Biểu hiện của bệnh gan là gì

Chế độ ăn nhiều hóa chất, phẩm màu, thực phẩm nhiễm nấm mốc là những nguyên nhân góp phần làm gia tăng các bệnh gan. Nhận biết các dấu hiệu bệnh gan sớm sẽ làm giảm nguy cơ gan tổn thương không thể phục hồi, tăng hiệu quả trong việc phòng ngừa và khắc phục bệnh.

  1. I. Tổng quan về gan
  2. II. Dấu hiệu bệnh gan
    1. 1. Rối loạn giấc ngủ 
    2. 2. Chán ăn, khó tiêu, dễ buồn nôn
    3. 3. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi
    4. 4. Nước tiểu sẫm màu
    5. 5. Vàng da
    6. 6. Ngứa da
    7. 7. Đau bụng 
    8. 8. Mất phương hướng, đãng trí
    9. 9. Chỉ số men gan cao
    10. 10. Cơ thể phù nề, bụng lớn
  3. III. Các tác nhân gây tổn hại gan
  4. IV. Cần tăng cường bảo vệ gan 
    1. Các chuyên gia nói gì về thành phần có trong HEWEL?

  1. I. Tổng quan về gan
  2. II. Dấu hiệu bệnh gan
    1. 1. Rối loạn giấc ngủ 
    2. 2. Chán ăn, khó tiêu, dễ buồn nôn
    3. 3. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi
    4. 4. Nước tiểu sẫm màu
    5. 5. Vàng da
    6. 6. Ngứa da
    7. 7. Đau bụng 
    8. 8. Mất phương hướng, đãng trí
    9. 9. Chỉ số men gan cao
    10. 10. Cơ thể phù nề, bụng lớn
  3. III. Các tác nhân gây tổn hại gan
  4. IV. Cần tăng cường bảo vệ gan 
    1. Các chuyên gia nói gì về thành phần có trong HEWEL?

I. Tổng quan về gan

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, đảm nhận trên 500 chức năng khác nhau. Các bệnh về gan thường diễn tiến âm thầm, không có biểu hiện triệu chứng trừ khi tổn thương trầm trọng, vì thế khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Nếu không được theo dõi, hỗ trợ cải thiện kịp thời các bệnh về gan sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan nặng không hồi phục, xơ gan, ung thư gan và có thể tử vong.

Gan dễ bị tổn thương do thói quen sử dụng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe cùng lối sống không lành mạnh

Thạc sĩ Lê Thị Tuyết Phượng [Chuyên gia Nội Tiêu hóa - Gan mật, Hội Gan mật TP Hồ Chí Minh] cho biết: phần lớn bệnh gan là do những thói quen không tốt như rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm không an toàn, lối sống không lành mạnh.

II. Dấu hiệu bệnh gan

Những dấu hiệu bệnh gan thường không rõ rệt trong giai đoạn sớm hoặc không phải là triệu chứng đặc hiệu của bệnh gan vì quá giống với các bệnh lý thông thường khác nên dễ khiến người bệnh chủ quan, dễ bỏ qua. Do đó ngay khi có các dấu hiệu bất thường ban đầu, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được khám và có biện pháp khắc phục. Đồng thời ý thức về việc khám sức khỏe định kỳ cũng giúp phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng rõ rệt. 

1. Rối loạn giấc ngủ 

Có nhiều lý do khiến mọi người khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, trong đó không loại trừ trường hợp mất ngủ là dấu hiệu bệnh gan được cảnh báo sớm.

Mất ngủ có thể là một trong các triệu chứng bệnh về gan

Nghiên cứu đăng tải trên "Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ năm 2016 ncbi.nlm.nih.gov" cho biết mất ngủ có thể là đặc điểm ban đầu của bệnh xơ gan và não gan. Theo báo cáo trên, các rối loạn giấc ngủ thường gặp có liên quan đến  triệu chứng bệnh về gan bao gồm: chất lượng giấc ngủ kém, hay thức dậy lúc nửa đêm, khó ngủ lại sau khi bị giật mình, thường xuyên ngủ muộn, thức dậy muộn, rối loạn nhịp sinh học buồn ngủ quá mức vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, thời gian ngủ ít hơn 5 giờ hoặc nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm.

