Bắt buộc đội mũ bảo hiểm năm nào năm 2024

10 năm sau khi quyết định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy đi vào cuộc sống, theo số liệu từ các cơ quan chức năng thì tỷ lệ người dân chấp hành đạt hơn 90%. Điều này đã góp phần kéo giảm số người thiệt mạng vì tai nạn giao thông xuống dưới con số 9.000 người mỗi năm, đồng thời cũng đã hạn chế được nhiều thương tích nặng như chấn thương sọ não.

Còn theo báo cáo nghiên cứu độc lập của Quỹ phòng chống thương vong châu Á cho thấy 500.000 ca chấn thương đầu và 15.000 ca tử vong đã được ngăn chặn nhờ sự gia tăng đội mũ bảo hiểm trong 10 năm qua. Tuy nhiên, tỷ lệ đội mũ cho trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất do tai nạn giao thông lại vẫn ở mức thấp, chỉ 35-40%.

Bên cạnh đó, vấn đề sản xuất kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng, mũ giả, mũ nhái kiểu dáng mũ bảo hiểm vẫn còn phổ biến. Đây vẫn là những vấn đề còn tồn tại, cần các cơ quan chức năng tìm giải pháp xử lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trong thời gian tới. Và điều quan trọng mỗi người tham gia giao thông cũng phải tự nhận thức được đội mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn là đảm bảo an toàn cho chính bản thân mỗi người, đặc biệt đội mũ bảo hiểm cho trẻ em chính là trách nhiệm của người lớn.

Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ đánh dấu việc bắt đầu quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc một cách toàn diện đối với người đi xe máy trên mọi tuyến đường giao thông ở Việt Nam. Sau đó, trong Luật Giao thông Đường bộ được Quốc hội thông qua năm 2008 [thay thế Luật năm 2001] có hiệu lực từ 1/7/2009, Điều 30 đã quy định "người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách" và Điều 31 cũng quy định tương tự đối với xe đạp máy. Tháng 12 năm 2017 là thời điểm đánh dấu 10 năm thực thi Nghị quyết 32.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/2001/NQ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2001 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Chính phủ về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy từ tháng 6 năm 2001. Cần tiếp tục làm cho mọi người hiểu rõ việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm là nhằm làm giảm thương vong do chấn thương sọ não cho người đi mô tô, xe máy khi xảy ra tai nạn.

2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong đó quy định cụ thể về xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, trình Chính phủ ban hành trong tháng 6 năm 2001.

Trong khi chưa ban hành quy định xử phạt, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông nhắc nhở những người không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, và xử phạt thật nghiêm khi có quy định.

3. Xét tình hình thực tế, trước mắt chỉ nhắc nhở, chưa xử phạt những người không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy trong nội thành, nội thị./.

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Công văn 407/CP-CN ngày 15/05/2001 về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Đã có đến gần chục quy định của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải về việc đội nón bảo hiểm ở người đi mô tô, xe gắn máy 2 bánh được ban hành. Thế nhưng, việc đội nón bảo hiểm vẫn không được thực hiện nghiêm túc. Ngày 17-6-2004, trước tình hình tai nạn giao thông gia tăng, UBND TPHCM lại ban hành Quyết định số 2819/QĐ-UB bắt buộc đội nón bảo hiểm khi điều khiển xe máy lưu thông trên 10 tuyến đường của thành phố. Liệu quy định này có đi vào vết xe đổ của các quy định trước đây?

Đã có đến gần chục quy định của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải về việc đội nón bảo hiểm ở người đi mô tô, xe gắn máy 2 bánh được ban hành. Thế nhưng, việc đội nón bảo hiểm vẫn không được thực hiện nghiêm túc. Ngày 17-6-2004, trước tình hình tai nạn giao thông gia tăng, UBND TPHCM lại ban hành Quyết định số 2819/QĐ-UB bắt buộc đội nón bảo hiểm khi điều khiển xe máy lưu thông trên 10 tuyến đường của thành phố. Liệu quy định này có đi vào vết xe đổ của các quy định trước đây?

Hoài nghi10 tuyến đường mà UBND TP quy định bắt buộc đội nón bảo hiểm khi lưu thông bằng xe gắn máy, mô tô cơ bản đều là những con đường mà cách nay 4 năm cũng đã có quy định bắt buộc đội nón bảo hiểm khi lưu thông bằng xe gắn máy. Những con đường này, giờ đây đang được Khu Quản lý giao thông đô thị cắm lại các biển báo bắt buộc đội nón bảo hiểm. Bác Huỳnh Văn Sữa, ngụ ở gần cầu Phú Xuân trên đường Huỳnh Tấn Phát nhận xét: trên đường này lâu nay vẫn còn vài biển báo hiệu đội nón bảo hiểm nhưng có thấy người nào đội đâu. Nay thay biển báo mới, không biết có gì mới không? Nhiều người dân sinh sống gần nhà bác Sữa cũng có những ý kiến tương tự.

