Các cách làm máy tính nhanh hơn

Đa số thiết bị điện tử đều chạy chậm dần theo thời gian, vàLaptop cũng không phải ngoại lệ. Thay vì lại phải tốn tiền mua máy mới hoặc nâng cấp phần cứng thì các bạn hãy thử những cáchlàm Laptop hết lag,chạy nhanh "vèo vèo" trở lại như lúc mới mua trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tắt các phần mềm khởi động cùng Windows

Sau một thời gian, chúng ta có thể đã cài đặt quá nhiều các phần mềm và một trong số chúng thì thi thoảng bạn mới sử dụng tới. Nhưng nếu chúng cứ khởi động cùng với Windows mỗi khi bạn bật máy thì sẽ khiến thời gian khởi động kéo dài thêm.

Bước 1. Tại Desktop, bạn chọn khung tìm kiếm và nhập Task Manager> Open.

Bước 2. Bạn chọn tab Startup. Bạn quan tâm đến mục ảnh hưởng tới thời gian khởi động [Startup impact] với ba mức độ: Ảnh hưởng nhiều [High], trung bình [Medium] và thấp [Low]. Với những phần mềm có mức độ ảnh hưởng nhiều mà bạn không dùng tới thường xuyên thì bạn chọn phần mềm đó và nhấn Disable là xong.

Sau khi thực hiện xong thì bạn sẽ thấy trên thanh trạng thái chuyển sang chữ Disabled có nghĩa là đã bị vô hiệu hóa hay chúng ta đã tắt xong phần mềm đó không cho khởi động cùng Windows.

2. Thực hiện chống phân mảnh ổ cứng [dành cho ổ HDD]

Để hiểu nhanh và đơn giản cho hiện tượng phân mảnh ổ cứng là gì thì các bạn hãy tưởng tượng đầu đọc ổ đĩa là bạn và ổ cứng là một căn phòng. Nhiệm vụ của ổ cứng là đọc ghi dữ liệu cũng giống như bạn sẽ vào phòng rồi lấy và cất đồ vật.

Thông thường các món đồ vật liên quan tới nhau thì bạn sẽ để chúng gần nhau cho dễ lấy. Ổ cứng cũng vậy, chúng sẽ lưu các file. thư mục, tệp tin,... gần nhau để dễ đọc ghi cho lần tiếp theo. Hiện tượng phân mảnh ổ cứng xảy ra khi các file, thư mục, tệp tin,... này bị đặt ra xa nhau trong ổ đĩa.

Điều này có thể diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cũng giống như đồ vật trong căn phòng bạn đã sắp xếp gọn gàng theo trình tự của bản thân thì nay chúng bị xáo trộn lên nên bạn sẽ mất nhiều thời gian để tìm chúng hơn.

Lưu ý:

  • Thời gian thực hiện chống phân mảnh ổ cứng của bạn sẽ diễn ra khá lâu [tùy thuộc vào dung lượng ổ cứng, càng nhiều dữ liệu, càng lâu] nên bạn hãy thực hiện khi bạn không cần phải dùng tới máy [trước khi đi ngủ chẳng hạn].
  • Cách này không áp dụng cho ổ cứng SSD vì cách hoạt động của ổ SSD khác so với ổ HDD nên sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Để tiến hành chống phân mảnh ổ cứng, chúng ta có thể dùng ngay công cụ có sẵn trên Windows 10 và công cụ này khá hiệu quả.

Bước 1. Bạn chọn khung tìm kiếm, nhập từ khóa Defragmentvà mở phần mềm Defragment and Optimize Drivers.

Bước 2. Bạn hãy chọn hết tất cả các ổ cứng HDD mà mình đang có và bấm vào chữ Analyze all để tiến hành phân tích tình hình ổ cứng bị phân mảnh tới đâu.

Bước 3. Nếu trạng thái của ổ cứng hiện lên OK thì bạn không cần phải làm gì cả. Nhưng nếu ổ cứng hiện lên Need Optimization thì có nghĩa là bạn cần phải chống phân mảnh cho ổ cứng này. Bạn hãy chọn ổ cứng đó và chọn Optimize và chờ đợi thêm chút nữa là xong.

Việc chống phân mảnh này bạn nên thực hiện hàng tuần hoặc lâu hơn một chút là hàng tháng để ổ cứng máy chạy nhanh và ổn định hơn.

3. Tăng bộ nhớ RAM ảo

Khi máy tính của bạn thiếu RAM thì sẽ chạy chậm đi một cách trông thấy và nếu như bạn không có đủ chi phí để mua RAM mới thì chúng ta có thể thực hiện bằng cách tăng bộ nhớ RAM ảo thông qua ổ cứng.

