Bộ đề thi hướng dẫn viên du lịch

Bộ đề thi bao gồm:

20 đề thi viết, mỗi đề thi có 3 câu hỏi [Có đáp án]

20 đề thi trắc nghiệm, mỗi đề thi có 25 câu hỏi trắc nghiệm.

Mô tả tài liệu:

ĐỀ THI TUYỂN CÔNG CHỨC TỈNH NĂM 2016

MÔN THI VIẾT NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH

Thời gian làm bài: 180 phút [không kể thời gian giao đề]

Hình thức thi: Thi viết

Đề thi số 01:

Câu 1 [30 điểm]: Trình bày nguyên tắc và chính sách phát triển du lịch? Nội dụng quản lý nhà nước về du lịch?

Câu 2 [40 điểm]: Trình bày những vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch? Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch?

Câu 3 [30 điểm]: Trình bày quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế? Trình bày điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế?

Ghi chú:

Câu 1 dựa vào Điều 5, Điều 6, Điều 10 của Luât Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

Câu 2 dựa vào Điều 44, Điều 45 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013;

Câu 3 dựa vào Điều 13, Điều 33 của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch..

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Điều 5.Nguyên tắc phát triển du lịch

1. Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.

2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

4. Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch.

5. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

6. Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.

Điều 6.Chính sách phát triển du lịch

1. Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sau đây:

a] Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch;

b] Tuyên truyền, quảng bá du lịch;

c] Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;

d] Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới;

đ] Hiện đại hoá hoạt động du lịch;

e] Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nhập khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia;

g] Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo.

3. Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

4. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch.

5. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế.

6. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Chính phủ quy định cụ thể chính sách phát triển du lịch quy định tại Điều này.

Điều 10.Nội dung quản lý nhà nước về du lịch

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.

2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động du lịch.

3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.

4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.

5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.

7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.

8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.

9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

Câu 2:

Điều 44. Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên có hành vi không đeo thẻ, giấy chứng nhận trong khi hành nghề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Thuyết minh không đúng nội dung giới thiệu tại khu du lịch, điểm du lịch;

b] Không mang theo chương trình du lịch, giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khi hành nghề;

c] Không hướng dẫn cho khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;

d] Không cung cấp đầy đủ thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho đại diện nhóm khách du lịch hoặc khách du lịch.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không có hợp đồng lao động bằng văn bản với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khi hành nghề;

b] Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch trong khi thực hiện chương trình du lịch;

c] Cho người khác sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;

d] Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên của người khác;

đ] Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch đã hết hạn;

e] Kê khai không trung thực hoặc giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;

g] Không thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;

b] Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài;

c] Thuyết minh cho khách du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch mà không có Giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định;

d] Hướng dẫn khách du lịch mà không có Thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định;

đ] Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch giả, Giấy chứng nhận thuyết minh viên giả;

e] Tự ý thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng hoặc chương trình mà doanh nghiệp lữ hành đăng ký;

b] Thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch;

c] Giới thiệu sai lệch giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của Việt Nam.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Đưa khách du lịch đến khu vực cấm;

b] Người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a] Tước quyền sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 5 Điều này;

b] Tước quyền sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều này;

c] Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận thuyết minh viên từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này;

d] Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các Điểm d và Điểm đ Khoản 3 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này.

Điều 45. Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt cơ sở lưu trú du lịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở lưu trú du lịch chính thức đi vào hoạt động;

b] Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đứng đầu; tên cơ sở lưu trú du lịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi;

c] Không thông báo bằng văn bản khi áp dụng mức phụ thu cước viễn thông trong cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thực hiện;

d] Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không thực hiện đúng quy định về mẫu biển tên, hạng cơ sở lưu trú du lịch;

b] Không gắn biển hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được xếp hạng;

c] Không ban hành, niêm yết nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch;

d] Không thông tin rõ ràng, công khai về số lượng, chất lượng và niêm yết giá cả các dịch vụ, hàng hóa cho khách du lịch;

đ] Không treo Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch tại vị trí dễ thấy tại quầy lễ tân;

e] Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không bảo đảm số lượng, diện tích buồng ngủ theo tiêu chuẩn tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;

b] Không bảo đảm tiêu chuẩn về nơi để xe và giao thông nội bộ, khu vực sảnh đón tiếp theo quy định;

c] Không bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn nhà hàng, quầy bar theo quy định;

d] Không bảo đảm tiêu chuẩn khu vực bếp theo quy định;

