Phong cách lãnh đạo là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo của người dẫn đầu sẽ tác động mạnh mẽ đến năng suất làm việc của mọi nhân viên.

Show

Phong cách lãnh đạo là tấm gương phản chiếu quá trình quản lý, dẫn dắt toàn thể nhân viên trong một công ty, doanh nghiệp hay một tổ chức nào đó trong quá trình hình thành và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vậy, bạn có biết lãnh đạo là gì, phong cách lãnh đạo là gì và các phong cách lãnh đạo phổ biến nhất là gì? Có những yếu tố nào góp phần hình thành lên phong cách lãnh đạo và yếu tố nào tác động đến phong cách lãnh đạo?... Hãy cùng 123job đi tìm hiểu những thắc mắc trên thông qua những thông tin cực kỳ bổ ích dưới đây nhé.

I. Khái niệm

1. Khái niệm lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là gì - là quá trình người đứng đầu sử dụng và phối hợp với các hoạt động của các cá nhân khác trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng, ra lệnh và dẫn dắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới một mục tiêu chung của doanh nghiệp. Khái niệm về kỹ năng lãnh đạo là gì được coi là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong môn khoa học về tổ chức - nhân sự.

2. Khái niệm phong cách lãnh đạo là gì?

Bốn phong cách giữa các cá nhân

Khái niệm phong cách lãnh đạo là gì

Phong cách lãnh đạo là gì - là phương thức và cách tiếp cận của một nhà quản trị, nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các chủ trương, chiến lược, kế hoạch và tạo động lực làm việc tích cực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách lãnh đạo thường được thể hiện qua các hành động, cử chỉ và nét mặt hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ chính người lãnh đạo của họ.

Vai trò của phong cách lãnh đạo là gì? Phong cách lãnh đạo chính là yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý của người quản trị, đến việc tập hợp và thu hút những người thừa hành trong quá trình thực hiện các mục tiêu quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp.

Phong cách lãnh đạo là hệ thống những phương pháp quản lý nhân sự, quản lý doanh nghiệp được người lãnh đạo sử dụng để tác động đến những nhân viên dưới quyền mình.

II. Phân loại các phong cách lãnh đạo phổ biến nhất

Các phong cách lãnh đạo là gì? Đây là những cách quản lý nhân sự của từng người lãnh đạo, cách mà họ phân công và kiểm soát công việc trong nội bộ doanh nghiệp. Vậy có tất cả bao nhiêu phong cách lãnh đạo? Có rất nhiều các phong cách lãnh đạo khác nhau, tuy nhiên hôm nay 123job xin giới thiệu với bạn các phong cách lãnh đạo thường gặp đó là:

  • Phong cách lãnh đạo độc đoán
  • Phong cách lãnh đạo dân chủ
  • Phong cách lãnh đạo tự do

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các phong cách lãnh đạo này nhé!

1. Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán là kiểu quản lý theo mệnh lệnh độc đoán được biểu hiện đặc trưng bằng việc mọi quyền lực trong tổ chức đều tập trung vào tay một người quản lý, người lãnh đạo. Họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình, trấn áp, bác bỏ ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.

Bốn phong cách giữa các cá nhân

Phong cách lãnh đạo độc đoán

* Ưu điểm

  • Các quyết định đều được đưa ra một cách nhanh chóng và dứt khoát dưới phong cách lãnh đạo độc đoán của nhà quản trị.
  • Người lãnh đạo trực tiếp quản lý mọi vấn đề của doanh nghiệp, tránh tình trạng dồn đọng các công việc trong từng bộ phận.
  • Các nhà quản trị có phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân trong tổ chức buộc phải thực hiện mọi nhiệm vụ được giao đúng thời hạn quy định.
  • Các thành viên trong tổ chức phải thường xuyên cập nhật và trau dồi các kiến thức, kỹ năng mềm để thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.

* Nhược điểm

  • Người có phong cách lãnh đạo độc đoán này thường bị đánh giá là bảo thủ và độc tài. Hoặc đôi khi trong nội bộ doanh nghiệp sẽ xảy ra các mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa các thành viên.
  • Các nhà lãnh đạo độc đoán thường không quan tâm đến ý kiến của người khác nên sẽ dễ khiến cho nhân viên của mình bị nản chí, cảm thấy không được coi trọng
  • Đôi khi phong cách lãnh đạo độc đoán đã bỏ qua các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, không tiếp thu cái mới, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tổ chức.

2. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ là trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp có sự đóng góp, tham gia hay lãnh đạo được phân chia cho nhiều người. Các thành viên của tổ chức sẽ đóng góp nhiều hơn trong quá trình đưa ra ý tưởng.

Tuy nhiên, người lãnh đạo vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng nhưng mọi thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức đều có cơ hội đóng góp ý kiến, trao đổi tự do và thảo luận. Nhà quản trị sẽ có trách nhiệm lắng nghe và lựa chọn ý kiến tối ưu nhất để áp dụng thực hiện.