Bước 1. Bạn chọn khung tìm kiếm từ khóa Viewadvanced system settingsvà mở lên.

Bước 2. Bạn chọn mục Advanced, phần Performance, bạn chọn Settings.

Bước 3. Sau khi ở phần Performance Options, các bạn chọn sang tab Advanced và chọn phần Change.

Bước 4. Các bạn tích bỏ chọn Automatically manage paging file size for all drives.

Bước 5. Sau đó chúng ta chọn sang phần Custom size.

  • Ở ô Initial size là dung lượng tối thiểu, các bạn có thể đặt thông số gấp 1.5 lần dung lượng RAM của máy hiện tại.
  • Ở ô Maximum size là dung lượng tối đa, các bạn có thể đặt thông số gấp 3 lần dung lượng RAM của máy hiện tại nhưng không nên vượt quá phần Recommended ở phía dưới

Sau khi thiết lập xong, chúng ta chọn Set để lưu lại. Nhấn OK.

Cuối cùng, bạn hãy khởi động lại máy để các thay đổi vừa rồi được thiết lập nhé.

Sau khi thực hiện xong 3 mẹo trên, bạn có thấy máy của mình chạy nhanh thêm chút nào không? Hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ ngay nhé.

Có thể bạn chưa biết, 100% Laptop Thế Giới Di Động bán ra đều tích hợp sẵn Windows bản quyền [được cập nhật Windows 11 từ Microsoft]. Nếu bạn đang tìm mua Laptop để học tập và làm việc, hãy bấm vào nút bên dưới để lựa cho mình một mẫu nhé.

LAPTOP CHÍNH HÃNG - WINDOWS BẢN QUYỀN

Xem thêm:

  • Cách sử dụng Zoom và hướng dẫn sửa lỗi Micro, Camera trên Zoom cho bạn
  • Cách cài hình nền tự thay đổi theo thời điểm trong ngày cực độc đáo cho Laptop
  • Cách nâng cấp [Update] lên Windows 11 chính thức trên máy tính cho bạn
  • Cách cài tiếng Việt cho Windows 11 để sử dụng máy tính dễ dàng hơn

Một trong những tính năng tích hợp sẵn của Windows 10 là Disk Cleanup. Tính năng này cho phép bạn loại bỏ các tập tin tạm không sử dụng tích lũy trên PC bao gồm ảnh thu nhỏ, tập tin chương trình đã tải về và tập tin internet tạm.

Mở trình đơn Windows và tìm 'Disk Cleanup’ bằng cách tìm kiếm chương trình trong thanh tìm kiếm. Tác vụ này sẽ đưa ra cho bạn một danh sách các tập tin chương trình để xóa. Chọn các tập tin bạn muốn xóa bằng cách đánh dấu vào ô bên cạnh tên. Sau khi bạn đã chọn tất cả các tập tin mà bạn muốn xóa, nhấp vào 'Clean up system files.’ Disk Cleanup sẽ tính toán lượng không gian lưu trữ sẽ được giải phóng.

Hãy tranh thủ xóa luôn các tập tin và ứng dụng khác đang chiếm dụng thêm bộ nhớ hoặc không gian đĩa. Một nơi để kiểm tra các tập tin cũ và không sử dụng để xóa là thư mục Downloads của bạn.

5. Xóa phần mềm cũ

PC của bạn thường được cài sẵn các phần mềm bên thứ ba mà có thể bạn không cần dùng đến. Các phần mềm này được gọi là bloatware và có thể chiếm dụng nhiều không gian lưu trữ do kích thước lớn và thường hoàn toàn không được sử dụng.

Có thể có những chương trình khác được cài đặt nhưng không bao giờ dùng đến đang làm chậm PC của bạn. Để kiểm tra các ứng dụng đã cài đặt, vào:

  • Control panel > Programs and Features > Uninstall a Program
  • Nhấp chuột phải vào bất kỳ chương trình nào bạn không cần nữa và chọn ‘Uninstall’
6. Tắt hiệu ứng đặc biệt

Windows 10 đi kèm với rất nhiều hiệu ứng đặc biệt để trải nghiệm người dùng trở nên thú vị hơn. Những hiệu ứng này mặc định theo Windows và các tính năng khác được lập trình để xuất hiện và biến mất khỏi tầm nhìn. Các tính năng đặc biệt khác tích tụ làm chậm máy của bạn bao gồm độ trong suốt và chuyển động.

