bậc Tiểu học, mục tiêu giáo dục đạo đức nhằm giúp học sinh:

+ Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân; với người khác, với công việc, với cộng đồng, đất nước, nhân loại; với môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.

+ Bước đầu hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực
hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.

+ Bước đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu

Quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học

Quản lí giáo dục đạo đức là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lí lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức.

Nội dung công tác quản lí giáo dục đạo đức gồm:

– Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, đảm bảo sao cho kế hoạch vừa bao quát vừa cụ thể phù hợp với từng đối tượng khác nhau, kế hoạch có tính khả thi. Kế hoạch phải được xây dựng từ tình hình thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức của trường tiểu học hiện tại nhưng cũng chú ý đến hoạt động dự báo khoa học về quản lí giáo dục đạo đức thời gian tới. Kế hoạch phải đưa ra các chỉ tiêu và các giải pháp cụ thể.

– Triển khai chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch theo đúng nội dung yêu cầu và tiến độ, thường xuyên kiểm tra uốn nắn những lệch lạc, bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể.

– Kiểm tra, đánh giá, tổng kết, khen thưởng, phê bình kịp thời nhằm động viên, uốn nắn các lực lượng tham gia tổ chức quản lí giáo dục đạo đức. Tùy theo mục tiêu đề ra của quản lí giáo dục đạo đức mà lựa chọn nội dung quản lí cho phù hợp với kế hoạch đã định.

Tầm quan trọng của việc chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là hình thành cho các em lòng nhân ái mang bản sắc con người Việt Nam; yêu quê hương đất nước hòa bình, công bằng bác ái, kính trên nhường dưới, đoàn kết với mọi người, …

Có ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, đối với cộng đồng và môi trường sống. Tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quy định của nhà trường, khu dân cư, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trung thực. Biết cách tự phục vụ, biết cách học tập, vận dụng làm được một số việc trong gia đình.

Nhà trường với cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lí chặt chẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Với những định hướng mục tiêu giáo dục đạo đức theo những chuẩn mực giá trị tiến bộ, đúng đắn, với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại và đặc biệt với một đội ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản, có đầy đủ phẩm chất và năng lực sẽ là yếu tố có tính quyết định hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

    Giáo dục đạo đức cho học sinh các cấp học nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng và cần thiết trong trường Tiểu học.

    Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng viết:

                                                           "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

                                                             Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

     Sự hình thành và phát triển nhân cách con người, nó là kết quả của sự tác động từ nhiều yếu tố. Trong đó bẩm sinh - di truyền là tiền đề, môi trường là quan trọng, giáo dục là chủ đạo, hoạt động tự giáo dục cá nhân là quyết định. Vì vậy trong công tác giáo dục tuyệt đối không được xem nhẹ hoặc đề cao bất cứ một yếu tố nào. Không nên xem hoạt động giáo dục là vạn năng trong việc giáo dục, đào tạo, tu dưỡng con người. Mà phải có sự phối hợp đồng bộ có tính hệ thống và khoa học giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội cùng với các tổ chức, cơ quan đoàn thể khác. Cần phải có quan điểm đúng đắn về vai trò của từng yếu tố trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người.

    Đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh của Trường Tiểu học số 2 Na sang thì việc giáo dục đạo đức cho các em còn gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, Trường tiểu học số 2 Na Sang là trường thuộc xã vùng biên giới. Nơi đây chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc H’Mông, Thái, K’Mú sinh sống và học tập.  Trường có 260/268 em học sinh là con em dân tộc chiếm 97%. Nhìn chung các em đều có phẩm chất tốt, chăm ngoan, lễ phép, khiêm tốn, trung thực, biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô, ông bà, bố mẹ và người lớn tuổi. Có ý thức tự quản, tự phục vụ tốt. Xong, vốn sống, sự hiểu biết đơn giản nhất về truyền thống đạo đức, giá trị đạo đức, truyền thống “tôn sư – trọng đạo” của các em còn rất hạn chế. Các em dễ bị lôi kéo trước những cám dỗ của cuộc sống.  Chính vì vậy, cần có các biện pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh ngay từ bậc học học đầu tiên. Từ đó giúp các em trang bị cho bản thân những kỹ năng sống cơ bản, học tập và trau dồi về phẩm chất, giá trị đạo đức, truyền thống đạo đức dân tộc.

    Biện pháp thứ nhất: Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh thông qua hoạt động học trên lớp.

    Chỉ đạo giáo viên giảng dạy các khối lớp thực hiện tốt chương trình Hoạt động giáo dục môn Đạo đức.

