Ca sĩ thành an asia là ai?

Chính quyền thành phố HCM đang xét đến chuyện cấm biểu diễn đối với một số ca sĩ hải ngoại đã tham gia trong chương trình văn nghệ Asia 71 với chủ đề "32 năm kỷ niệm” vừa được phổ biến đánh dấu 32 năm thành lập Trung tâm Asia, một trong những trung tâm băng đĩa nhạc lớn nhất của người Việt hải ngoại. Báo chí trong nước dẫn lời giới hữu trách cho biết lý do là vì đĩa nhạc này có nội dung chính trị, xuyên tạc, bôi nhọ nhà nước Việt Nam. Trong số các nghệ sĩ đang bị chú ý trong DVD 71 của Asia có ca sĩ Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, Mạnh Đình, Gia Huy, và đôi diễn viên kịch nói Quang Minh-Hồng Đào. Ông Võ Trọng Nam, Phó giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch nói bất cứ ai vi phạm luật pháp của Việt Nam sẽ bị cấm biểu diễn trong nước.

Trong cuốn DVD này có phong trào chiến dịch thỉnh nguyện thư “Triệu Con tim-Một tiếng nói”. Trong đó, người Việt Nam trong nước và hải ngoại ký thỉnh nguyện thư gửi Liên hiệp quốc và Bộ Ngoại giao các nước trên thế giới về vấn đề nhân quyền của người Việt Nam trong nước, những người tranh đấu nói lên sự thật thì bị ở tù. Cộng sản họ sợ sự thật. Cho nên, họ không muốn người dân trong nước coi.

Thời gian thi hành lệnh cấm chưa được xác định. Nhạc sĩ Trúc Hồ, Giám đốc Trung tâm Asia, cho rằng sở dĩ DVD 71 bị cấm là vì có nhắc tới chiến dịch thỉnh nguyện thư quốc tế kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam do chính anh đề xướng:

“Họ không muốn những người Việt trong nước biết là trong cuốn DVD này có phong trào chiến dịch thỉnh nguyện thư “Triệu Con tim-Một tiếng nói”. Trong đó, người Việt Nam trong nước và hải ngoại ký thỉnh nguyện thư gửi Liên hiệp quốc và Bộ Ngoại giao các nước trên thế giới về vấn đề nhân quyền của người Việt Nam trong nước, những người tranh đấu nói lên sự thật thì bị ở tù. Cộng sản họ sợ sự thật. Cho nên, họ không muốn người dân trong nước coi.”

Phản hồi trước lệnh cấm của thành phố HCM, ca sĩ Lâm Thúy Vân của Trung tâm Asia có tham gia trong DVD 71 và chiến dịch thỉnh nguyện thư “Triệu Con tim-Một Tiếng nói” phát biểu:

“Cấm DVD của ASIA được xem ở Việt Nam như là vô tình giúp cho người dân hiếu kỳ thêm và phải tìm đến DVD này để xem và hiểu được sự thật tình trạng nhân quyền bên nước Việt Nam. Cấm xem nghĩa là họ đang sợ một điều gì đó hoặc đang che dấu một điều gì đó. Thúy Vân sống ở hải ngoại, khán giả của Thúy Vân ở khắp nơi. Những việc Vân thấy đúng với lương tâm, Vân cứ làm. Còn chuyện việc đó có bất công hay bất lợi cho Thúy Vân sau này, cái đó Vân thật sự không quan tâm.”

Bấm vào nghe tường trình và phỏng vấn

Ủy ban Nhân dân Thành phố HCM đã có lệnh cấm sao chép và lưu hành DVD 71 của ASIA. Những ai vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Tin cho hay các nghệ sĩ trong nước tham gia DVD này cũng có thể bị kỷ luật nghiêm ngặt.