Để biết chính xác đây có phải là những dấu hiệu bệnh gan hay không người bệnh cần liên hệ thêm với các triệu chứng bệnh về gan khác. Tuy nhiên, dù với lý do gì rối loạn giấc ngủ cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống, do đó nếu trong thời gian dài không cải thiện, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

2. Chán ăn, khó tiêu, dễ buồn nôn

Gan là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa. Mỗi ngày gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật và dự trữ trong túi mật. Trong quá trình tiêu hóa, mật sẽ được tiết vào ruột để tiêu hóa thức ăn. Phần thức ăn sau khi tiêu hóa xong sẽ được gan chuyển hóa một lần nữa trước khi đi nuôi dưỡng cơ thể.

Người mắc vấn đề về gan có thể xuất hiện triệu chứng chán ăn khó tiêu buồn nôn

Khi gan yếu đi, hoạt động tiêu hóa sẽ không được đảm bảo từ đó dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, một số người còn xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Do đó, những dấu hiệu này có thể được xem là biểu hiện suy gan cần lưu ý.

Ngoài ra, đầy bụng khó tiêu còn có thể đến từ thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều món chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ, uống nước có gas… Buồn nôn, ói mửa có thể do bệnh của dạ dày. Việc nắm rõ nguyên nhân gây nên các triệu chứng sẽ giúp việc khắc phục bệnh hiệu quả hơn, do đó đến gặp chuyên gia ngay khi có những dấu hiệu ban đầu là việc làm hết sức cần thiết.

3. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi

Mệt mỏi uể oải có thể là một trong các triệu chứng bệnh về gan. Lý do được các chuyên gia đưa ra là do gan suy yếu khả năng lọc, chuyển hóa các chất độc hại kém đi từ đó khiến cơ thể dễ mệt mỏi. Người bệnh thường cảm thấy thiếu năng lượng, hoạt động kém.

Gan suy yếu khiến việc chuyển hóa chất độc hại kém từ đó làm cơ thể thường xuyên mệt mỏi

Hầu hết người bệnh không tự phân biệt được tình trạng mệt mỏi thông thường với triệu chứng mệt mỏi do gan suy yếu. Các chuyên gia ở Anh đã phát triển phương pháp “Fatigue Impact Scale” nhằm đo lường các tác động của bệnh gan đến sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần của người bệnh.Từ đó đưa ra các đánh giá về khả năng hồi phục trong quá trình khắc phục bệnh gan.

Để đối phó với chứng mệt mỏi do bệnh gan gây ra, người bệnh được khuyên nên giảm các áp lực công việc, lên kế hoạch nghỉ ngơi, thư giãn và sống tích cực. Nếu các triệu chứng mệt mỏi không thuyên giảm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ.

4. Nước tiểu sẫm màu

Người bị viêm gan do virus, xơ gan, viêm gan nhiễm mỡ do rượu bia… nước tiểu thường có màu vàng sẫm, trường hợp nặng có thể có màu nâu đen. 

Tuy nhiên, ngoài là dấu hiệu bệnh gan, nước tiểu sẫm màu còn có thể do nguyên nhân khác gây ra như: viêm nhiễm đường tiết niệu, thiếu máu, tắc nghẽn ống mật.... Một số trường hợp thông thường do dùng thuốc, thực phẩm hằng ngày cơ thể thiếu nước cũng dẫn đến nước tiểu có màu vàng.

Người bệnh nên đến bác sĩ kiểm tra nếu tình trạng này vẫn kéo dài dù cơ thể đã được bù đủ lượng nước, thay đổi nguồn thực phẩm và không sử dụng thuốc. Cần đến ngay cơ sở y tế khi phát hiện nước tiểu sẫm màu kèm theo các dấu hiệu: sốt, vàng da, tiêu chảy, ngứa da, đau bụng, đau cơ, kém ăn, buồn nôn, nước tiểu kèm theo máu.

