Các nhà khoa học Đại học Mỹ đã tìm ra thuốc chữa trị HIV năm mới 2022 2022

Danh tính của người phụ nữ không được tiết lộ. Cô chỉ được gọi là bệnh nhân Esperanza. Trường hợp của cô mở ra hy vọng dù mong manh với hàng triệu người đang nhiễm HIV trên toàn thế giới, theo The Times.

Bệnh nhân Esperanza bị chẩn đoán mắc HIV vào năm 2013. Nhưng mới đây, tức vào 8 năm sau, kết quả xét nghiệm phát hiện virus HIV không còn tồn tại trong máu cô.

Câu chuyện của bệnh nhân Esperanza đến chỉ vài tháng sau khi các nhà khoa học phát hiện trường hợp đầu tiên tự khỏi HIV mà không cần điều trị vào tháng 8.2020. Đó là bà Loreen Willenberg [67 tuổi] sống ở thành phố San Francisco [Mỹ].

Ca bệnh của bệnh nhân Esperanza vừa được một nhóm các nhà khoa tại Đại học Harvard [Mỹ] công bố trong một cuộc họp cách đây vài ngày. Cuộc họp quy tụ nhiều chuyên gia HIV hàng đầu thế giới.

Phát hiện được trường hợp đầu tiên có thể tự chữa khỏi HIV là điều rất tốt. Tuy nhiên, phát hiện có đến 2 trường hợp như vậy còn quan trọng hơn nhiều. Điều này có nghĩa là ngoài xã hội vẫn còn nhiều trường hợp đã khỏi HIV một cách tự nhiên, tiến sĩ Natalia Laufer, bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Esperanza, chia sẻ.

“Đây là một phát hiện quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu cách điều trị HIV. Sau khi có xét nghiệm, kết quả của cô ấy đã khiến chúng tôi kinh ngạc”, tiến sĩ Laufer nói thêm.

Giải thích về những ca bệnh không cần uống thuốc mà cơ thể có khả năng tự khỏi hoặc kiểm soát HIV tốt đến mức rất khó phát hiện virus trong máu, một số chuyên gia cho rằng có thể là do một số tế bào miễn dịch độc đáo trong cơ thể những người này.

Tuy nhiên, các nhà khoa học di truyền đã tiến hành nhiều nghiên cứu và phát hiện không có bất kỳ đột biến rõ rệt nào cho thấy hệ miễn dịch của những người này hoạt động tốt hơn người bình thường, theo The Times.

Tin liên quan

Các nhà khoa học Mỹ vừa thử nghiệm thành công một kháng thể mới giết chết được 99% virus HIV và ngăn ngừa nhiễm trùng ở khỉ.

Theo BBC, thử nghiệm được tiến hành trên 24 con khỉ cho thấy chúng miễn nhiễm với virus HIV sau khi được tiêm kháng thể, dù sau đó tiếp tục bị tiêm virus HIV vào cơ thể.

Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể người khó tiêu diệt được virus HIV vì chúng có khả năng biến đổi, thay đổi hình dạng và tạo ra nhiều chủng virus khác nhau.

Trong nhiều năm qua, cơ thể của một số ít bệnh nhân phát triển được các "kháng thể vô hiệu hóa diện rộng". Các nhà khoa học cho biết những kháng thể này có thể tấn công nhiều dạng virus HIV, ngay cả khi virus thay hình đổi dạng.

Bộ ba kháng thể mới có thể tiêu diệt 99% virus HIV ở khỉ. Ảnh: BBC.

Vì vậy, họ kết hợp 3 loại "kháng thể vô hiệu diện rộng" gọi là "bộ ba kháng thể". "Chúng mạnh hơn và có bề rộng lớn hơn bất kỳ kháng thể đơn lẻ nào đã từng được khám phá," tiến sĩ Gary Nabel, giám đốc khoa học của Sanofi, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Mục tiêu của các nhà khoa học tiếp theo là các kháng thể này sẽ tiêu diệt tới 90% các chủng virus HIV.

Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm và Dị ứng quốc gia [Mỹ] phát biểu trên BBC: "Sự kết hợp ba loại kháng thể có thể vượt qua sự phòng vệ của virus để phòng ngừa và điều trị HIV hiệu quả."

Giáo sư Linda-Gail Bekker, Chủ tịch Hội AIDS quốc tế, khẳng định: "Loại siêu kháng thể này dường như vượt qua các giới hạn tự nhiên và có thể được ứng dụng nhiều hơn chúng ta tưởng. Đây là một bước đột phá rất lớn".

