Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống môn Mĩ thuật 6

Cuốn Sách giáo khoa mĩ thuật 6 [Kết nối tri thức với cuộc sống] do nhà xuất bản Giáo dục Việt nam ấn hành, Sách giáo khoa môn mĩ thuật lớp 6 giúp các em phát triển ba năng lực chung được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là tự chủ và tự học, giao tiếp và tương tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, đồng thời phát triển các năng lực mĩ thuật với các thành phần:
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ, qua đó biết thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng về thế giới xung quanh bằng tri thức mĩ thuật trong nhà trường và trong đời sống thực tế.

Sách được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho người học, cụ thể như sau:
- Sách có 8 chủ đề, mỗi chủ đề gồm 2 bài, được tổ chức theo 4 hoạt động: Quan sát - Thể hiện - Thảo luận - Vận dụng. Các mạch kiến thức trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình, mĩ thuật ứng dụng và phần kiểm tra, đánh giá được phân bổ hợp lí vào các bài học, có tính kết nối chặt chẽ với định hướng từ chủ đề.
- Nội dung trong sách được cụ thể hoá bằng các câu lệnh phù hợp, hình minh hoạ, cách trình bày sinh động, hấp dẫn giúp HS hình thành khả năng tự học và GV thuận tiện, chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động dạy học.
- Các bài học được đan xen giữa kiến thức HS thu nhận được qua quan sát hình ảnh từ thực tế đến hình ảnh mô phỏng trong các tác phẩm của hoạ sĩ, sản phẩm mĩ thuật của HS và các bước thực hiện ở mức độ phù hợp. Ngoài ra, mục Em có biết sẽ bổ sung thêm kênh thông tin cho HS trong quá trình học và tìm hiểu kiến thức.
- Các nội dung dạy  học trong sách có tính mở. Tùy theo thực tế dạy  học, GV có thể chủ động phân bổ hoạt động học theo từng tiết của bài học trong chủ đề, linh hoạt quyết định thời lượng của từng hoạt động, ưu tiên thời gian cho HS hoàn thành bài thực hành trên lớp.
- Đánh giá trong sách đảm bảo tính đại trà; tính phân hoá; yếu tố năng khiếu cũng như có hướng đánh giá phù hợp với nhiều đối tượng HS.

CLICK LINK DOWNLOAD EBOOKTẠI ĐÂY

Chủ Đề