5. Vàng da

Vàng da là dấu hiệu bệnh gan được nhiều người biết. Tuy nhiên dấu hiệu này thường không xuất hiện ngay từ đầu mà đến khi bệnh chuyển biến đến giai đoạn nặng mới trở nên rõ rệt.

Triệu chứng vàng da thường xuất hiện ở các bệnh lý gan như: viêm gan do virus, xơ gan, khi vàng da kèm theo vàng kết mạc [lòng trắng mắt] người bệnh nên nghĩ đến nguy cơ ung thư gan.

Ngoài trường hợp vàng da sinh lý do tăng bilirubin gián tiếp thường gặp ở trẻ sơ sinh, hầu hết các trường hợp vàng da bệnh lý ở người lớn đều có liên quan đến những bất thường về gan, mật và thường đã tiến triển nặng. Do đó nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu vàng da, ngứa da, sưng phù, đi phân bạc màu… người bệnh nên đến cơ sở y tế lớn để làm các xét nghiệm máu về sắc tố mật, men gan và các kỹ thuật lâm sàng để xác định nguyên nhân.

6. Ngứa da

Gan làm nhiệm vụ đào thải độc tố, khi chức năng gan suy yếu, khả năng đào thải kém kèm theo chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý lâu ngày dẫn đến tích tụ độc tố gây ngứa da. Do đó ngứa da có thể xem là một trong những triệu chứng bệnh gan.

Ngứa dữ dội bàn tay bàn chân có thể là dấu hiệu bệnh gan

Ngứa da do bệnh gan có thể xuất hiện trên các vùng da khác nhau, nhưng sẽ ngứa dữ dội ở gang bàn tay và bàn chân. Khi thời tiết nóng, ngứa da do bệnh gan có thể kèm theo nổi mề đay, sần, hoặc lan đỏ trên diện rộng. Vào ban đêm tình trạng ngứa có thể dữ dội hơn ban ngày. Thường các dấu hiệu ngứa do bệnh lý gan sẽ không giảm dù có dùng các thuốc kháng dị ứng.

Một số trường hợp ngứa da có thể do dị ứng, bệnh ngoài da, viêm da, côn trùng cắn, tiếp xúc hóa chất… người bệnh có thể đến chuyên khoa da liễu thăm khám trước để loại trừ. Để xác định ngứa da có phải là dấu hiệu bệnh gan hay không thường phải thông qua việc chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng khác cũng như tiền sử bệnh. Đồng thời làm một số xét nghiệm về chỉ số chức năng gan, kiểm tra nồng độ bilirubin, muối mật…

7. Đau bụng 

Đau bụng, đặc biệt là đau hạ sườn phải thường được biết đến là triệu chứng các bệnh về gan. Chức năng gan trở nên kém đi khiến khả năng tiết mật cũng bị hạn chế, mật quá ít, khả năng tiêu hóa giảm sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau nhẹ. Khi bệnh gan diễn tiến nặng hơn, tình trạng xơ hóa nghiêm trọng hoặc có khối u hình thành ở gan cũng có thể gây ra triệu chứng đau nhiều.

Đau bụng, nhất là đau hạ sườn phải có thể là một trong các triệu chứng bệnh về gan

Chức năng gan suy yếu việc hỗ trợ tiêu hóa trở nên kém hiệu quả, nếu người bệnh ăn các thức ăn cứng, nhai không kỹ, nhiều dầu mỡ sẽ khiến gan hoạt động vất vả hơn, gây ra các cơn đau âm ỉ.

Nếu các cơn đau thường xuyên xuất hiện và kéo dài, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra nguyên nhân vì ngoài là dấu hiệu bệnh gan, đau bụng còn có thể là biểu hiện của đau ruột thừa, sỏi mật, viêm túi mật, sỏi thận...

8. Mất phương hướng, đãng trí

Khi gan trở nên hoạt động kém và không thể loại bỏ hết các độc tố trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trước khi đổ vào máu, các độc tố [đặc biệt là amoniac] có thể tấn công vào hệ thống thần kinh, dẫn đến các thay đổi về hành vi và trạng thái tinh thần. Tình trạng này được gọi là não gan [hôn mê gan].

