Bugi ô tô bao lâu thay

Nhỏ nhưng có võ, bugi xe ô tô giữ một vai trò quan trọng trong quá trình khởi động động cơ xe. Để xế cưng hoạt động trơn tru, bạn cần thường xuyên kiểm tra và thay bugi khi cần thiết. 

Nằm trong bộ phận đánh lửa, bugi xe ô tô là chi tiết luôn phải hoạt động trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt với nhiệt độ và áp suất vô cùng lớn. Vì vậy, việc chăm sóc và bảo dưỡng bugi định kỳ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận hành cũng như tuổi thọ các chi tiết trong động cơ xe. 

Quan trọng là vậy nhưng không phải bác tài nào cũng nắm rõ các “triệu chứng” bệnh của bugi xe ô tô cũng như cách thay mới. Hiểu rõ điều này, Tạp Chí Lái Xe mang đến những kinh nghiệm bắt bệnh bugi, cùng phương pháp thay bugi đúng chuẩn.  

1. Bugi xe ô tô là gì?

Bugi xe ô tô là một bộ phận nằm trong hệ thống đánh lửa. Nhiệm vụ của bugi là bật tia lửa điện ở giữa điện cực trung tâm và điện cực của bên nối mát, nhằm giúp đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu (xăng và không khí) từ chế hòa khí đã được nạp trong buồng đốt.

Cấu tạo cơ bản của một bugi bao gồm: Cực mát (cực được uốn cong), cực tâm (cực đánh lửa), sứ cách điện, phần vỏ kim loại, đầu tiếp xúc với dây cao áp...

Bugi ô tô bao lâu thay
Bugi xe ô tô

Môi trường hoạt động của bugi vô cùng khắc nghiệt: điều kiện áp suất nén lên đến 50 kg/cm2 và môi trường nhiệt độ tầm 2.500°C. Đó cũng là lý do bugi cần có độ bền cao, đạt được khả năng áp suất và chịu nhiệt cao.

Đảm bảo các tiêu chuẩn này, bugi mới có thể cho tia lửa mạnh, giúp duy trì hoạt động ổn định của động cơ.

2. Chọn bugi đúng cách

Dựa trên khả năng tản nhiệt khác nhau, bugi được chia làm 2 loại là bugi nóng và bugi nguội. Tùy theo động cơ, bạn có thể chọn loại bugi thích hợp để xe ô tô hoạt động hiệu quả nhất.

Bugi ô tô bao lâu thay
Các loại bugi ô tô

Bugi nóng    

Bugi nóng là kiểu bugi phát xạ ít nhiệt, dễ bị nóng.

Bugi loại nóng sử dụng cho động cơ có tỉ số nén thấp (phân khối nhỏ), tốc độ động cơ không cao, xe thường xuyên chạy tốc độ thấp, chạy các quãng đường ngắn, tải nhẹ.

Bugi nguội

Đây là kiểu bugi phát xạ ra nhiều nhiệt, dễ làm nguội.

Bugi nguội được sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao (phân khối lớn), tốc độ động cơ thường hoạt động ở chế độ cao, xe thường xuyên chạy ở tốc độ cao, chạy các quãng đường dài, tải nặng.

3. Triệu chứng cho thấy bugi có vấn đề và cách khắc phục

Để cải thiện mức tiết kiệm nhiên liệu và tránh sự cố khi lái xe, bạn nên thường xuyên kiểm tra máy, cũng như tình trạng động cơ. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bugi của bạn đang có vấn đề. 

3.1 Tốn nhiên liệu hơn 

Bugi bị hư hỏng có thể khiến động cơ tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn bình thường. Vì khi hệ thống điều khiển động cơ (ECM) không kiểm soát được cường độ tia lửa hoặc hàm lượng oxy, nó sẽ lấy thêm nhiên liệu để bù cho quá trình đốt cháy kém.