//www.youtube.com/embed/Qp1XQZJBPDI

Danh ca Hoàng Oanh tên thật là Huỳnh Kim Chi, sinh ngày 06/11/1946. Bà được mệnh danh là “Con chim vàng Mỹ Tho”, là một trong 10 nữ ca sĩ ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam trước năm 1975. Hoàng Oanh lớn lên trong một đình nghệ sĩ, cha của cô là 1 người tài tử biết hát và biết đàn rất nhiều loại nhạc cụ, khi ông thấy con gái có giọng hát hay nên ông đã bắt đầu dạy cô hát. Cô được cha đào tạo từ lúc 4 tuổi, đến 5 tuổi cô đã bắt đầu đi thi các cuộc thi ca nhạc.

Cô là một giọng hát bền bỉ và chuyên về các dòng nhạc vàng và nhạc tiền chiến. Cô được xem là một trong những giọng ca trụ cột cho trung tâm Asia và cũng đóng góp nhiều lần cho các trung tâm khác như Thúy Nga. Có rất nhiều ca sĩ từng phát biểu với truyền thông rằng Hoàng Oanh là thần tượng của họ như Hương Lan, Như Quỳnh, Tâm Đoan, Mai Thiên Vân, Hương Thủy, Hà Thanh Xuân, Bảo Khánh…

Cô là một nghệ sĩ có sự nghiệp và đời tư ít thăng trầm: từ nhỏ đi hát và đi học, sống với gia đình và tình thân bằng hữu, cùng với cảm tình nồng hậu của thính giả với nhiều tác phẩm thành công như “Chuyến đò vĩ tuyến”, “Anh tiền tuyến em hậu phương”, “Một người đi”, “Sao chưa thấy hồi âm”, “Về đâu mái tóc người thương”…

Ca sĩ Hoàng Oanh

Ca sĩ Hoàng Oanh

Nhạc sỹ Việt Dzũng từ trần

Nhạc sỹ và ca sỹ Việt Dzũng, tác giả của nhiều ca khúc trong đó có Một Chút Quà Cho Quê Hương, vừa qua đời ở tuổi 55 tại California sau một cơn trụy tim.

Thông cáo trên diễn đàn của Trung tâm Asia cho biết ông từ trần vào lúc 10 giờ 35 phút sáng ngày 20/12/2013, giờ địa phương, tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam.

Ông được biết đến rộng rãi không chỉ với vai trò là người dẫn chương trình cho chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia mà còn bởi các hoạt động đấu tranh, cổ súy cho phong trào dân chủ trong nước.

Phản ứng về việc ông Việt Dzũng ra đi, hôm 21/12, nhạc sỹ Nam Lộc, một thành viên từ Trung tâm Asia nhận xét ông Dzũng là 'một thiên tài', một người sống và làm việc cần mẫn, chăm chỉ suốt đời 'vì lý tưởng tự do cho cộng đồng, cho tha nhân và dân tộc'.

Theo ông Nam Lộc, nhạc sỹ Việt Dzũng chỉ có một mục đích sống đó là 'đóng góp cho nghệ thuật và đóng góp cho quê hương, đất nước', cũng như không ngừng lên tiếng giúp 'những người không thể lên tiếng bảo vệ mình'.

"Việt Dzũng ra đi là một sự mất mát rất lớn lao... Trước hết đối với cộng đồng, chúng ta mất đi một chiến sỹ luôn luôn tranh đấu cho tự do dân chủ và cho nhân quyền," ông nói với BBC từ Hoa Kỳ.

"Những người thấp cổ bé miệng mất đi một tiếng nói mạnh mẽ đại diện cho mình, đại diện cho những người muốn nói lên tiếng nói mà không nói được ở khắp mọi nơi trên thế giới,

"Trung tâm Asia mất đi một người cộng tác, một người cố vấn nòng cốt ở trong chương trình, cá nhân tôi mất đi một người bạn thân tình mà tôi quý mến," nhạc sỹ Nam Lộc chia sẻ.

