Các Chiến dịch bảo vệ môi trường trên thế giới

Miền BắcMiền Nam

Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 9 hằng năm.

Được biết, chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 9 hằng năm. Đến nay chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" đã thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu lượt người và hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới. Việt Nam tham gia hưởng ứng chiến dịch từ năm 1994.

Năm 2022 là năm tiếp tục hưởng ứng chủ đề đã được phát động tại chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" năm 2021 (Cùng hành động để thay đổi thế giới) nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường; kêu gọi các cá nhân, tập thể và cộng đồng cùng chung tay có những hành động thiết thực để giảm bớt gánh nặng cho thiên nhiên và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.

Hơn 400 đoàn viên, thanh niên Điện Biên chung tay hành động

Vừa qua, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức phát động hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 với chủ đề “Cùng hành động để thay đổi thế giới”. 400 đoàn viên thanh niên tham gia lễ phát động và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vệ sinh môi trường...

Các Chiến dịch bảo vệ môi trường trên thế giới
ĐVTN Bộ đội Biên phòng tỉnh dọn vệ sinh tại khu vực hồ điều hòa Tỉnh ủy. (Ảnh: Internet)

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phạm Đức Toàn phát biểu nhấn mạnh: Vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra cục bộ ở một số khu vực, địa bàn; chất thải phát sinh chưa được thu gom, xử lý đạt yêu cầu; tỷ lệ chất thải khu vực nông thôn được xử lý thu gom còn thấp, chưa thực hiện phân loại rác thải tại nguồn. Biến đổi khí hậu ngày càng tác động tiêu cực đến mọi hoạt động đời sống. Trong khi đó, đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường, phòng ngừa ứng phó thiên tai còn hạn chế; nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân chưa đầy đủ. Do đó, cùng chung tay tổ chức các hoạt động thiết thực; triển khai có hiệu quả và tuyên truyền hướng dẫn để đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 vào thực tế cuộc sống; trong đó tập trung vào việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải.

Sau lễ phát động đã diễn ra các hoạt động: Diễu hành trên các tuyến đường chính tuyên truyền về hoạt động bảo vệ môi trường; lực lượng ĐVTN ra quân quét dọn vệ sinh môi trường tại các khu vực Tượng đài chiến thắng, hồ điều hòa Tỉnh ủy, dọc bờ sông Nậm Rốm...

Bắc Ninh phát động hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn

Tại lễ phát động, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải nhấn mạnh, sau 25 năm tái lập tỉnh, địa phương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội nằm trong tốp đầu cả nước. Cùng với đó, công tác bảo vệ môi trường đã được cấp ủy và chính quyền các cấp quan tâm, thực hiện nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là thực tế bức xúc ở nhiều địa phương. Hiện nay, môi trường ở nhiều lưu vực sông, cụm công nghiệp, làng nghề, khu đông dân cư vẫn bị ô nhiễm, ý thức chấp hành luật pháp về bảo vệ môi trường của nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa nghiêm. Trung bình mỗi ngày, tại Bắc Ninh có hơn 1.000 tấn rác sinh hoạt được thải ra môi trường, trong đó hơn 95% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom về 550 điểm tập kết rác thải nông thôn và khoảng 60% lượng rác thu gom đã được xử lý tại các khu xử lý tập trung.

Các Chiến dịch bảo vệ môi trường trên thế giới
Các đơn vị tham gia Lễ phát động nhận chứng nhận từ Ban tổ chức. (Ảnh: TL)

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đề nghị các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa, túi ni-lông đối với kinh tế-xã hội, môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần tại cơ quan, đơn vị; phát động phong trào thu gom, phân loại các sản phẩm từ nhựa, bao bì, túi ni-lông và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định. Các doanh nghiệp, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường để từng bước thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Sau lễ phát động, gần 1.000 học sinh, đoàn viên thanh niên đã tham gia chương trình đổi rác thải lấy quà tặng và tham gia dọn vệ sinh trước cổng trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh.