Bốn phong cách giữa các cá nhân

Phong cách lãnh đạo dân chủ

* Ưu điểm

  • Tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa các thành viên tham gia vào tổ chức.
  • Các thành viên cùng được truyền cảm hứng để hành động và đóng góp sức lực mình cho tổ chức, doanh nghiệp. Các nhà quản trị giỏi cũng có xu hướng tìm kiếm, học hỏi những ý kiến mới, đa dạng để phát triển tổ chức.
  • Áp dụng cách quản lý nhân sự này sẽ tạo ra sự gắn kết và mang đến năng suất lao động cao hơn.

* Nhược điểm

  • Các quyết định phải được thông qua nhiều người, không thể được đưa ra một cách nhanh chóng, dứt khoát
  • Các thành viên thuộc nhóm thiểu số sau mỗi lần đưa ra quyết định sẽ dễ bị nản chí, không còn tinh thần làm việc.

3. Phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách lãnh đạo tự do là cách quản lý nhân sự mà nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên của mình được quyền ra quyết định, nhưng phải tự chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra. Nhân viên cần có khả năng phân tích tình huống tốt và xác định được cách xử lý tình huống tối ưu nhất.

Bốn phong cách giữa các cá nhân

Phong cách lãnh đạo tự do

* Ưu điểm

  • Không khí trong tổ chức, doanh nghiệp thường thân thiện, định hướng nhóm phát triển nhanh chóng, bền vững.

* Nhược điểm

  • Năng suất lao động thấp vì người lãnh đạo không trực tiếp kiểm soát nội bộ chặt chẽ.
  • Chức năng và các quyết định quản lý hoàn toàn do thành viên của tổ chức quyết định, sẽ gây ra nhiều tranh cãi trong nội bộ.
  • Thiếu người lãnh đạo tổ chức sẽ gây ra rối loạn, các nhóm sẽ nhỏ lẻ, không tối ưu.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về khái niệm, ưu - nhược điểm của các phong cách lãnh đạo phổ biến nhất, vậy bạn có biết các yếu tố góp phần hình thành phong cách lãnh đạo là gì? Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 5 yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo.

III. 5 yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo

Có rất nhiều yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp tùy thuộc vào từng loại phong cách. Tuy nhiên có 5 yếu tố chính góp phần tạo ra các phong cách lãnh đạo phổ biến nhất như sau:

1. Tố chất thiên bẩm

Có rất nhiều người khi vừa sinh ra đã mang trong mình tố chất thiên bẩm ngay từ nhỏ. Đây là sự tác động của nhiều yếu tố như: gen, môi trường, hoặc có thể tùy duyên.

Tố chất thiên bẩm của người làm lãnh đạo không thể thay đổi mà chỉ có thể được điều chỉnh, rèn giũa qua thời gian. Nhiều người sinh ra cả đời chỉ được làm nhân viên nhưng có người sinh ra đã là người quản lý. Như vậy tố chất thiên bẩm là yếu tố đầu tiên hình thành các phong cách lãnh đạo.

2. Tác động từ gia đình

Bốn phong cách giữa các cá nhân

Gia đình tác động trực tiếp đến việc hình thành phong cách lãnh đạo

Gia đình là một yếu tố tác động trực tiếp đến việc hình thành các phong cách lãnh đạo và cách quản lý nhân sự của một người quản trị tài ba. Không phải gia đình có truyền thống lãnh đạo thì con trẻ sinh ra sẽ là lãnh đạo, cũng như không phải cha mẹ nông dân thì sinh con ra phải là nông dân. Sự ảnh hưởng của gia đình đến phong cách lãnh đạo là từ khí chất của người cha, người mẹ, từ nếp sống, sinh hoạt hằng ngày của mọi người.

Một người được sinh ra và lớn lên trong gia đình hòa thuận, vui vẻ sẽ có xu hướng lãnh đạo theo phong cách tự do hoặc dân chủ và ngược lại với một người từ khi còn nhỏ đã tiếp xúc với những mâu thuẫn gia đình thì thường có xu hướng theo phong cách lãnh đạo độc đoán.

3. Quá trình học tập

Những người làm lãnh đạo và có cách quản lý nhân sự giỏi thường là người có năng lực học tập khá tốt. Họ trau dồi toàn bộ kiến thức trong cuộc sống vào phong cách lãnh đạo của mình và áp dụng trong việc quản lý một tổ chức, doanh nghiệp.

Tuy nhiên trong một số trường hợp hy hữu khi có người không học hành tử tế nhưng lại trở thành nhà lãnh đạo tài bà, có phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp thì chỉ có thể là họ đã qua một màn lột xác cực đỉnh. Đa phần những nhà lãnh đạo trong trường hợp này đều có yếu tố thiên bẩm hỗ trợ.

