Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa bên dưới ở đới khí hậu nào

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

  • Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 7
  • Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 7
  • Giải Địa Lí Lớp 7 (Ngắn Gọn)
  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 7
  • Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7

Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 7: Môi trường nhiệt đới giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

(trang 20 sgk Địa Lí 7): – Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên hình 5.1

Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa bên dưới ở đới khí hậu nào

Trả lời:

Dựa vào bảng chú giải để xác định (Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. )

(trang 21 sgk Địa Lí 7): – Quan sát các biểu đồ dưới đây, nhận xét về sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới.

Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa bên dưới ở đới khí hậu nào

Trả lời:

– Đường nhiệt độ: dao động mạnh từ 22oC đến 34oC và có hai lần tăng cao trong năm vào khoảng tháng 3 – 4 và tháng 9-10 (các tháng có Mặt Trời đi qua thiên đỉnh).

– Các cột mưa: chênh lệch nhau từ 0mm đến 250mm giữa các tháng có mưa và các tháng khô hạn, lượng mưa giảm dần về phía hai chí tuyến và số tháng khô hạn cũng tăng lên (từ 3 đến 9 tháng).

Câu 1: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới.

Lời giải:

– Nóng quanh năm (trên 20oC) và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao trong năm khi Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.

– Có một thời kì khô hạn; càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 – 9 tháng (hoặc mưa tập trung vào một mùa); càng gần chí tuyến mùa mưa càng ngắn dần và lượng mưa từ 500 – 1.500mm.

Câu 2: Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?

Lời giải:

– Đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do quá trình tích tụ ôxit sắt, nhôm lên trên mặt đất vào các mùa khô.

– Đất feralit là đất đặc trưng của đới nóng.

Câu 3: Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng?

Lời giải:

Diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng là do phá rừng hoặc phá xavan đế làm rẫy và lấy gỗ củi khiến cho đất bị bạc màu, chỉ còn cỏ tranh mới có thế mọc lên được ở đó.

Câu 4: Quan sát hai biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của vùng nhiệt đới dưới đây, cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu. Tại sao?

Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa bên dưới ở đới khí hậu nào

Lời giải:

– Biểu đồ bên trái: có đường biểu diễn nhiệt độ với hai lần tăng cao trong năm, nhiệt độ quanh năm trên 20oC, có một thời kì khô hạn (hoặc mưa tập trung vào mùa hạ) là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở bán cầu Bắc.

– Biểu đồ bên phải: có nhiệt độ cả năm trên 20oc, biên độ nhiệt năm tới trên 15oc, có một thời kì khô hạn kéo dài 6 tháng, là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở Nam bán cầu. Mùa mưa ở Nam bán cầu trái trái ngược với mùa mưa ở Bắc bán cầu : mưa từ tháng 11 đến tháng 4, là mùa hạ ở Nam bán cầu.

- Phân tích nhiệt độ, lượng mưa của bốn biểu đồ, cho biết kiểu khí hậu, đới khí hậu thể hiện ở từng biểu đồ?

Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu

Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

- Phân tích các biểu đồ nhiệt đô và lượng mưa dưới đâytheo gợi ý sau:

+ Lượng mưa trung bình năm, sự phân bố lượng mưa trong năm.

+ Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm

+ Cho biết từng biểu đồ thuộc kiều khí hậu nào. Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó.

Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa bên dưới ở đới khí hậu nào

- Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 sao cho phù hợp

Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa bên dưới ở đới khí hậu nào

Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Phân tích các biểu đồ hình 53.1, theo trình tự:

- Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng I và tháng VII. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.

- Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa

- Xác định kiểu khí hậu của từng chạm. Cho biết lí do.

- Xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (A, B, C) với các lát cắt thảm thực vật (D , E , F) thành từng cặp sao cho phù hợp

Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa bên dưới ở đới khí hậu nào

Khí hậu châu Á – Câu 1 -Trang 9 – SGK Địa lí 8. Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm dưới đây em hãy cho biết :

Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm dưới đây em hãy cho biết:– Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào ?

– Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó.

Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa bên dưới ở đới khí hậu nào

Hướng dẫn trả lời.

Ba biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu sau đây :

+ U-lan-ba-to(Mông Cổ) : Thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

+ E Ri-át (A-rập-xê-út) : thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô.

Quảng cáo

+ Y-an-gun (Mi-an-ma) : Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

– Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm :

+ U-lan-Ba-to : Nhiệt độ trung bình năm khoảng 10oC, nhiều tháng dưới 0oC. Lượng mưa trung bình năm 220 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8.

+ E Ri-át : nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Lượng mưa trung bình năm 82 mm. Mưa tập trung vào các tháng 1, 2, 3 nhưng rất ít.

+ Y-an-gun : nhiệt độ trung bình năm cao trên 25oC. Lượng mưa trung bình năm trên 2750 mm. Mưa rất nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.

Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu.

a)  Đọc các biểu đồ.

b) So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của một số kiểu khí hậu.

-  Kiểu khí hậu ôn đới hải dương với kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

-  Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa so với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa bên dưới ở đới khí hậu nào
PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CỦA CÁC KIỂU KHÍ HÂU

*  Biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa Hà Nội (Việt Nam)

- Ở đới khí hậu nhiệt đới.

- Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 17°C, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 30°C, biên độ nhiệt độ năm khoảng 13°C.

- Tổng lượng mưa cả năm là 1694 mm. Mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mưa ít hoặc không có mưa lừ tháng 11 đông tháng 4.

* Biểu đồ khí hậu ôn đới lục địa U-pha (Liên bang Nga)

- Ở đới khí hậu ôn đới.

- Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng - 14°C, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 19°C, hiên độ nhiệt độ năm lớn khoảng 33°C.

- Tổng lượng mưa cả năm là 584 mm. Mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 10, 11, 12; mưa ít hoặc không có mưa vào các tháng 1, 2, 3, 4, 5, 9.

*  Biểu đồ khí hậu ôn đới hải đương Va-len-xi-a (Ai-len)

- Ở đới khí hậu ôn đới.

- Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 7°C, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 16°C, biên độ nhiệt độ năm khoảng 9°C.

- Tổng lượng mưa cả năm là 1416 mm. Mưa nhiều quanh năm, nhất là từ tháng 10 đến tháng 1.

*  Biểu đồ khí hậu cận nhiệt địa trung hải Pa-lec-mô (I-ta-li-a)

- Ở đới khí hậu cận nhiệt.

- Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 11°C, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 22°C, biên độ nhiệt độ năm khoảng 11°C.

- Tổng lượng mưa cả năm là 692 mm. Mưa nhiều từ iháng 10 đến tháng 4; mưa ít hoặc không có mưa từ tháng 5 đến tháng 9.

So sánh những điếm giống nhau và khác nhau của một số kiểu khí hậu

* Kiểu khí hậu ôn đới hải dương với kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

- Giống nhau: nhiệt độ trung bình tháng cao nhất không quá 20°C, lượng mưa trung bình giữa các tháng không chênh nhau quá lớn, mưa đều quanh năm mặc dù lượng mưa không cao.

- Khác nhau: Ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng thấp nhất vẫn trên 0°C, biên độ nhiệt năm nhỏ (9°C); ôn đới lục địa nhiệt độ trung hình tháng thấp nhất xuống dưới 0°C (-14°C), biên độ nhiệt độ năm lớn (33°C). Ôn đới hải dương mưa nhiều hơn, hầu như quanh năm, mưa nhiều vào mùa thu và đông; ôn đới luc địa mưa ít hơn, mưa nhiều vào mùa hạ.

*  Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa so với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

- Giống nhau: Đều có một mùa mưa và một mùa khô; nhiệt độ trung bình năm cao (trên 20°C).

- Khác nhau:

+ Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hạ, khô hoặc ít mưa vào mùa thu và đông; 

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải: nóng, khô vào mùa hạ, mưa nhiều vào mùa thu, đông.

+ Nhiệt độ trung bình năm ở kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa cao hơn (trên 25°C).