>> Nếu bạn muốn TIẾT KIỆM tối đa nhiên liệu và tăng TUỔI THỌ cho xe, THAM KHẢO NGAY Các thói quen giúp duy trì ĐỘ BỀN của xe và TIẾT KIỆM nhiên liệu

3.2 Máy không nổ

Tình trạng mất lửa diễn ra khi bugi không thể đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu không khí. Đây là triệu chứng của tình trạng bugi bị mòn, nhiễm bẩn, dây phin bị nứt,…

3.3 Đèn Check Engine bật sáng 

Dây bugi nối với bugi và truyền dòng điện từ bô bin đánh lửa, giúp bugi phát tia lửa điện đốt cháy hòa khí trong buồng đốt. Khi một trong hai chi tiết này bị hư hỏng, hao mòn, tia lửa sẽ yếu đi hoặc mất lửa khiến động cơ bỏ máy hoặc giảm công suất.

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến đèn Check Engine phát sáng. 

Bugi ô tô bao lâu thay
Đèn Check Engine sáng

ECM nhạy cảm hơn nhiều so với nhiều người lái và có thể phát hiện sự không đốt cháy trong xi-lanh.

3.4 Khó khởi động xe

Bugi ô tô bao lâu thay
Bugi hư khiến xe khó khởi động

>> CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: 90% người dùng đang CHỌN SAI dầu nhớt khiến ô tô NHANH HỎNG

Khi động cơ “nguội lạnh”, rất khó để xác định thời điểm đánh lừa. Trong tình trạng này, ECM phải bổ sung thêm nhiên liệu để giải phóng hơi nước đọng lại trong xilanh.

Đây là lý do khiến cho bugi bị mòn khó bắt lửa, dẫn đến khó khởi động hoặc không đủ điều kiện để khởi động động cơ.

3.5 Xe rung hơn khi ở chế độ nghỉ

Ở chế độ cầm chừng, các vấn đề về bugi sẽ được thể hiện rõ ràng hơn, cụ thể như động cơ rung nhiều hơn. Về cơ bản thì hiện tượng không đốt cháy trong xilanh (misfire) thường chỉ xảy ra ở chế độ nghỉ.

3.6 Hiệu suất kém

Khi tăng tốc, bugi dưới sự điều khiển của ECM sẽ cung cấp tia lửa mạnh để đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn và tạo ra nhiều năng lượng hơn. Bugi bị lỗi hoặc cuộn dây đánh lửa yếu có thể không tạo ra tia lửa đủ mạnh.

3.7 Phản ứng chậm

Đây là tình trạng động cơ không phản ứng ngay lập tức đúng với “tín hiệu khởi động” từ người lái xe. Bên cạnh đó, "sức mạnh" động cơ có thể đột ngột tăng lên và được thể hiện qua tình trạng máy nổ không đều. 

Dấu hiệu phản ứng chậm trong việc phân phối năng lượng, gây hiện tượng xe giật bất ngờ có thể cho biết bugi đang gặp vấn đề.

4. Bắt bệnh bugi xe ô tô qua màu sắc

Tuy là chi tiết nhỏ nhưng bugi ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ chính. Vì vậy việc thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh bugi định kỳ có thể giúp bạn nhận biết được tình trạng hoạt động của động cơ, từ đó có những điều chỉnh kịp thời. 

Để biết trạng thái hoạt động của xe và bugi, bạn có thể căn cứ vào màu sắc hay tình trạng của bugi. 

Bugi màu đỏ gạch, nâu vàng

Tình trạng màu sắc này chứng tỏ bugi có mức nhiên liệu hòa trộn với tỉ lệ thích hợp, hệ thống đánh lửa hoạt động tốt, bugi sử dụng đúng dải nhiệt độ. 

Bugi ô tô bao lâu thay
Bugi màu nâu vàng

Đây là dấu hiệu cho thấy động cơ xe của bạn hoạt động bình thường, tỷ lệ hòa khí đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và các thành phần cơ học ổn định. 