Mở trình đơn Windows và tìm kiếm ‘System,’ sau đó vào thẻ 'Advanced System Settings’, sau đó vào thẻ 'Advanced’ và chọn 'Performance Settings.’ Nhấp vào thẻ 'Visual Effects’ và nhấp vào nút radio cho 'Custom.’ Bạn sẽ thấy một danh sách các hiệu ứng hình ảnh mà bạn có thể tắt bằng cách bỏ chọn các ô. Nhấp vào 'Apply’ để xác nhận các thay đổi khi bạn đã xong.

7. Tắt hiệu ứng trong suốt

Bên cạnh việc sử dụng tài nguyên hệ thống của bạn để hiển thị các tính năng như chuyển động, Windows 10 cũng sử dụng các hiệu ứng trong suốt cho những tính năng nhất định như trình đơn tác vụ. Hiệu ứng có vẻ nhẹ và đơn giản này thực tế lại khá phức tạp và chiếm dụng nhiều tài nguyên hệ thống hơn bạn tưởng.

Để tắt hiệu ứng trong suốt, mở trình đơn Windows và gõ 'color settings’ vào thanh tìm kiếm để mở cài đặt màu sắc cho Windows 10. Từ đó cuộn xuống cho đến khi bạn thấy nút 'Transparency effects.’ Nhấp vào nút để bật hoặc tắt hiệu ứng trong suốt.

8. Chạy bảo trì hệ thống

Windows 10 có một tính năng tích hợp sẵn để thực hiện các tác vụ bảo trì hệ thống thường xuyên. Tính năng này bao gồm các tác vụ như chống phân mảnh ổ cứng, quét tìm bản cập nhật và kiểm tra xem có phần mềm độc hại và virus hay không.

Bảo trì hệ thống thường chạy ngầm khi PC rảnh rỗi, nhưng bạn có thể chọn chạy thủ công để xem có vấn đề gì với hệ thống mà bạn muốn kiểm tra hay không.

Để thực hiện điều này, mở Control Panel và chọn 'Security and Maintenance.’ Nhấp vào mũi tên để mở rộng các tùy chọn bảo trì và chọn 'Start Maintenance.’ Bạn sẽ có thể thực hiện kiểm tra bảo trì hệ thống thủ công.

9. Nâng cấp RAM

Một cách quyết liệt để cải thiện tốc độ và hiệu năng của PC là nâng cấp RAM, qua đó sẽ tăng dung lượng bộ nhớ trong hệ thống của bạn. Windows 10 yêu cầu tối thiểu 4GB để chạy mượt mà. Nếu bạn đang sử dụng PC cho các công việc hệ thống nặng như chơi game hoặc sản xuất phương tiện, bạn sẽ được hưởng lợi từ việc có thêm bộ nhớ.

Nâng cấp RAM có thể cải thiện mạnh mẽ tốc độ và hiệu năng cho PC của bạn. Để kiểm tra xem PC của bạn cần loại RAM cụ thể nào, mở Task manager [Ctrl + Alt + Delete], sau đó nhấp vào 'Performance.’ Bạn sẽ thấy PC của mình có bao nhiêu khe cắm bộ nhớ cũng như loại RAM, ví dụ như DDR4.  Tìm hiểu thêm về nâng cấp RAM.

10. Nâng cấp thiết bị lưu trữ của bạn

Nâng cấp thiết bị lưu trữ có thể giúp cải thiện mạnh mẽ tốc độ và hiệu năng cho PC của bạn. Hầu hết các PC đều trang bị ổ đĩa cứng quay [HDD] nhưng nâng cấp phần cứng lưu trữ của bạn lên ổ cứng thể rắn [SSD] sẽ biến hệ thống của bạn thành một chiếc máy mạnh mẽ hơn.

Ổ SSD thường đắt hơn ổ HDD nhưng cải thiện về thời gian khởi động, thời gian tải chương trình và độ phản hồi tổng thể của hệ thống rất đáng đầu tư.

Ổ SSD có nhiều kích cỡ khác nhau và tùy thuộc vào yêu cầu hệ thống của PC của bạn. Loại ổ cứng này có kích cỡ 2.5 và M.2 cho máy tính để bàn và máy tính xách tay. Hãy nhớ mua đúng loại SSD tương thích với hệ thống của bạn. Bạn cũng có thể truyền tất cả các tập tin và tài liệu của mình từ ổ cứng sang ổ SSD mới, nên bạn không phải lo lắng về việc mất nội dung của PC.  Tìm hiểu thêm về nâng cấp dung lượng lưu trữ.

#KingstonIsWithYou

Video liên quan

Chủ Đề