Thử nghiệm này sẽ được tiến hành trên người vào đầu năm 2018.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, là sự hợp tác giữa Viện Y tế Quốc gia Mỹ và công ty dược Sanofi, đồng thời có sự tham gia của các nhà khoa học tại Đại học Y Harvard, Viện nghiên cứu Scripps và Viện Công nghệ Massachusetts.

Theo Zing

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, Anh đã tiêm những liều đầu tiên của vaccine HIV tiềm năng cho những người tham gia trong cuộc thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 1 được bắt đầu triển khai ngày 4/7.

  • Bị tụt lại phía sau, châu Phi quyết tự sản xuất vaccine COVID-19

  • Bí quyết của tiểu bang tiêm vaccine COVID-19 thành công nhất nước Mỹ

  • Cuộc săn lùng 'siêu vaccine' đối phó mọi biến thể COVID-19

Dù đạt được nhiều thành công với vaccine phòng các loại bệnh khác nhau, thế giới vẫn chưa tìm ra một loại vaccine hiệu quả đối phó với HIV/AIDS.

Theo kênh RT, Đại học Oxford cho biếtthử nghiệm có tên là HIV-CORE 0052 nhằm đánh giá tính an toàn, khả năng dung nạp và khả năng sinh miễn dịch của vaccine HIVconsvX. Dự án là một phần của Sáng kiến Hỗ trợ Vaccine Châu Âu, do Ủy ban Châu Âu tài trợ.

HIVconsvX có thể nhắm mục tiêu vào một loạt các biến thể HIV-1 và có khả năng trở thành một loại vaccine phù hợp để sử dụng trên khắp thế giới.

Các nhà khoa học sẽ tiêm hai liều vaccine cách nhau 4 tuần cho 13 người trưởng thành khỏe mạnh, âm tính với HIV, trong độ tuổi từ 18 đến 65, những người không được coi là có nguy cơ lây nhiễm.

Bước đột phá lớn về vaccine HIV đã đạt được khi các nhà khoa học tái cấu trúc các tế bào miễn dịch để hướng tới khả năng chữa khỏi. Tomas Hanke, nhà nghiên cứu chính của thử nghiệm và là Giáo sư về Miễn dịch học vaccine tại Viện Jenner thuộc Đại học Oxford, cho biết: “Một loại vaccine HIV hiệu quả vẫn chưa đạt được trong 40 năm qua. Đây là thử nghiệm đầu tiên trong một loạt các đánh giá về chiến lược vaccine mới này ở cả những người âm tính với HIV để dự phòng và những người đang sống chung với HIV để được chữa khỏi.”

Giải pháp mà trường Oxford phát triển hoạt động dựa trên cơ chế kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể thông qua tế bào T tiêu diệt các mầm bệnh cụ thể, không giống như hầu hết các ứng cử viên vaccine HIV khác - tạo ra các kháng thể do tế bào B tạo ra để chống lại virus.

HIV tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể và có thể phát triển thành bệnh AIDS đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Năm 2014, Liên Hợp Quốc đã công bố mục tiêu giảm số người mới nhiễm HIV xuống 500.000 người vào năm 2020. Tuy nhiên, năm ngoái đã có khoảng 1,5 triệu ca nhiễm HIV mới.

Nhóm nghiên cứu của Oxford dự kiến sẽ báo cáo kết quả vào tháng 4 năm sau. Họ cũng có kế hoạch bắt đầu các thử nghiệm tương tự ở châu Âu, châu Phi và Mỹ.

Nỗ lực bất thành sau gần 4 thập kỷ

Bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ khỏi Trái đất sau một chiến dịch tiêm chủng hiệu quả cao trên toàn thế giới. Trong thời điểm hiện tại, hàng triệu sinh mạng đã được cứu sống nhờ việc triển khai nhanh chóng các loại vaccine hiệu quả chống lại COVID-19. Nhưng đã 37 năm kể từ khi HIV được phát hiện là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS, thế giới vẫn chưa có vaccine chủng ngừa.