Đã có nhiều người dân đội mũ bảo hiểm trên xa lộ Hà Nội.

Quan tâm và bình luận sôi nổi về việc cắm biển báo như vậy nhưng nhiều người dân lại tỏ ra khá thờ ơ với việc đội nón bảo hiểm. Lý do đơn giản là họ hoài nghi về tính khả thi của quyết định này. Anh Trần Tuấn Tú, một tài xế lái xe của HTX Hiệp Phát [TPHCM] ngụ tại đường Nguyễn Văn Linh quận 7 nói: “Năm 2000-2001, cả nước rầm rộ bắt buộc đội nón bảo hiểm mà còn chẳng được bao nhiêu người dân chấp hành, huống chi bây giờ”. Tâm trạng nghi hoặc này không chỉ có ở người dân mà ngay những nhà buôn bán nón bảo hiểm cũng không cho rằng, quyết định bắt buộc đội nón bảo hiểm lần này là cơ hội bán nón của mình. Một nhân viên của cửa hàng Thu “Sport” [quận 1] - nơi bán nón bảo hiểm khá nổi tiếng nói: “Gần đến ngày bắt buộc đội nón bảo hiểm rồi nhưng khách đến mua hàng hầu như không tăng lên. Có thể phần lớn người dân thành phố đã mua nón bảo hiểm từ các lần “bắt buộc đội nón” trước đây nhưng thường thì mỗi khi có các quyết định mới, thị trường vẫn có những xáo động …vậy mà bây giờ im ắng quá!”. Nhà sản xuất nón bảo hiểm khá lớn của thành phố, Công ty Nhựa Sài Gòn hiện vẫn tồn kho khoảng 4.000-5.000 nón bảo hiểm được sản xuất từ những năm 2001 cũng chưa hề tính đến việc đưa số nón này ra thị trường.

Chuẩn bịMặc những hoài nghi của người dân về tính khả thi của quyết định bắt buộc đội nón bảo hiểm do UBND TPHCM ban hành, các ban ngành chức năng vẫn đang tích cực chuẩn bị cho việc thực thi quyết định vào ngày 2-7-2004 sắp tới. Thượng tá Phạm Văn Thịnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an TPHCM cho biết, đã có kế hoạch tăng cường lực lượng đến các tuyến đường bắt buộc đội nón bảo hiểm. Ngoài ra, việc tổ chức xử phạt như thế nào cũng đã được tập huấn đến từng cán bộ, chiến sĩ công an. Vào những giờ cao điểm, việc xử phạt hành vi không đội nón bảo hiểm khi lưu thông bằng xe gắn máy 2 bánh, mô tô chỉ tập trung ở các đối tượng điều khiển phương tiện có phân khối lớn. Ngoài giờ cao điểm, cảnh sát sẽ tập trung nhắc nhở, xử phạt tất cả những người không chấp hành quy định này. Cũng theo ông Thịnh, mức phạt đối với hành vi này là từ 10.000-20.000 đồng/lần. Đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống ở khu vực ngoại thành thường đi buôn bán tại các chợ vùng ven [nơi có các tuyến đường bắt buộc đội nón bảo hiểm] cảnh sát sẽ xem xét áp dụng mức phạt thấp. Các đối tượng khác, mức phạt sẽ là 15.000 đồng. Các đối tượng điều khiển xe máy phân khối lớn, đã bị xử phạt, nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không chịu đội nón bảo hiểm, sẽ áp dụng mức phạt cao nhất.

Cảnh sát giao thông còn được tập huấn giải quyết đến cả những tình huống “zic zắc”: người dân cư ngụ trên những con đường bắt buộc đội nón bảo hiểm, nếu chứng minh được [bằng chứng minh nhân dân, bằng lái xe…] chỉ đi xe trên một đoạn đường ngắn, gần nhà thì sẽ không bị xử phạt vì hành vi không đội nón bảo hiểm.

Ban An toàn giao thông thành phố, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đang có những động thái tích cực tuyên truyền cho việc đội nón bảo hiểm bằng việc in hàng ngàn tờ bướm hoặc tổ chức hội thảo tuyên truyền, hướng dẫn người dân đội nón bảo hiểm.

Với các doanh nghiệp, dẫu rằng vẫn còn rất nhiều băn khoăn về tính khả thi của Quyết định 2819/2004/QĐ-UB nhưng họ cũng đã bắt đầu “tái” bàn tới việc sản xuất, kinh doanh nón bảo hiểm. Ông Phan Văn Thanh, Giám đốc Công ty Nhựa Sài Gòn cho biết: đang nghĩ tới việc thuê các nhà tạo mẫu sáng tác ra những nón bảo hiểm kiểu mới, phù hợp với thời tiết, thẩm mỹ của người Việt Nam. Theo ông Thanh, không nên sản xuất ra những chiếc nón “như những nồi cơm điện” mà ông và nhiều nhà sản xuất khác cách nay vài năm đã làm vì điều này không phù hợp với khí hậu nóng bức của TPHCM mà việc tồn kho đến khoảng 4.000-5.000 nón bảo hiểm đã là một bài học kinh nghiệm.

