Bày tỏ quan điểm về cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Được sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do nhàn tản.

b. Thể loại

- Hát nói: là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chấ tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.

- Hát nói đã khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, song Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

c. Bố cục [3 phần]

- Phần 1 [6 câu thơ đầu]: quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan

- Phần 2 [10 câu thơ tiếp]: quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu

- Phần 3 [còn lại]: quãng đời khi cáo quan về hưu

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Cảm hứng chủ đạo

- Tập trung vào từ “ngất ngưởng”

+ Tên nhan đề

+ Lặp lại bốn lần trong bài thơ

-> Nghĩa đen: chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngả

-> Nghĩa bóng: cách sống vượt lên trên những khuôn mẫu, gò bó. Thể hiện tính cách, thái độ cách sống ngang tàng của Nguyễn Công Trứ.

b. Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan [sáu câu thơ đầu]

- “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: Đây là quan niệm mà ông đã nói nhiều bài thơ, cho rằng con người sinh ra do “ý của trời đất”, nên phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc đời [những việc trong vũ trụ đều thuộc trong phận sự của ta].

- Trong Nguyễn Công Trứ, quan niệm ấy gắn liền với ý tưởng "tu, tề, trị, bình", với chí làm trai và chủ nghĩa anh hùng mà ông đeo đuổi với tất cả lòng tin tưởng, lạc quan trong suốt cuộc đời.

- “Ông Hi Văn…vào lồng”:

+ Hình ảnh ẩn dụ “vào lồng”-> diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ-> cách nhìn mới mẻ, khác lạ so với nhà Nho đương thời

+ Coi nhập thế là việc làm trói buộc, làm quan sẽ mất tự do, gò bó nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi.

- Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình:

+ Tài năng: Giỏi văn chương [khi thủ khoa], Tài dùng binh [thao lược]

=> Tài năng lỗi lạc, xuất chúng: văn võ song toàn

+ Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng [bình định Trấn Tây], Phủ doãn Thừa Thiên

=> Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn vẻ toàn tài.

=> Sáu câu thơ đầu là lời tự thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài từ, phóng khoáng,  khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng. Hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, kiên trì lí tưởng.

c. Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu [ mười câu thơ tiếp theo]

- Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân:

+ Cưỡi bò đeo đạc ngựa.

+ Đi chùa có gót tiên theo sau.

=>  Sở thích kì lạ, khác thường, thậm chí có phần bất cần và ngất ngưởng

+ Bụt cũng nực cười: thể hiện hành động của tác giả là những hành động khác thường, ngược đời, đối nghịch với quan điểm của các nhà nho phong kiến.

=> Cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo cách riêng

- Quan niệm sống:

+ “Được mất ... ngọn đông phong”: Tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian.

+ “Khi ca… khi tùng” : tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên.

+ “ Không …tục”: không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục , sống thoát tục ⇒ sống không giống ai, sống ngất ngưởng.

=> Quan niệm sống kì lạ khác thường mang đậm dấu ấn riêng của tác giả

d. Quãng đời khi cáo quan về hưu [ ba câu cuối ]

 + “Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”: Sử dụng điển cố, ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật,...

 + Nguyễn Công Trứ đã tự khẳng định mình là con người trung thần, làm tròn đạo vua tôi, điều này góp phần khẳng định thêm quan niệm về chí làm trai của tác giả ở đầu bài thơ.

+ Tự hào khẳng định tài năng và công lao của mình một cách đĩnh đạc hào hùng.

+ “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”

=> Tuyên ngôn khẳng định cá tính, sự mong muốn vượt ngoài quan điểm đạo đức Nho gia thông thường. Đối với ông, ngất ngưởng phải có thực danh và thực tài. Vậy cái ngất ngưởng của ông không phải tiêu cực mà sự khẳng định bản thân của mình, là bản lĩnh dám sống ở đời, và một phong cách sống tài hoa tài tử.

e. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Đó là thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do tự tại. Giữa cái xã hội mà mọi cá tính đều bị thủ tiêu thì cái tôi “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng những bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân mà còn thể hiện rõ một nhân sinh quan tiến bộ hiện đại.