Một nhân viên phòng thí nghiệm tách DNA từ các mẫu để phục vụ thử nghiệm vaccine phòng HIV tại Phòng Thí nghiệm Phát triển và thiết kế vaccine AIDS ở New York City năm 2008. Ảnh:Getty Images

Vaccine đã trở thành vũ khí mạnh mẽ nhất của con người chống lại các bệnh do virus gây ra. Khi căn bệnh mới AIDS bùng phát vào đầu những năm 1980 và virus gây ra nó được phát hiện vào những năm 1983-1984, người ta nghĩ rằng việc cộng đồng nghiên cứu sẽ phát triển một loại vaccine phòng HIV là điều hiển nhiên.

Tại một cuộc họp báo nổi tiếng vào năm 1984, tuyên bố HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ lúc đó là Margaret Heckler đã dự đoán rằng một loại vaccine sẽ có trong hai năm. Nhưng gần 4 thập kỷ qua, giới khoa học đã không ngừng nghiên cứu mà vẫn chưa thể đi đến một loại vaccine hiệu quả với HIV.

Theo tờ Conversation, vấn đề không phải là sự thất bại của các chính phủ haythiếu kinh phí. Khó khăn nằm ở chính virus HIV. Đặc biệt, khó khăn này bao gồm sự đa dạng của chủng HIV và các "chiến lược" trốn tránh miễn dịch của virus này.

Cho đến nay đã có 5 thử nghiệm quy mô lớn Giai đoạn 3 về hiệu quả của vaccine chống HIV, mỗi thử nghiệm với chi phí hơn 100 triệu USD. Ba thử nghiệm đầu trong số này đã thất bại: không có biện pháp bảo vệ chống lây nhiễm HIV, không làm giảm tải lượng virus ở những người đã bị nhiễm.

Thử nghiệm thứ tư, thử nghiệm RV144 gây tranh cãi ở Thái Lan, ban đầu báo cáo mức độ bảo vệ thành công nhỏ chống lại sự lây nhiễm HIV ở những người được tiêm chủng. Tuy nhiên, một phân tích thống kê sau đó báo cáo rằng có đến 78% khả năng bảo vệ chống lại HIV là không thật.

Thử nghiệm vaccine thứ năm, HVTN 702, được yêu cầu xác nhận và mở rộng kết quả của thử nghiệm RV144. Nhưng thử nghiệm HVTN 702 này đã bị tạm dừng sớm, với kết quả: Không đạt được sự bảo vệ chống lại nhiễm virus. Không giảm tải lượng virus ở người đã nhiễm.

Minh hoạ về chủng virus HIV-1.

Sự phức tạp của HIV

Các đặc tính sinh học mà HIV đã tiến hoá khiến cho việc nghiên cứu, phát triển một loại vaccine thành công trở nên rất khó khăn.

Đầu tiên và quan trọng nhất là sự nhân bản liên tục không ngừng của virus. Nhiều loại vaccine không bảo vệ tuyệt đối chống lại việc nhiễm virus, nhưng chúng có thể hạn chế nghiêm trọng sự nhân lên của virus và bất kỳ căn bệnh nào có thể xảy ra. Trong khi đó, để một vaccine có hiệu quả chống lại HIV, nó sẽ cần phải cung cấp một hàng rào ngăn lây nhiễm tuyệt đối chứ không chỉ hạn chế sự nhân lên của virus.

HIV đã phát triển khả năng tạo ra và dung nạp nhiều đột biến trong thông tin di truyền của nó. Hậu quả của việc này là sự biến đổi rất lớn giữa các chủng virus không chỉ từ cá thể này sang cá thể khác mà ngay cả trong một cá thể đơn lẻ.Hãy sử dụng bệnh cúm để so sánh: Mọi người đều biết rằng mọi người cần phải tiêm chủng lại virus cúm mỗi mùa vì sự thay đổi theo mùa của chủng cúm đang lưu hành. Nhưng sự biến đổi của HIV trong một cá thể nhiễm bệnh thậm chí vượt quá toàn bộ sự biến đổi trình tự gien trên toàn thế giới của virus cúm trong cả một mùa.

Thu Hằng/Báo Tin tức [Theo RT, Conversation]

Ấn Độ đóng cửa bệnh viện trong đường dây tiêm vaccine COVID-19 giả

Chính quyền thành phố Mumbai ở Ấn Độ đã phong tỏa bệnh viện Shivam và thu hồi giấy phép hoạt động do nghi ngờ bệnh viện này nằm trong đường dây tiêm vaccine COVID-19 giả.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Vaccine HIV,
  • HIV/AIDS,
  • nhiễm HIV,

Video liên quan

Chủ Đề