Khẩu hiệu tuyên truyền trong "Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn"

1. Tất cả vì môi trường xanh sạch đẹp;

2. Môi trường hôm nay - Cuộc sống ngày mai;

3. Môi trường là cuộc sống - Cuộc sống là môi trường;

4. Mỗi người đều có thể làm cho thế giới sạch hơn;

5. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân và trách nhiệm của toàn xã hội;

6. Sống tốt cho môi trường là sống tốt cho chính mình;

7. Chúng ta cùng liên kết chống lại biến đổi khí hậu.

Hải An

Miền BắcMiền Nam

Thông qua các chiến dịch truyền thông, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa, đặc biệt là những thông điệp về bảo vệ môi trường, vì một hành tinh xanh.

Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE) là tổ chức xã hội nghề nghiệp, được thành lập theo Quyết định của Bộ Nội vụ, có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, giám định xã hội và tham gia hoạch định chính sách pháp luật. Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

Từ khi thành lập đến nay VIASEE luôn nhận được sự hậu thuẫn vững chắc từ các ban, bộ, ngành, chính quyền các địa phương trong cả nước, các tổ chức chính trị xã hội, trong đó đặc biệt phải kể đến là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Mặc dù còn nhiều khó khăn, hoạt động mang tính tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự hạch toán…, song Hội đã cố gắng để hoạt động tốt nhất trong khả năng có thể để tạo nguồn kinh phí, duy trì đều đặn các hoạt động.

Thông qua đơn vị thành viên là Tạp chí Kinh tế Môi trường, Hội đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học bằng việc phát hành 01 số mỗi tháng Chuyên san khoa học về lĩnh vực Kinh tế Môi trường, thu hút nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học và tác giả trên cả nước.

Các Chiến dịch bảo vệ môi trường trên thế giới
Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam trồng cây Bồ đề tại tượng đài Thánh Gióng - Sóc Sơn.

Với những tuyến bài phản biện chất lượng, gây tiếng vang, Tạp chí Kinh tế Môi trường đang trở thành một trong số các tạp chí chuyên sâu và có uy tín trong lĩnh vực môi trường nói chung và Kinh tế Môi trường nói riêng tại Việt Nam. Các tin tức, hình ảnh và bài viết chuyên sâu không chỉ phản ánh các vấn đề có tính hiện trạng mà còn đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước về các vấn đề môi trường.

Đặc biệt, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam còn phát triển và vận hành mạng xã hội VnGreen.vn. Đây là một trong số ít diễn đàn về môi trường tại Việt Nam, thu hút nhiều bài viết, hình ảnh và ý kiến phản biện về các vấn đề môi trường, qua đó phổ biến kiến thức và cập nhật thông tin trên nền tảng Internet về các vấn đề bảo vệ môi trường.

Tháng 4/2021, Ban Pháp chế Hội phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức thành công cuộc thi “Sinh viên với môi trường” tại Đại học Luật Hà Nội, thu hút sự tham gia của hơn 200 sinh viên và truyền thông tới hàng chục nghìn sinh viên đã và đang học tập tại các cơ sở đào tạo luật học trên địa bàn Hà Nội.

Tháng 11/2021, Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức thành công cuộc Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26 – Góc nhìn Kinh tế Môi trường" với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế và môi trường, tạo tiếng vang lớn trong cộng đồng và là một trong số ít hoạt động truyền thông đi sâu vào các nội dung mà Thủ tướng Chính phủ cam kết tại COP26 về các vấn đề môi trường.