Bugi có màu đen và khô

Bugi có màu đen, khô bám trên bề mặt sứ là dấu hiệu cho thấy động cơ xe của bạn đang hoạt động ở mức giàu nhiên liệu (dư xăng) hoặc xe chạy cầm chừng quá mức.

Đối với những xe có hiện tượng khói đen kèm theo từ ống xả thì rất có thể xe của bạn đang chạy trong tình trạng giàu nhiên liệu, nhiên liệu không được đốt hết. 

Hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân như: lọc gió bẩn dẫn đến nghẹt làm cung cấp không đủ không khí để đạt tỷ lệ hỗn hợp chuẩn, bộ chế hòa khí hỏng, cánh bướm gió bị kẹt, bugi đánh lửa yếu nên không đốt cháy hết hòa khí.

Trước khi thay bugi, bạn cần điều chỉnh lại tỷ lệ hòa khí phù hợp, vệ sinh lọc gió, bướm gió...

Bugi màu đen và ướt 

Bugi có màu đen và ướt là dấu hiệu cho thấy trình trạng bị lọt dầu vào xi lanh. Khi đó, dầu bị đốt tạo nên lớp muội than đen trên lớp vỏ sứ của bugi. 

Bugi ô tô bao lâu thay
Bugi màu đen, ướt

Khi xuất hiện tình trạng này, bạn cần kiểm tra thành xi lanh, xéc măng xem có bị gãy hay lắp sai vị trí hay không. Nếu có thì bạn cần khắc phục ngay tránh tình trạng diễn biến xấu thêm.

Bugi có màu trắng

Bugi có màu trắng là dấu hiệu tỉ lệ hòa khí đang gặp vấn đề, hoặc có thể bugi đang sử dụng là loại quá nóng cho động cơ.

Nguyên nhân gây nên tình trạng có thể là do lựa chọn bugi ban đầu chưa phù hợp (có khoảng nhiệt quá lớn), chỉ số octan của nhiên liệu quá thấp, thời gian đánh lửa của động cơ không tối ưu, hệ thống làm mát động cơ hỏng, hoặc động cơ bị thiếu xăng ….

Với trường hợp này, bạn cần mang đến trung tâm bảo dưỡng để tìm ra nguyên nhân, từ đó đề ra cách khắc phục giúp hệ thống hoạt động được chính xác. 

Bugi bị vỡ đầu sứ 

Bugi bị vỡ đầu sứ có thể do tác động cơ khí, hoặc thao tác tháo lắp sai khiến bugi bị đè nặng lên cực tâm. Tình trạng này cũng có thể do sử dụng lâu ngày bugi bị đóng cặn ở đầu sứ bugi, hay do cực tâm bị gỉ sét.

Với tình trạng này, bugi sẽ mất lửa, đánh lửa muộn so với thời điểm phun nhiên liệu, làm giảm công suất động cơ. Cần thay mới bugi để khắc phục. 

Bugi có khoảng cách đánh lửa lớn 

Khoảng cách đánh lửa lớn chứng tỏ bugi của bạn đã hết hạn sử dụng.

Sau một thời gian dài, quá trình đánh lửa sẽ làm mòn cực tâm làm tăng khoảng cách đánh lửa của bugi. Điều này làm cho khe hở đánh lửa tăng lên, giảm khả năng đánh lửa của bugi, làm giảm công suất của động cơ.

Trong trường hợp này, nên thay bugi mới để động cơ hoạt động tốt hơn.

Bugi bị mòn cực âm

Trường hợp này xảy ra do bugi bị ảnh hưởng bởi sự tác động của các chất phụ gia có trong xăng và dầu động cơ.

Khi có tình trạng trên, động cơ sẽ bị mất lửa, đặc biệt là khi tăng tốc do khe hở đánh lửa giữa hai điện cực bugi lớn làm điện thế đánh lửa kém, xe cũng khởi động khó khăn.

Bạn nên thay bugi mới để động cơ hoạt động hiệu quả.