Các biểu hiện của suy gan dẫn đến bệnh não gan bao gồm: Dễ xúc động, có vấn đề về ngôn ngữ, tâm trạng thất thường, giảm khả năng tập trung và tư duy, lơ mơ, trí nhớ kém, mất trí, mất nhận thức về phương hướng, ngất lịm, hôn mê sâu…Các triệu chứng sẽ trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn theo từng cấp độ của bệnh.

Khi phát hiện bản thân hoặc người nhà có những dấu hiệu này, nhất là khi đã có tiền sử bệnh gan, cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để khám và khắc phục kịp thời. Việc chậm trễ đôi khi có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

9. Chỉ số men gan cao

Men gan hay enzym gan sẽ cho biết mức độ tổn thương gan cũng như dự báo các bệnh về gan. Ba loại chỉ số men gan thường được xét nghiệm là: Alanine aminotransferase [ALT], Aspartate aminotransferase [AST], Gamma-glutamyl transpeptidase [GGT].

Bất thường của chỉ số men gan thường được phát hiện thông qua xét nghiệm máu, người bệnh cũng có thể chủ động làm xét nghiệm men gan nếu bản thân thường xuyên có tiếp xúc với hóa chất, rượu bia, lạm dụng thuốc.

Các chỉ số men gan bất thường sẽ không khẳng định được vấn đề về gan cụ thể. Tuy nhiên, đây có thể được xem là một thước đo  dấu hiệu bệnh gan bước đầu, đánh giá nguy cơ hoại tử của tế bào gan sau đó cần làm thêm một số chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm liên quan để tìm nguyên nhân chính xác của tình trạng men gan cao.

10. Cơ thể phù nề, bụng lớn

Sưng phù, trướng bụng là những dấu hiệu bệnh gan ở giai đoạn cuối, cụ thể là xơ gan mất bù và ung thư gan. Lúc này gan đã không còn đủ khả năng lọc thải độc tố, sẹo gan quá mức kiểm soát, gan bị xơ hóa. Bụng người bệnh to do dịch nước ứ đọng, chân phù nề ấn vào để lại lõm sâu, xuất hiện vết bầm da do vỡ mạch máu, sức khỏe suy kiệt, dễ đi vào hôn mê…

Việc khắc phục lúc này chủ yếu làm hạn chế các biến chứng nguy hiểm đồng thời ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng hơn nhằm kéo dài sự sống cho người bệnh. Một số biện pháp có thể được bác sĩ cân nhắc đưa ra tùy theo tình trạng của bệnh nhân như: chọc dịch cổ trướng, hấp thu dịch, ghép gan…

III. Các tác nhân gây tổn hại gan

Để giúp giải độc gan, phục hồi và tăng cường chức năng gan, trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cần tránh các tác nhân gây tổn hại gan như:

  •  Uống nhiều rượu bia.
  •  Chế độ dinh dưỡng không cân bằng: nhiều chất béo, ít chất xơ.
  •  Sử dụng thường xuyên các thực phẩm không an toàn [nhiều hóa chất, phẩm màu, thực phẩm nhiễm nấm mốc...].
  •  Sử dụng thuốc điều trị bệnh không theo chỉ định của bác sĩ .
  •  Môi trường sống ô nhiễm, hút thuốc lá...
  •  Hành vi tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh gan: tiêm chích không an toàn, quan hệ tình dục không an toàn...
  •  Béo phì, suy dinh dưỡng.

