Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết

[TG] - Sáng 19/5, tại Hà Nội, phiên toàn thể Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, quản lý, cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên.

GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Hội thảo.

Đồng chủ trì Hội thảo là các đồng chí: GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Lê Quốc Phong, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; Bùi Trường Giang, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Hội thảo khoa học quốc gia là một trong những hoạt động quan trọng, ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh [1969 - 2019], 129 năm Ngày sinh của Người [19/5/1890 - 19/5/2019].

Hội thảo nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và những nội dung chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Từ đó, giúp thế hệ trẻ nhận thức đầy đủ hơn về giá trị cốt lõi của bản Di chúc, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho đời sau; sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ; tổng kết, đánh giá thực tiễn triển khai của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong thực hiện Di chúc của Người; đề ra các giải pháp bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ trong thời gian tới.

DI CHÚC LÀ KIM CHỈ NAM SOI ĐƯỜNG CHO LỚP LỚP THẾ HỆ THANH NIÊN

Phát biểu tại Hội thảo khoa học, GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, Hội thảo phản ánh đúng, toàn diện tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Qua cuộc Hội thảo lần này, chúng ta cần đánh giá, nhìn nhận lại và có những đề xuất, định hướng mới để Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là "ánh sáng soi đường" thực hiện nhiệm vụ độc lập dân tộc như Bác mong muốn.

GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng luận giải về sự quan tâm của Bác tới công tác cán bộ là vấn đề then chốt đối với Đảng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác cán bộ và đào tạo cán bộ, ngay những ngày đầu mới thành lập Đảng, Người đã mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng và viết tác phẩm đầu tiên, giáo trình đầu tiên là "Đường kách mệnh".

"Đối với Bác, cán bộ là việc hết sức quan trọng, Bác gọi là công việc gốc của Đảng, muôn sự thành công chủ yếu hoặc phần nhiều là do cán bộ tốt, cho nên đào tạo cán bộ là việc thường xuyên", đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định.

Nhớ lại ngày 14/9/1949 khi Bác về dự khai giảng lớp cán bộ đào tạo, Bác nói học [việc đào tạo] là để làm việc, để làm người, làm cán bộ, học để phụng sự tổ chức, đoàn thể, phụng sự dân tộc, nhân loại.

"Trước hết học là phải làm người, làm việc rồi mới làm cán bộ. Tư tưởng này vô cùng quan trọng, bởi đâu đó không ít người nghĩ học để làm cán bộ rồi mới làm việc, mới làm người. Điều này trái với tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh", GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Trong Di chúc của Người cũng nhấn mạnh việc cán bộ phải "vừa có đức, vừa có tài", nên đào tạo cán bộ cách mạng cho đời sau là điều quan trọng, cần thiết, thể hiện hai phẩm chất lớn là "vừa hồng, vừa chuyên".

GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng cho biết, điều Bác dặn không phải là đạo đức thuần túy, không chỉ "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín" mà phải nâng lên ở đạo đức cách mạng thể hiện ở lý tưởng, mục tiêu, bản lĩnh, sự xả thân vì sự nghiệp mà Bác Hồ và thế hệ cha ông phấn đấu không ngừng.

"Nếu không có "chuyên" thì làm thế nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được, nhưng đức - tức đạo đức cách mạng - là điều đầu tiên cần phải có. Tuy nhiên, đây là quá trình kiên trì, lâu dài, vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

"Ấn tượng lắm khi xem lại, đọc lại Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người đi xa. Đối với lớp thế hệ thanh niên bây giờ làm sao lan tỏa được tinh thần đó, thanh niên thấy được chân giá trị của tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Bác gần gũi, thân thiết dung dị, dễ nhớ, dễ làm, cái gì cũng phải rất thực tiễn", Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ.

ĐẢNG LUÔN COI TRỌNG, ĐẶT NIỀM TIN VÀO THANH NIÊN

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Bùi Trường Giang, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, nhìn lại 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một trong những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng, cho cách mạng, dân tộc ta, Di chúc là một văn kiện lịch sử vô giá có ý nghĩa lý luận sâu sắc, đề cập một cách toàn diện những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam trên nhiều phương diện, chứa đựng những tổng kết thực tiễn và định hướng tương lai có tầm nhìn xa trông rộng của một lãnh tụ thiên tài.Đó là sự kết tinh tư tưởng tinh hoa, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam suốt đời hy sinh vì Tổ quốc, nhân loại.

Đồng chí Bùi Trường Giang nhận định về tầm quan trọng của thế hệ thanh niên thông qua Di huấn của Người. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, người đặc biệt quan tâm, đào tạo thế hệ trẻ. Người đã cùng Trung ương Đảng bồi dưỡng, đào tạo nhiều thế hệ cán bộ cách mạng ưu tú trưởng thành từ thanh thiếu niên.Trong Di chúc ngay sau phần nói về Đảng, Người đã nhắc đến việc đào tạo thế hệ thanh niên qua đó chúng ta thấy được sự quan tâm của Bác đối với thanh niên.