4. Quá trình làm việc

Các phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp và cách quản lý nhân sự tuyệt vời thường được hình thành từ quá trình tích lũy kiến thức, học hỏi kinh nghiệm khi làm việc lại các vị trí từ nhân viên đến người người lãnh đạo.

Những năm đầu tiên họ làm việc dưới vai trò là nhân viên, phong cách lãnh đạo sẽ bị tác động bởi môi trường làm việc, những đồng nghiệp, lãnh đạo của họ. Một yếu tố không thể không nhắc đến là những áp lực và khó khăn trong công việc của họ. Khi người nhân viên có thể vượt qua hết mọi thử thách và khó khăn trong công việc thì con đường trở thành lãnh đạo sẽ không còn xa.

Thông qua quá trình làm việc của một người, và văn hóa doanh nghiệp nơi người đó cống hiến, ta có biết được những đặc điểm trong từng giai đoạn của một nhân viên dưới sự quản lý của người khác. Từ đó, khi bạn trở trở thành người quản lý, bạn sẽ biết cách để nhìn nhận các vấn đề của nhân viên cấp dưới, thay đổi, để hoàn thiện cách quản lý nhân sự, phong cách lãnh đạo và cũng chính là hoàn thiện bản thân mình hơn.

5. Ảnh hưởng từ người đi trước

Một công ty, doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào cũng sẽ được vận hành theo quan điểm, theo góc nhìn của người làm lãnh đạo, hội đồng quản trị doanh nghiệp. Từ đó, các nhân viên trong công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi cách làm việc của cấp trên và hình thành phong cách lãnh đạo có một chút tương đương với người lãnh đạo, người quản lý của mình.

Trong mỗi quan điểm, triết lý, những góc nhìn, cách thức định hướng tương lai, phương pháp quản trị doanh nghiệp, các hoạt động đào tạo, cách thức tư duy logic, cách thức xử lý các rủi ro, cách thức giải quyết vấn đề, tầm nhìn chiến lược của một người làm lãnh đạo chính là yếu tố quyết định đến phong cách lãnh đạo của nhân viên cấp dưới.

IV. Các yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, tuy nhiên sẽ có những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng sâm đậm nhất khiến người lãnh đạo phải thay đổi hoặc phát triển theo phong cách nhất định. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng cực mạnh đến phong cách lãnh đạo.

1. Lịch sử hình thành doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp,lịch sử hình thành và phát triển vững mạnh ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phong cách lãnh đạo của người sau vì họ sẽ theo đó mà noi theo tấm gương của các thế hệ trước. Bên cạnh đó, họ không chỉ tiếp tục phát huy những điều tốt đẹp mà nhà quản trị trước để lại mà còn phải cập nhật những xu hướng thị trường mới, tích cực thay đổi để theo kịp với sự phát triển của thế giới.

2. Môi trường học tập và rèn luyện

Môi trường đào tạo là nơi ảnh hưởng lớn đến phong cách lãnh đạo và cách quản lý nhân sự của các nhà quản trị doanh nghiệp, nếu được đào tạo trong môi trường làm việc tốt, hiện đại và có tính kỷ luật cao, thì người lãnh đạo sẽ dần dần hình thành phong cách lãnh đạo theo môi trường đó.

3. Tâm lý

Tâm lý tốt giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp luôn tươi mới, đảm nhận chức vụ quản lý doanh nghiệp hiệu quả, phát huy tinh thần làm việc tích cực và tự tin thể hiện được hết phong cách lãnh đạo của mình. Từ đây, các nhân viên cấp dưới sẽ nhận được nguồn năng lượng tràn trề từ lãnh đạo của mình, tiếp tục hăng say làm việc, cống hiến cho công ty.

Bốn phong cách giữa các cá nhân

Tâm lý ảnh hưởng lớn đến phong cách lanh đạo

4. Trình độ và năng lực bản thân

Thực tế chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo có trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng tốt và có vốn hiểu biết nhiều về đời sống xã hội thì thường xây dựng phong cách lãnh đạo độc đoán, luôn cho rằng mình đúng và yêu cầu nhân viên làm theo ý kiến của mình.

Còn các nhà lãnh đạo có trình độ chuyên môn vừa phải, cần học hỏi và trau dồi thêm kiến thức thì sẽ cần tới nhiều sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ từ phía nhân viên, huy động nguồn lực và các ý kiến tốt để phát triển doanh nghiệp. Dĩ nhiên, vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ, khi họ là những người luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác kể cả khi đã có nhiều kinh nghiệm từng trải.

V. Kết luận

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về các phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp thường thấy trong các doanh nghiệp và các yếu tố hình thành cũng như ảnh hưởng đến các phong cách lãnh đạo. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về các phong cách lãnh đạo và lựa chọn cho mình một phong cách phù hợp nhất nhé.