    Tổ chức giảng dạy tốt hoạt động thực hành, đặc biệt là hoạt động đóng vai các nhân vật trong từng tình huống theo câu chuyện của bài học. Từ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết của học sinh về giá trị đạo đức thông qua tình huống cụ thể.

    Xây dựng nội giáo dục đạo đức theo chủ đề, chủ điểm[Vòng tay bè bạn; Biết ơn thầy cô; Uống nước nhớ nguồn; Ngày Tết quê em,...] Tổ chức dạy vào

các tiết Hoạt động tập thể cuối tuần[Sinh hoạt lớp]; các tiết dạy Ngoài giờ lên lớp theo Phân phối chương trình.

    Giáo dục lồng ghép kỹ năng sống, giáo dục đạo đức thông qua các môn học khác.

    Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn đạo đức. Cho học sinh được xem nhiều hoạt cảnh, câu chuyện giáo dục về đạo đức. Tổ chức cho học sinh thực hành liên hệ với thực tế cuộc sống thông qua các bài học. Rèn luyện tốt các phẩm chất cho học sinh

    Biện pháp thứ hai: Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp.

   Các em học sinh đến trường không chỉ học tập về kiến thức mà còn được giáo dục và rèn luyện về các năng lực, phẩm chất, về truyền thống đạo đức phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học. Thông qua các hoạt động học tập trên lớp thầy cô sẽ hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp cho các em về kiến thức, sẽ bồi dưỡng và rèn luyện cho các em phát triển về các năng lực, phẩm chất, về truyền thống đạo đức dân tộc, về những kinh nghiệm sống, kỹ năng ứng xử cơ bản, đơn  trong cuộc sống. Nhưng giáo dục và rèn luyện qua các hoạt động học trên lớp thì chưa đủ để các em học sinh có cơ hội phát huy hết được khả năng của mình. Do đó cần có sự kết hợp giữa các hoạt động học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bởi “Hoạt động ngoài giờ lên lớp” là một trong những nội dung giáo dục toàn diện học sinh. Với mục đích tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp nhằm khắc sâu kiến thức các môn học và các hoạt động giáo dục bằng cách tổ chức ngoài giờ học. Từ đó giúp các em học sinh trang bị toàn diện hơn về kiến thức, kĩ năng, về năng lực, phẩm chất  để có thể hòa nhập với xã hội. Do đó để giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả tốt thông qua hoạt động Ngoài giờ lên lớp cần:

    Tổ chức linh hoạt, sáng tạo, ý nghĩa trong từng hoạt động tập thể: Múa hát sân trường; Tập thể dục; Trò chơi; Thể thao;...

    Tổ chức cho học sinh tham gia tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học.

    Tổ chức cho các em hưởng ứng và tham gia nhiệt tình vào các buổi giao lưu tiếng Việt theo chủ đề, chủ điểm tại các điểm trường;  Hội vui Trăng rằm,..


    Tổ chức tốt các buổi lao động, vệ sinh làng bản đặc biệt là các buổi lao động vệ sinh làm sạch, đẹp các công trình văn hóa – lịch sử. Tổ chức các buổi giao lưu với học sinh khuyết tật,.... Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái;..Từ đó giúp các em hiểu rõ hơn về giá trị đạo đức, truyền thống đạo đức dân tộc.

 

    Biện pháp thứ 3: Tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi do các cấp tổ chức.

    Tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu đạt giải trong các cuộc thi do các cấp tổ chức điều đó thể hiện ý chí quyết tâm và ý thức đạo đức của mỗi người học sinh. Vì vậy việc giáo dục học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt cũng là một trong những biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả.

    Biện pháp thứ 4: Thực hiện tốt công tác phối kết hợp với giữa Gia đình- Nhà trường – Xã hội trong công tác giáo dục và rèn luyện học sinh.

    Việc giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong các trường tiểu học. Đòi hỏi tất các các thầy cô giáo luôn nhiệt tình, trách nhiệm, luôn đổi mới, sáng tạo trong khâu giáo dục. Sự kết hợp hài hòa, thường xuyên giữa Gia đình- Nhà trường – Xã hội trong công tác giáo dục và rèn luyện học sinh. Có như vậy thì hiệu quả giáo dục đạo đức cho các em mới đem lại kết quả cao.

                                                                                                                                          Na sang, ngày 25 tháng 02 năm 2020

                                                                                                                                                              Người viết

                                                                                                                                                            Trần Thị Lụa

Video liên quan

Chủ Đề