5. Thời điểm được khuyến cáo nên thay bugi

Thông thường, các chủ xe thường chỉ đi bảo dưỡng, thay mới bugi khi xe gặp phải các trục trặc. Thói quen tai hại này sẽ có thể khiến xe gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng dẫn đến hư hỏng nặng hơn. 

Kết cấu ô tô là một tổng thể, các bộ phận đều có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Vì vậy, nếu bugi quá cũ kỹ, hư hỏng nhiều sẽ khiến nhiều bộ phận khác gặp vấn đề.

>>  Bạn đã biết rõ các mốc thời gian BẢO DƯỠNG xe ô tô định kỳ chưa? Xem ngay TẠI ĐÂY

Bugi ô tô bao lâu thay
Bugi mới và bugi lâu ngày

Tùy vào động cơ xe, cũng như điều kiện địa hình di chuyển mà bạn lựa chọn thời điểm thay thế bugi. 

Theo khuyến cáo của chuyên gia, bugi ô tô nên được thay khi quãng đường vận hành đạt trong khoảng từ 60.000 km đến 100.000 km. Nếu xe sở hữu turbo thì bugi cần được thay thế trong khoảng 60.000 km đến 70.000 km. 

Bạn chỉ nên gõ bẹt chấu bugi gần với cực a-nốt (cực giữa) khi cực này bị mòn trong các trường hợp khắc phục tạm thời chứ không nên sử dụng cách này để tiết kiệm tiền thay thế.

Bugi cũng cần được vệ sinh định kỳ sau 20.000 km di chuyển. Để có thể nâng cao tuổi thọ của bugi bạn cũng nên kết hợp với việc vệ sinh thay thế lọc gió động cơ định kỳ.

6. Thay thế bugi một cách chuyên nghiệp và đúng cách

Tiếp cận bugi 

Để tiếp cận bugi, bạn cần tháo các bộ phận che chắn động cơ như vỏ động cơ, tấm chắn nhiệt hoặc ống nạp.

Tháo dây bugi hoặc dây đánh lửa

Trước khi tháo dây,  bạn nên dùng băng dán hoặc một số phương tiện khác để đánh dấu vị trí, nếu không bugi có thể không đánh lửa đúng thứ tự. Sau đó, hãy thay dây bugi bị mòn hoặc hư hỏng.

Thổi ống bugi

Các ống bugi không được bảo vệ là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn hoặc mảnh vỡ kim loại. Bạn có thể dùng khí nén để loại bỏ bụi bẩn, ngăn không cho chúng rơi vào xi lanh khi bạn tháo bugi.

Tháo bugi

Bạn có thể sử dụng đầu tuýp phù hợp với từng loại bugi và xoay nó ra.

Bugi ô tô bao lâu thay
Tháo bugi

Làm sạch bugi

Tiến hành ngâm đầu bugi vào xăng. Bước này đòi hỏi bạn phải tỉ mỉ và cẩn thận loại bỏ mọi bụi bẩn ở bên trong nồi bugi.

Thiết lập khoảng cách điện cực bugi

Hầu hết bugi mới được thiết lập sẵn khoảng cách điện cực từ nhà máy nhưng bạn nên kiểm tra và điều chỉnh khoảng cách này theo hướng dẫn để chắc chắn.

Khoảng cách điện cực bugi nên để trong khoảng: 0,6 ~ 0,7 mm. Nếu như khe hở rộng quá thì tia lửa điện khó phóng qua. Còn khe hở quá hẹp thì tia lửa sẽ không đủ lớn để hỗn hợp bắt cháy và xe cũng sẽ tốn nhiều nguyên liệu hơn.

Tra dầu bôi trơn cho bugi mới

Chỉ sử dụng một loại dầu chống dính nhất định, lấy một ít để bôi trơn bugi và gioăng bugi.

Lắp bugi mới

Xoay bugi bằng tay cho đến khi cảm thấy chặt. Sau đó dùng tuýp và thanh nối siết chặt bugi với lực vừa đủ theo yêu cầu kỹ thuật. Bạn nên kiểm tra hướng dẫn để lắp đúng phương pháp. 