VIASEE, các hội thành viên, các đơn vị trực thuộc đã có đóng góp đáng ghi nhận trong hoạt động khoa học và công nghệ. Một số hội viên là nhà khoa học, quản lý đã phối hợp chủ trì huy động lực lượng chuyên gia giàu kinh nghiệm tham gia các công trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát thông qua các dự án liên quan về môi trường. Các nhà khoa học của Hội cũng tham gia soạn thảo, góp ý chỉnh sửa các văn bản luật pháp, chính sách, chiến lược về bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Hội luôn giữ mối quan hệ tốt với các cơ quan, các hội liên quan về bảo vệ môi trường. Nhiều hoạt động của Hội được hội viên của các Hội bạn hưởng ứng, tham gia nhiệt tình. Hội lựa chọn trồng cây ở nhiều địa phương trên cả nước. Đó là trồng cây Bồ đề có nguồn gốc từ đất Phật Ấn Độ tại các ngôi chùa và những điểm lựa chọn. Tại nơi đất chùa, đất nghĩa trang thờ anh hùng liệt sĩ, làng SOS, Hội đã và sẽ tiếp tục tổ chức: Trồng cây, trao quà, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.

Cuối tháng 11/2021, Tạp chí Kinh tế Môi trường cùng Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã trao quà từ thiện, trồng cây xanh tại nhiều địa điểm của xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tại đây, đoàn đã trao tặng 5 cuốn sổ tiết kiệm cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương; trao tặng 5 bộ máy tính cho trường THCS Phong Thịnh; trao tặng 5 bộ máy tính, 50 thùng sữa và trồng cây tạo bóng mát cho Trường Tiểu học Phong Thịnh. Tháng 4/2022, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020". Hội thảo được cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý và các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao.

Một nhiệm vụ quan trọng đang được VIASSE thực hiện là tổ chức các Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại Hà Nội. Các khóa đào tạo nhằm cung cấp kiến thức về kinh tế tuần hoàn, các chính sách của Chính phủ về phát triển kinh tế tuần hoàn và các yêu cầu về thương mại bền vững của các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA).

Thông qua các hoạt động truyền thông mang nhiều ý nghĩa, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã khẳng định vị thế của một tổ chức thành viên của VUSTA. Những năm qua, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ do Đại hội lần thứ 3 đề ra, có bước phát triển về tổ chức, tăng cường lực lượng, tiếp tục thực hiện đầy đủ chức năng, công việc của Hội, phát huy thế mạnh của Hội trong tư vấn, phản biện, giám định xã hội, trong giáo dục tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng, trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phục vụ cho bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, hình thành và phát triển nền kinh tế xanh, hoạt động hướng tới cộng đồng đạt hiệu quả tích cực.

Với vai trò là Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam phụ trách công tác truyền thông của Hội, tôi tự thấy rằng, dù đã rất cố gắng nhưng kết quả đạt được vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu của cộng đồng, của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập sâu, rộng. Do vậy, trong thời gian tới, Hội sẽ phát triển, mở rộng những chiến dịch truyền thông, chú trọng lực lượng các tình nguyện viên là học sinh, sinh viên, tham gia hoạt động cụ thể, phù hợp để tiếp tục lan tỏa thông điệp vì môi trường.

Các Chiến dịch bảo vệ môi trường trên thế giới
Nhà báo Nguyễn Tường Quân – Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, Hội cũng sẽ tăng cường công tác phát triển cả về số lượng và chất lượng hội viên, chất lượng hoạt động thực tế; Củng cố, điều chỉnh tổ chức và hoạt động cho phù hợp với sự phát triển trong thời kỳ sau 30 năm đổi mới, tăng cường mở rộng hội nhập quốc tế; Tăng cường công tác kiểm tra, hỗ trợ để tổ chức hoạt động hiệu quả; Tham gia tích cực, có trách nhiệm trong việc tư vấn, phản biện các dự án chiến lược, quy hoạch do các bộ, ngành và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Với vai trò là Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam phụ trách công tác truyền thông của Hội, tôi luôn cố gắng phối hợp cùng lãnh đạo Hội và các đơn vị liên quan, phát triển một cách sáng tạo những hình thức truyền thông để truyền tải một cách hiệu quả thông điệp vì môi trường, giúp nâng cao nhận thức của các hội viên nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung.

Nhà báo Nguyễn Tường Quân