f. Giá trị nghệ thuật

- Vận dụng thành công thể hát nói

- Giọng điệu thơ hóm hỉnh, khoa trương, ý vị trào phúng

- Sử dụng điển tích, điển cố

Sơ đồ tư duy - Bài ca ngất ngưởng

Nhận định

1. “Công Trứ là người trác lạc, có tài khí, có tài làm văn, càng giỏi về quốc âm, làm ra thi ca rất nhiều, khí hào mại, phổ đầy ở trong âm luật; đến nay hãy còn truyền tụng. Trứ làm quan thường bị bãi cách rồi được cất nhắc lên ngay; tỏ sức ở chiến trường nhiều lần lập được công chiến trận. Buổi đầu Trứ lĩnh chức doanh điền, sửa sang mới có trong một năm mà các việc đều có đầu mối, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, thành ra mối lợi vĩnh viễn. Khi tuổi già về nghỉ, tức thì bỏ qua việc đời, chơi thú sơn thuỷ, trải sơn 10 năm có cái hứng thú phớt thoảng ra ngoài sự vật. Đến người ta, phần nhiều tưởng đến phong độ khí thái của ông. Sau khi Trứ mất, các huyện ấp do ông lập ra đều đựng đền để thờ.”

                                                                                     [Đại Nam Liệt Truyện]

2. “Có những ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng.”

                                     [ Phạm Văn Đồng]


Loigiaihay.com

Đề bài: Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và rút ra bài học cho bản thân

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
  1. Mở bài
  2. Thân bài
  3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và rút ra bài học cho bản thân
 

I. Dàn ý Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và rút ra bài học cho bản thân [Chuẩn]


1. Mở bài

- Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Công Trứ [đặc điểm con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,...]- Giới thiệu những nét khái quát về bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" [hoàn cảnh ra đời, cảm hứng chủ đạo, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ,...]

- Giới thiệu khái quát bài học được rút ra từ tác phẩm.


2. Thân bài

a. Phân tích bài thơ "Bài ca ngất ngưởng"

* Cảm hứng chủ đạo của bài thơ - "ngất ngưởng"- Xuất hiện 4 lần trong toàn bộ tác phẩm- Là một từ láy giàu ý nghĩa:+ Xét về nghĩa đen: tả độ cao ở trạng thái không vững, chực đổ nhưng không đổ.

+ Trong bài thơ, là lối sống, là thái độ sống của Nguyễn Công Trứ.

* "Ngất ngưởng" khi ở chốn làm quan- Câu thơ chữ Hán mở đầu đã khẳng định mạnh mẽ lí tưởng nam nhi mà tác giả tự nguyện hướng theo, đây chính là lí tưởng chung của những người đi theo con đường Nho học: trong vòng trời đất không có việc gì là không phải việc của mình.- Bằng việc sử dụng hàng loạt từ ngữ Hán Việt cùng biện pháp liệt kê, Nguyễn Công Trứ đã khéo léo điểm lại hàng loạt các chức quan, danh vị mà mình đã từng đảm nhiệm, điều đó cho thấy ông là người văn võ song toàn.

→ Việc khoe tài năng, danh vị ấy của Nguyễn Công Trứ không phải là tự cao, tự đại, khoe khoang hợm hĩnh mà nó dựa trên tài năng và sự nghiệp của chính bản thân ông, là cái vỏ bên ngoài để giấu sâu bên trong là một cái tôi ý thức rõ về tài năng, danh vị của bản thân mình

* "Ngất ngưởng" khi đã cáo quan về hưu- Lối sống khác đời, khác người và có phần trái khoáy:+ Con bò vàng đã được nhà thơ "trang sức" cho nó bằng đạc ngựa.+ Vãn cảnh chùa còn mang theo một cô gái đẹp đến nước bụt cũng phải chào thua.- Có quan niệm sống rõ ràng, không quan tâm đến chuyện được - mất, khen - chê: Với ông, giữa được và mất, khen và chê không biết cái nào hơn cái nào- Ông đã lựa chọn cho mình một lối sống tự do, được thỏa chí làm những việc mình muốn: Coi trọng hiện tại, hiện thế và biết thưởng thức những thú vui có trong cuộc đời như thú hát cô đầu, thú uống rượu và đặc biệt là ái tình.

→ Thái độ sống, phong cách sống của Nguyễn Công Trứ đã vượt ra ngoài vòng cương tỏa nhưng ông vẫn luôn là một bề tôi hết mực trung thành.

b. Những bài học rút ra cho bản thân từ bài thơ "Bài ca ngất ngưởng"- Cần ý thức được vai trò, vị trí của bản thân trong cuộc sống và ý thức rõ ràng về tài năng của chính mình- Có một quan niệm sống, lí tưởng sống đúng đắn, phải biết vượt ra khỏi cuộc sống tù túng, tẻ nhạt để sống một cuộc sống giàu ý nghĩa.

- Không được sống nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến chuyện được, mất, khen, chê của mình mà quên đi những người xung quanh.