Tiểu sử

Chụp lại hình ảnh,

Nhạc sỹ Việt Dzũng là người được biết đến với những nhạc phẩm cổ súy cho phong trào dân chủ trong nước

Nhạc sỹ Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh ra tại Sài Gòn năm 1958 và là con trai của bác sỹ Nguyễn Ngọc Bảy, một cựu dân biểu dưới thời Việt Nam Cộng hòa.

Ông vượt biên sau biến cố 1975 khi mới 17 tuổi, và trong 38 năm định cư tại Hoa Kỳ, ông chưa từng quay trở lại Việt Nam.

Ông bắt đầu đi theo sự nghiệp âm nhạc từ năm 1978 và sáng tác những bài nhạc Việt đầu tay cũng trong năm này, trong số đó có nhiều bài hát viết cho người Việt tỵ nạn và lên án chính quyền trong nước.

Năm 1978, ông gặp ca sỹ Nguyệt Ánh và hai người đã lưu diễn khắp các tiểu bang Mỹ cũng như tại các tòa lãnh sự, sứ quán Mỹ ở các quốc gia châu Á.

Các bài hát và hoạt động của ông và ca sỹ Nguyệt Ánh là lý do khiến cả hai sau đó bị chính quyền Việt Nam tuyên án tử hình vắng mặt. Các tác phẩm của ông cũng bị cấm phổ biến trong nước.

Năm 1996, ông đồng sáng lập chương trình phát thanh Radio Bolsa, phát thanh ở Nam California, Bắc California Houston và Texas.

Cũng trong năm 1996, ông trở thành người dẫn chương trình cho Trung tâm Ca nhạc Asia, bên cạnh đó, ông cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN - hai tổ chức đều do nhạc sỹ Trúc Hồ làm giám đốc điều hành.

Cho đến nay, ông đã có khoảng 450 nhạc phẩm là sáng tác của mình.

Phát biểu tại Asia 71

Một trong những phát biểu đáng chú ý của ông gần đây, đó là tại đêm nhạc Asia 71 mà ông làm người dẫn chương trình hồi tháng Một năm nay.

Trong phần giới thiệu về bài hát 'Triệu con tim' của nhạc sỹ Trúc Hồ, được viết để cổ động cho phong trào thỉnh nguyện thư nhằm kêu gọi quốc tế gây sức ép đối với chính quyền Việt Nam về nhân quyền, ông đã đề cập đến trường hợp những nhà bất đồng chính kiến bị cầm tù trong nước.

"Ngày 24/9 năm 2012, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, bất chấp dư luận quốc tế, đã đưa ba nhà yêu nước ra tòa là các blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài Gòn, tức luật sư Phan Thanh Hải," ông nói.

"Cả ba đã bị tuyên án rất nặng, từ bốn năm đến 12 năm tù vì tội gọi là Tuyên truyền chống Nhà nước."

"Cả ba bị bắt và bị kết án chỉ vì một lý do duy nhất: Họ là những người dám lên tiếng cảnh báo về âm mưu xâm lăng của Trung Quốc và tham vọng bá quyền muốn chiếm biển đảo của Việt Nam."

Chỉ một tháng sau, ngày 30/10, tòa án Việt Nam cũng tuyên án nặng cho hai nhạc sỹ yêu nước là Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, tác giả hai nhạc phẩm "Anh là ai" và "Việt Nam tôi đâu".

"Đây là những bản án phi lý nhất mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có thể áp đặt lên những tù nhân lương tâm chỉ vì họ có một cái tội duy nhất, đó là bày tỏ lòng yêu nước của mình," ông nói thêm.

Cuối phần giới thiệu của mình, ông nói ca khúc 'Triệu con tim' sẽ "thay thế cho những người ở Việt Nam bị bịt miệng không được cất tiếng nói".

Đĩa Asia 71 cũng như bài hát này đã bị chính quyền Việt Nam cấm phổ biến trong nước, tuy nhiên chúng vẫn được lan truyền rộng rãi trên mạng và cho đến nay đã thu hút tổng cộng hơn một triệu lượt xem trên YouTube.