đ] Không bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp theo quy định;

e] Không bảo đảm tiêu chuẩn trang thiết bị, tiện nghi khác theo quy định;

g] Không bảo đảm tiêu chuẩn về dịch vụ theo quy định;

h] Không bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo quy định;

i] Không thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch sau ba tháng, kể từ khi cơ sở lưu trú du lịch chính thức hoạt động kinh doanh;

b] Không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thẩm định, công nhận lại hạng cơ sở lưu trú du lịch trước ba tháng, kể từ khi hết hạn công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;

c] Không bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý, nhân viên phục vụ tương ứng với tiêu chuẩn xếp hạng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Sử dụng phương tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch theo quy định;

b] Sử dụng hình ảnh ngôi sao gắn tại cơ sở lưu trú du lịch hoặc trên các ấn phẩm, biển quảng cáo, biển hiệu, đồ dùng, trang thiết bị sử dụng tại cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được công nhận hạng hoặc không đúng với hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận;

c] Không áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch tại cơ sở lưu trú du lịch.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Sử dụng tên cơ sở lưu trú du lịch, tên giao dịch, tên viết tắt không đúng với tên của cơ sở lưu trú du lịch đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b] Thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch;

c] Thu phí dịch vụ không đúng quy định,

7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm ngừng, chấm đứt hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.

8. Các quy định từ Khoản 1 đến Khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h Khoản 3 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 6 Điều này.

Câu 3:

Điều13.Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế

1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tếcó các quyềnsau:

a] Tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh du lịch;

b]Đề nghị cơ quannhà nướccó thẩm quyền xét duyệt nhân sựvề nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnhcho khách du lịch;

c] Được nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp;

d] Tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; tham gia hiệp hội nghề nghiệp;

đ] Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế có các nghĩa vụ sau:

a] Thành lập doanh nghiệp, đăng ký, hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật;

b] Chỉ được sử dụng người có thẻ hướng dẫn viên quốc tế để hướng dẫn khách du lịch là người nước ngoài và phải tuân thủ các quy định về sử dụng lao động;

c] Thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh trong thời hạn chậm nhấtlà 30 ngày, kể từ ngày thay đổi người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành;

d] Theo dõi, thống kê đầy đủ, đúng số khách du lịch mà doanh nghiệp trực tiếp thực hiện dịch vụ du lịch;

đ] Bảo đảm các điều kiện và quyền lợi của khách du lịch theo đúng nội dung đã ký kết;

e] Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều33.Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế

Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế:

1. Đáp ứng các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Nghị định này.

2. Có một trong các trình độ nghiệp vụ sau:

a] Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên;

b] Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác trở lên và có thẻ hướng dẫn viên nội địa;

c] Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

3. Có một trong các trình độ ngoại ngữ sau:

a] Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ trở lên;

b] Có bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài trở lên;

c] Có chứng nhận đạt trình độ ngoại ngữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

4. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá Thông tin quy định, công bố công khai điều kiện, nội dung, thời gian cụ thể bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch để thực hiện thống nhất trong cả nước.

ĐỀ THI TUYỂN CÔNG CHỨC TỈNH NĂM 2016

MÔN THI TRẮC NGHIỆM NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH

Thời gian làm bài: 45 phút [không kể thời gian giao đề]

Hình thức thi: Thi trắc nghiệm

Họ và tên thí sinh: .. Số BD: ..

[Thí sinh làm bài ngay trên đề thi]

Cán bộ coi thi 1 [ký, họ tên]Cán bộ coi thi 2 [ký, họ tên]Số phách

GIÁM KHẢO 1[ký, họ tên]GIÁM KHẢO 2 [ký, họ tên]Số phách

Đề thi số 01:

Câu 1: Theo anh, chị tài nguyên du lịch nhân văn gồm các yếu tố nào sau đây?

a, Yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo có thể phục vụ mục đích du lịch

b, Truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

c, Di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể.

d, Cả a,b,c đều đúng.

Câu 2: Theo quy định tại Luật Du lịch 2005 cơ quan, tổ chức, các nhân nào sau đây có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh nhà?

a, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

b, Ủy ban nhân dân tỉnh

c, Hội đồng nhân dân tỉnh.

d, Cả a,b,c đều đúng.

Câu 3: Đáp án nào sau đây thuộc nội dung quản lý nhà nước về du lịch được quy định tại Luật Du lịch năm 2005?

a, Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thông tin du lịch.

b, Kiểm tra, thanh tra, khiếu nại, tố cáo về vi phạm pháp luật du lịch.

c, Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.

d, Cả a,b,c đề đúng.

Câu 4: Theo quy định tại Luật Du lịch năm 2005, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có những nghĩa vụ nào sau đây?

a, Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh du lịch.

b, Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh hợp pháp.

c, Tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch.

d, Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Câu 5: Theo anh, chị tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố nào sau đây?

a, Yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo có thể phục vụ mục đích du lịch.

b, Truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử.

c, Yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.

d, Cả a,b,c đều đúng

Video liên quan

Chủ Đề