Loại bugi có gioăng thường chỉ cần vặn một phần tư đến một nửa vòng là chặt. Trong khi đó, loại không gioăng phải vặn khoảng 16 vòng. 

Lắp lại các bộ phận khác

Lắp lại các bộ phận theo trật tự. Bạn nên đảm bảo độ liên kết chắc chắn trước khi nổ máy, kiểm tra.

7. Những lưu ý khi thay mới bugi ô tô

Chờ động cơ nguội mới thay bugi

Theo lời khuyên của chuyên gia, bạn nên chờ để động cơ xe nguội hẳn trước khi tháo lắp các bugi. Nếu bạn cố gắng vặn một bugi lúc máy đang nóng có thể khiến phần đầu răng bugi kẹt chặt và bứt rút cả lỗ vặn ở đầu quy-lát.

Không giật mạnh các dây bugi

Nếu bạn giật mạnh dây cắm bugi, các chụp bugi có xu hướng dính chặt vào đầu bugi sẽ bị toạc ra, hoặc làm đứt dây. 

Thay vào đó bạn nên xoay chụp nhẹ nhàng, vặn và kéo ra một cách từ từ cho tới khi chụp bugi được rút ra khỏi lỗ. 

Lau sạch bụi bẩn

Trước khi tháo các bugi cũ ra, bạn nên lau sạch các vết bẩn dính xung quanh. Vì khi bugi được tháo, các loại bụi bẩn có thể lọt vô máy và làm hư các séc-măng của pít-tông. 

Bugi ô tô bao lâu thay
Lau sạch bụi bẩn trước khi thay bugi

>> XEM NGAY ĐỂ BIẾT: Cách tự VỆ SINH xe ô tô TOÀN DIỆN nhất từ A đến Z

Bạn có thể sử dụng khí nén hoặc dung môi xịt để làm sạch bụi trước khi tháo lắp bugi.

Tháo bugi bằng công cụ vặn tay

Nên vặn bugi ra bằng khóa tuýp chứ không nên dùng dụng cụ vận hành bằng khí nén. Vì nếu răng bugi không ăn khớp với răng lỗ vặn, bugi sẽ không xoáy chặt vào trong và dẫn tới các răng sẽ dễ bị hư.

Trong trường hợp bugi bắt đầu kẹt cứng, bạn cần dừng tay ngay. Xịt một ít dầu vào chỗ răng bugi và để ngấm vài phút, rồi thao tác nhẹ nhàng để vặn ra.

Thay bugi chính hãng

Bugi có vai trò quan trọng đảm bảo vận hành xe an toàn. Vì vậy bạn nên chọn thay các loại bugi chính hãng, đúng thông số kỹ thuật với xe.

Bugi chính hiệu mới phù hợp cả về kích thước và chất lượng với động cơ xe. Từ đó đảm bảo độ bền và không có hỏng hóc trong quá trình chạy xe.

Bugi ô tô bao lâu thay
Thay bugi chính hãng

Nếu thay loại bugi có thông số không đúng với tiêu chuẩn, thì không những không giúp động cơ khỏe hơn mà còn khiến máy hoạt động kém ổn định dẫn tới rung, giật, giảm công suất và tốn xăng.

Là chi tiết nhỏ của hệ thống đánh lửa nhưng bugi xe ô tô lại giữ vai trò lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ động cơ xe ô tô. Việc thường xuyên kiểm tra, thay thế bugi định kỳ sẽ là chìa khóa giúp xe vận hành tốt, tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo an toàn.

Hy vọng, với những kinh nghiệm trên đây, Tạp Chí Lái Xe đã giúp bạn bắt rõ bệnh của bugi, cũng như biết cách tự thay bugi đúng chuẩn. Không chỉ cung cấp kiến thức về bugi ô tô, chúng tôi còn giúp bạn nắm rõ cách chăm sóc và bảo dưỡng xế yêu hiệu quả.

>>> NGUỒN: TỔNG HỢP (TẠP CHÍ LÁI XE)