Phản ứng trong giới nghệ sỹ

Chụp lại hình ảnh,

MC Nam Lộc nói nhạc sỹ Việt Dzũng làm việc nhiều lúc quá sức.

Ngay sau khi tin từ trần của nhạc sỹ Việt Dzũng được loan tải, nhiều ca sỹ, nhạc sỹ trong và ngoài nước đã viết những dòng tưởng nhớ đến ông.

Nhạc sỹ, MC Nam Lộc, đồng nghiệp và thân hữu với ông Việt Dzũng nói nhạc sỹ vừa quá cố chỉ có một mục đích sống đó là 'đóng góp cho nghệ thuật và đóng góp cho quê hương, đất nước', cũng như không ngừng lên tiếng giúp 'những người không thể lên tiếng bảo vệ mình'.

"Việt Dzũng ra đi là một sự mất mát rất lớn lao...", nhạc sỹ chia sẻ cảm xúc từ Hoa Kỳ.

"Trước hết đối với cộng đồng, chúng ta mất đi một chiến sỹ luôn luôn tranh đấu cho tự do dân chủ và cho nhân quyền,

"Những người thấp cổ bé miệng mất đi một tiếng nói mạnh mẽ đại diện cho mình, đại diện cho những người muốn nói lên tiếng nói mà không nói được ở khắp mọi nơi trên thế giới,

"Trung tâm Asia mất đi một người cộng tác, một người cố vấn nòng cốt ở trong chương trình, cá nhân tôi mất đi một người bạn thân tình mà tôi quý mến," ông nói với BBC hôm 21/12/2013.

Nhạc sỹ Trúc Hồ viết trên Facebook:

Việt Dzũng là một người sống có đức nên ra đi nhẹ nhàng lắm ... không đau đớn gì cả.

Hãy yên tâm mà đi nhé bạn hiền ... chắc chắn các thế hệ sau sẽ tiếp nối con đường của bạn hiền đã đấu tranh trên 35 năm qua cho một đất nước Việt Nam được công bình và tự do.

Một trái tim, một tấm lòng nặng với mẹ Việt Nam ... đứa con thân yêu này của Mẹ hôm nay đã ra đi nhưng dòng nhạc bất tử vẫn còn mãi mãi ở lại với đời.

Nhạc sỹ Tuấn Khanh bình luận trong bài viết được đăng tải trên trang của blogger Huỳnh Ngọc Chênh:

"Với nhiều người, nhạc sĩ Việt Dzũng được coi là tấm gương hoạt động và tranh đấu đáng ngưỡng mộ, với một số người khác, nhạc sĩ Việt Dzũng được xem như là nhân vật đối lập không thể chấp nhận được của Nhà nước Việt Nam.

"Vài năm sau biến cố tháng 4-1975, trong bối cảnh đời sống xáo động và còn nhiều chủ trương cực đoan, ông và nhạc sĩ Nguyệt Ánh từng bị nhà nước Việt Nam kết án tử hình vắng mặt.

"Khi còn sinh thời, nhạc sĩ Việt Dzũng từng nói đùa rằng ông đợi nhạc sĩ Việt Khang ra tù để kết nghĩa anh em, vì có cùng chữ "Việt" trong nghệ danh, cũng như cùng tâm hồn tranh đấu. Nhưng nay thì ước muốn đó đã không thể thành sự thật."

Ca sỹ Tóc Tiên viết trên Facebook:

"Một người vừa nằm xuống ... lặng lẽ cả buổi chiều!

"Dạo gần đây tôi hay nghĩ và nói rằng "biết đâu không gặp nhau nữa", ít nhiều đã có những chuẩn bị cho riêng mình...

"Nhưng biết làm gì đây với những "ra đi" không được chuẩn bị trước ..."

Video liên quan

Chủ Đề