Đồng chí Bùi Trường Giang khẳng định, thực hiện Di huấn của Người, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên trong các giai đoạn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất đất nước và xây dựng tổ quốc hôm nay."Đảng luôn đặt niềm tin vào thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước" , trong đó, vai trò của thanh niên luôn được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược bồi dưỡng con người. Chăm lo cho thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động tạo sự phát triển bền vững đất nước.Vì vậy, Đảng đã chỉ đạo xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức xứng đáng là cánh tay đắc lực, tin cậy của Đảng.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhận định, suốt 50 năm qua, lớp lớp thế hệ thanh niên luôn là lực lượng xung kích trên mọi mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng. Nhiều phong trào thanh niên đã được tạo ra như xung kích phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc, tuổi trẻ sáng tạo. Thực hiện Di chúc của Người, thế hệ trẻ Việt Nam đã vượt qua mọi thách thức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

THẾ HỆ THANH NIÊN HÔM NAY TIẾP BƯỚC CÁC THẾ HỆ CHA ANH

Trước đó, trong khuôn khổ Hội thảo, chiều 18/5, đã diễn ra 3 phiên hội thảo chuyên đề, với 3 chủ đề khác nhau: ; ; .

Ban Tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng từ các nhà khoa học, các nhà quản lý, những người hoạt động thực tiễn, các tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc, cán bộ đoàn gửi tới 160 bài tham luận khoa học và trên 169 bài tham luận của đoàn viên, thanh niên cả nước gửi về.

Tại phiên toàn thể, nhiều ý kiến trao đổi vềgiá trị cốt lõi của bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thế hệ thanh niên hôm nay; sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ; công tác giáo dục lý luận chính trị cho thế hệ trẻ; các hoạt động đoàn thể của thanh niên làm theo lời Bác

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, đồng chí Vũ Mão cho biết, các phong trào thanh niên do Đoàn tổ chức trong nhiều chặng đường lịch sử đã chứng minh được sự trưởng thành, lớn mạnh của tổ chức thanh niên. Đó là các phong trào ba sẵn sàng, năm xung kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, dù bối cảnh kinh tế xã hội hết sức khó khăn nhưng Đoàn vẫn thổi bùng phong trào thanh niên làm thủy lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, và thanh niên xung phong tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc.

Bước vào thời kỳ đổi mới, hoạt động Đoàn vẫn được duy trì qua các phong trào: . Đặc biệt, phong trào thanh niên Sông Đà, thanh niên cả nước đều lên sông Đà làm thủy điện, đồng chí Vũ Mão cho biết.

Nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cho rằng, trong thời gian tới những hoạt động và phong trào Đoàn cần bắt kịp xu hướng cuộc cách mạng 4.0, các xu hướng trên mạng xã hội, không được để mất trận địa quan trọng này, trong đó Đoàn thanh niên phải là những người định hướng, tuyên truyền, chiến sỹ chủ lực trên mặt trận không gian mạng.


Chia sẻ về những suy nghĩ của thế hệ thanh niên trẻ, đồng chíPhạm Hồng Sơn, Bí thư Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh cho biết, vấn đề tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác, trước cuộc sống ngày càng có nhiều cám dỗ hiện nay, mỗi thanh niên cần phải đặt ra mục tiêu tu dưỡng rèn luyện bản thân không ngừng, tu dưỡng liên tục, có ý chí vượt qua cám dỗ và rèn luyện thật tốt.

Càng học Bác, chúng ta càng cảm thấy nhỏ bé vì tư tưởng của Bác rộng lớn, mênh mông, Người không viết cho riêng ai, khi đọc từng câu từng chữ, chúng ta thấy hình ảnh bản thân trong đó. Tôi tin tưởng rằng, các bạn trẻ học tập rất nhiều điều từ Di chúc của Bác", đồng chí Sơn chia sẻ.

Bí thư Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh cũng mong muốn các thế hệ cha anh đi trước hãy tin tưởng vào thế hệ thanh niên hôm nay sẵn sàng nhận trọng trách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tin tưởng, mong mỏi ở thanh niên, có như vậy mới thôi thúc thanh niên làm tốt hơn và lớp trẻ thanh niên cần có niềm tin với người làm công tác thanh niên sẽ phấn đấu là những cán bộ gương mẫu, xung kích, đi đầu trong các hoạt động thanh niên xứng đáng là Đoàn viên Thanh niên công sản Hồ Chí Minh

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khẳng định, tìm đọc lại những trang bản thảo Di chúc của Bác, năm 1965, ngay lần đầu tiên chuẩn bị cho việc đi xa của mình, đoàn viên thanh niên đã được Bác yêu thương, quan tâm nhắc ngay đến sau khi nói về Đảng. Bởi lẽ, trong suốt cuộc đời mình, đoàn viên, thanh thiếu nhi là đối tượng nhận được nhiều tình cảm, tư tưởng, sự quan tâm căn dặn, dạy bảo, định hướng của Bác Hồ/.

: Nhật Minh

Video liên quan

Chủ Đề