3. Kết bài

Khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, bài học rút ra cho bản thân và nêu cảm nghĩ của bản thân.


II. Bài văn mẫu Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và rút ra bài học cho bản thân [Chuẩn]

Nguyễn Công Trứ là một người thông minh, tài hoa, có cá tính nhưng cuộc đời làm quan nhiều thăng trầm. Ông đã để lại cho lớp thế hệ sau nhiều sáng tác độc đáo bằng chữ nôm và có thể nói hát nói là thể loại ông ghi dấu nhiều thành công nhất. Trong thể loại hát nói, "Bài ca ngất ngưởng" có thể xem là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất của ông. Tác phẩm đã thể hiện rõ bản lĩnh cá nhân của nhà thơ đồng thời gợi lên trong mỗi người những bài học có giá trị sâu sắc.

Có thể thấy, "ngất ngưởng" chính là cảm hứng chủ đạo bao trùm và xuyên suốt bài thơ. Với bốn lần xuất hiện trong tác phẩm, từ láy "ngất ngưởng" mang nhiều ý nghĩa độc đáo. Xét về nghĩa đen, có thể thấy đó là một từ láy dùng để diễn tả độ cao ở trạng thái không vững, chực đổ nhưng không đổ. Song, ở bài thơ, "ngất ngưởng" còn mang một ý nghĩa khác, đó chính là lối sống, là thái độ sống của Nguyễn Công Trứ. Để rồi, toàn bộ tác phẩm "Bài ca ngất ngưởng" sẽ đi sâu làm rõ phong thái ngất ngưởng ấy của nhà thơ.

Đoạn thơ mở đầu tác phẩm "Bài ca ngất ngưởng" đã cho thấy sự ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi ở chốn triều quan.

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Ngay trong câu thơ mở đầu, việc sử dụng những câu thơ chữ Hán đã gợi ra sự trang trọng, rắn rỏi, qua đó khẳng định được lí tưởng cao đẹp của nhà thơ: Thân làm trai đứng giữa trời đất, không có việc gì nằm ngoài vòng trách nhiệm của bản thân.

Có thể thấy đây chính là lí tưởng chung của những người đi theo con đường Nho học và Nguyễn Công Trứ cũng không phải là ngoại lệ. Nhắc đến lí tưởng đó chính là cách để nhà thơ tái hiện lại nhiệt huyết của mình khi quyết định bước "vào lồng". Và để rồi, từ lí tưởng, từ sự khẳng định vai trò của mình, Nguyễn Công Trứ đã không ngại ngần khoe tài năng, khoe danh vị của mình.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởngLúc bình Tây cờ đại tướng

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên...

Có thể thấy, Nguyễn Công Trứ là người văn võ song toàn, điều đó thể hiện rõ nét qua việc sử dụng các cụm từ "Thủ khoa", "thao lược". Thêm vào đó, bằng việc sử dụng hàng loạt từ ngữ Hán Việt cùng biện pháp liệt kê, Nguyễn Công Trứ đã khéo léo điểm lại hàng loạt các chức quan, danh vị mà mình đã từng đảm nhiệm: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng, Phủ doãn,... Điệp từ "khi" đã tạo nên nhịp điệu dồn dập cho các câu thơ, làm cho cả đoạn thơ như một thước phim quay lại những mốc son trong sự nghiệp của tác giả. Đặc biệt, tác giả đã nói về tài năng, danh vị của mình bằng tất cả những gì trang trọng và tự hào nhất. Tuy nhiên, sự khoe tài năng, danh vị ấy của Nguyễn Công Trứ không phải là tự cao, tự đại, khoe khoang hợm hĩnh mà nó dựa trên tài năng và sự nghiệp của chính bản thân ông. Xét đến cùng, sự khoe tài, khoe danh vị ấy chỉ là cái vỏ bên ngoài để giấu sâu bên trong là một cái tôi ý thức rõ về tài năng, danh vị của bản thân mình.

Không chỉ "ngất ngưởng" khi làm quan, Nguyễn Công Trứ còn thể hiện rõ phong thái ngất ngưởng của mình khi về hưu, sống ở chốn hành lạc.

Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Hai câu thơ dường như đã vẽ lên trước mắt người đọc dàng ngồi ngất nghểu, khật khưởng của Nguyễn Công Trứ trên lưng con bò vàng được "trang sức" bằng đạc ngựa - một dáng ngồi đầy vẻ trêu ngươi nhưng với tác giả ông lấy làm thú vị với việc làm trái khoáy nhiều phần khinh bạc của mình. Và để rồi, sự "ngất ngưởng" của ông được làm rõ hơn ở cảnh ông đi vãn cảnh chùa.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Có lẽ trước Nguyễn Công Trứ, người ta chưa bao giờ thấy ai đi vãn cảnh chùa mà có phong thái giống như ông - vãn cảnh chùa còn mang theo một cô gái đẹp đến nước bụt cũng phải chào thua. Không kể đến văn học dân gian, có lẽ đây chính là lần đầu tiên trong văn học viết xuất hiện hình ảnh một ông bụt bình dân đến như vậy. Và một lần nữa có thể thấy, những câu thơ trên đây đã thể hiện lối sống khác đời, khác người và có phần trái khoáy của Nguyễn Công Trứ.

Không dừng lại ở đó, Nguyễn Công Trứ còn là người có quan niệm sống rõ ràng, không quan tâm đến chuyện được - mất, khen - chê.

Được mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Với tác giả, chuyện được mất, khen chê trong cuộc sống không phải là mối quan tâm hàng đầu và vì thế ông không quan tâm nhiều đến chuyện đó. Với ông, giữa được và mất, khen và chê không biết cái nào hơn cái nào nên mọi sự được mất ông đều phóng tâm mình coi nhẹ, không "bặm môi bặm miệng" quan trọng hóa vấn đề. Và có lẽ, xuất phát từ quan niệm này nên ông đã lựa chọn cho mình một lối sống tự do, được thỏa chí làm những việc mình muốn.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Có thể thấy, Nguyễn Công Trứ đã lựa chọn cho mình với lối sống thỏa chí với ước muốn của bản thân, coi trọng hiện tại, hiện thế và biết thưởng thức những thú vui có trong cuộc đời như thú hát cô đầu, thú uống rượu và đặc biệt là ái tình. Và có lẽ vì thế, ông tự nhận mình là "không Phật, không Tiên, không vướng tục". Dường như, thái độ sống, phong cách sống của Nguyễn Công Trứ đã vượt ra ngoài vòng cương tỏa nhưng không thể nghĩ rằng ông đã hoàn toàn khác với mình trước đó. Bởi lẽ, trong Nguyễn Công Trứ vẫn luôn nhất quán.

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,

Trong triều ai ngất ngưởng được như ông!

Sự phóng túng, "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ mặt dù được biểu hiện ở mức độ cao nhưng trước sau ông vẫn là một nhà nho có tinh thần nhập thế và luôn luôn quan niệm "Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung", vẫn luôn là một bề tôi trung thành.

Như vậy, có thể thấy, "Bài ca ngất ngưởng" đã cho thấy bản lĩnh của Nguyễn Công Trứ nhưng đồng thời cũng gợi lên trong mỗi người những bài học có giá trị, ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, mỗi người cần ý thức được vai trò, vị trí của bản thân trong cuộc sống, đồng thời cần có sự ý thức rõ ràng về tài năng của chính mình. Thêm vào đó, phải có một quan niệm sống, lí tưởng sống đúng đắn, phải biết vượt ra khỏi cuộc sống tù túng, tẻ nhạt để sống một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đặc biệt, không được sống nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến chuyện được, mất, khen, chê của mình mà quên đi những người xung quanh.

Tóm lại, với những đặc sắc của thể loại hát nói cùng lối nói đậm tính khẩu ngữ, "Bài ca ngất ngưởng" đã giúp người đọc hình dung về Nguyễn Công Trứ với một phong cách sống, một lối sống đầy cá tính và bản lĩnh. Đồng thời, qua đó đã để lại trong mỗi người nhiều suy ngẫm, nhiều bài học quý giá.

-----------------------------HẾT----------------------

Bài ca ngất ngưởng là một trong những bài thơ thể hiện rõ nét cái tài hoa cùng chất "ngông" độc nhất vô nhị của Nguyễn Công Trứ trong nền văn học Việt Nam. Khám phá tài năng cùng cá tính của nhà thơ, các em cùng tìm đọc thêm Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng, Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng, Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng .

Bài ca ngất ngưởng có thể coi là tác phẩm kết tinh tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo, cá tính của Nguyễn Công Trứ. Qua bài văn mẫu Phân tích Bài ca ngất ngưởng và rút ra bài học cho bản thân, các em không chỉ khám phá được những đặc sắc của tác phẩm mà còn có thêm những bài học ý nghĩa cho bản thân.

Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng Dàn ý phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ Phân tích 6 câu thơ đầu Bài ca ngất ngưởng Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ Bình luận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Video liên quan

Chủ Đề