IV. Cần tăng cường bảo vệ gan 

  •  Tập thể dục, tăng cường sức khỏe, kiểm soát trọng lượng cơ thể.
  •  Khám và kiểm tra định kỳ đặc biệt ở những người có yếu tố nguy cơ [nhiễm viêm gan siêu vi B, C, uống nhiều rượu bia, gia đình có người mắc bệnh gan, béo phì].
  •  Chế độ dinh dưỡng phù hợp: ít béo, tránh dư thừa chất đạm, chất ngọt, không nên ăn quá nhiều thức ăn chế biến theo kiểu chiên rán, nướng cháy khét, sử dụng nhiều gia vị, hóa chất...
  •  Ăn nhiều ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi có chứa chất xơ.
  •  Tránh xa các chất kích thích có chứa nồng độ cồn cao, nhất là rượu bia. Rượu bia chính là "kẻ thù" làm suy hại các chức năng gan.
  •  Chủng ngừa viêm gan siêu vi B nếu không có chống chỉ định, chủng ngừa giúp tránh nguy cơ nhiễm bệnh 90% cho trẻ em và người lớn.

Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh cho gan, bạn cần có giải pháp chuyên biệt để giúp tế bào Kupffer hoạt động ở "ngưỡng" an toàn vì nguyên nhân sâu xa gây ra các bệnh về gan là do tế bào Kupffer [là đại thực bào thường trú ở gan của tất cả mọi người, là những tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố tạo phản ứng miễn dịch, đồng thời có nhiệm vụ loại bỏ các tế bào gan chết] bị kích thích và làm việc quá mức sản sinh ra các chất gây viêm và gây hoại tử tế bào gan.

Tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức một mặt là do sự xâm nhập của các loại virus viêm gan, ký sinh trùng, mặt khác là do độc chất từ thực phẩm kém an toàn, môi trường ô nhiễm, thuốc lá, bia rượu, thuốc điều trị… vào cơ thể. Các chất độc hại này cũng khiến tế bào gan làm việc quá sức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer, gây chết tế bào gan nhiều hơn. Do đó, việc kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer là phương pháp hữu hiệu để chống độc bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về gan.

TTND Lê Văn Điềm - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học phân tử cấp cao, nhà sản xuất St. Paul Brands - thương hiệu danh tiếng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Mỹ đã cho ra mắt sản phẩm HEWEL. HEWEL với công thức đột phá chứa tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có khả năng kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer. Nhiều nghiên cứu chỉ rõ, Wasabia và S. Marianum giúp làm giảm tính nhạy cảm của thụ thể TLR trên bề mặt Kupffer, ức chế sản sinh các chất gây viêm Interleukin, TNF-α, TGF-β…, nhờ đó giảm tổn thương tế bào gan, ngăn chặn viêm và xơ hóa gan. Mặt khác, Wasabia và S. Marianum còn tăng cường đáng kể Nrf2 [loại protein có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa], thúc đẩy quá trình khử độc tại gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo hiệu quả các tế bào gan bị hư hỏng.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu tại Đức và Nhật Bản đã cho thấy nhờ 2 tinh chất quý có trong HEWEL giúp hỗ trợ các liệu pháp điều trị viêm gan B, C, giảm tác hại của hóa trị, giảm mẩn ngứa, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe mạnh; hỗ trợ hạ men gan, phòng ngừa và hỗ trợ phục hồi chức năng gan trong các trường hợp viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, tổn thương gan do bia rượu.

Như vậy, đứng trước nhiều yếu tố có tác động tiêu cực đến gan, khiến gan dễ bị hư hại, kiểm soát tế bào Kupffer là giải pháp đột phá trong chủ động chống độc, bảo vệ gan từ gốc rễ vấn đề.

Các chuyên gia nói gì về thành phần có trong HEWEL?

Đặc biệt, nghiên cứu dưới góc độ sinh học phân tử đã chứng minh S. Marianum kết hợp cùng Wasabia Japonica giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, làm hạn chế hình thành các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… Cũng nhờ vậy, bộ đôi tinh chất này giúp cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, tăng cường giải độc gan, hạ men gan, giảm viêm gan, gan nhiễm mỡ, hỗ trợ phòng ngừa xơ hóa hiệu quả.

Nguyên Tường

Xem thêm
  • >> Nguyên nhân gây ra bệnh gan có thể bạn chưa biết

  • >> Triệu chứng nóng gan và cách chữa theo y học hiện đại

  • >> Wasabia và S. Marianum: 2 thảo dược quý chữa bệnh gan

  • >> 8 Nguyên tắc phòng ngừa bệnh gan


Chủ Đề