Chỉ còn vài ngày nữa, Quyết định 2819/QĐ-UB sẽ có hiệu lực. Lần này quy định về bắt buộc đội nón bảo hiểm có khả thi? Phải đợi qua ngày 2-7-2004 mới có câu trả lời.

NGUYỄN KHOA

10 đoạn, tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểmTheo Quyết định 2819/QĐ-UB của UBND TPHCM, 10 đoạn, tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy kể từ ngày 2-7-2004 là: các tỉnh lộ 7, 8, 15 [suốt tuyến Củ Chi], tỉnh lộ 10 [từ quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Long An], quốc lộ 13 [từ đường Kha Vạn Cân đến quốc lộ 1], quốc lộ 52 [từ cầu Sài Gòn đến quốc lộ 1], đường Huỳnh Tấn Phát [từ cầu Phú Xuân đến bến phà Bình Khánh], đường Rừng Sác [từ bến phà Bình Khánh đến Long Hòa] và suốt tuyến đường Nguyễn Văn Linh.

Giám đốc BV Chợ Rẫy TRƯƠNG VĂN VIỆT:

Phương án tốt nhất để giảm số ca chấn thương sọ não

Theo quan điểm của ngành y tế và của cá nhân tôi thì đội mũ bảo hiểm… là phương án tốt nhất để giảm số ca chấn thương sọ não và tỷ lệ tử vong do chấn thương sọ não gây ra khi xảy ra TNGT. Điều này đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới. Thống kê của Bệnh viện Chợ Rẫy [BVCR] cũng cho thấy số vụ tai nạn giao thông [TNGT] trong những năm qua luôn tăng từ 10%-15%/năm. Trung bình mỗi ngày, khoa cấp cứu BVCR tiếp nhận khoảng 100 ca, trong đó số ca tử vong chiếm gần 1/2. Tại BVCR, số người tử vong do TNGT mỗi tháng bằng với một vụ máy bay rơi…

Tôi cho rằng nhiều người dân “từ chối” đội mũ BH khi tham gia giao thông là do những quy định về xử phạt đối với các cá nhân vi phạm không đồng bộ, mức phạt còn thấp… Người dân thiếu ý thức chấp hành pháp luật, thiếu ý thức bảo vệ sinh mạng của chính mình và những người xung quanh… Tuy nhiên, ngoài việc phải đội mũ BH khi tham gia giao thông, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông, xử phạt thật nặng các trường hợp vi phạm, đưa quy định đội nón BH trở thành quy định bắt buộc thì cũng cần bố trí CSGT vào giờ cao điểm. Thời gian tới, BVCR sẽ lập đường dây nóng, phát hành bản tin an toàn giao thông hàng tuần để cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng để truyên truyền giảm số vụ TNGT, vận động đội mũ BH…

ĐÀM MỸ HOA [số 5 đường Lê Trực, Q.Bình Thạnh]:

“Tôi không thấy bất tiện…”

Nhiều người cho rằng đội mũ bảo hiểm bất tiện nhưng với tôi đội mũ bảo hiểm chỉ bất tiện mỗi khi gởi xe, phải tìm chỗ gởi mũ. Do tính chất công việc phải di chuyển nhiều; mỗi lần đi xe gắn máy ra ngoại thành, tôi đều đội mũ dù con đường mình đi qua có bảng báo phải đội mũ bảo hiểm hay không. Trong mùa mưa, người đội mũ còn không bị nước mưa hắt vào mặt, không “nhạt nhòa” son phấn trên mặt nếu là nữ. Thật ra, đội mũ vẫn nghe được tiếng còi xe, tiếng nói chuyện của người đi bên cạnh vì các nhà sản xuất cũng nghiên cứu làm mũ không che tai hoặc trên phần che tai có đục lỗ thông hơi.

Giá như mỗi chỗ giữ xe tổ chức giữ luôn mũ cho người đi xe gắn máy - không thu thêm phí; siêu thị và các nơi công cộng đều nhận giữ mũ cho khách; nhà sản xuất chú ý đến màu sắc phù hợp cho nhiều lứa tuổi, kiểu dáng gọn và nhẹ hơn thì tôi tin chắc rằng rất nhiều người sẽ tự giác đội mũ bảo hiểm mỗi khi ra đường.

Trẻ bao nhiêu tuổi thì bắt buộc đội mũ bảo hiểm?

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định trẻ em trên 6 tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy. Điều này cũng được nêu rõ trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Bắt đầu từ ngày nào người ngồi trên xe mô tô 23 bánh xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm?

[Website Chính phủ] - Ngày mai 15/12, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường chính thức có hiệu lực. Đây là một trong hàng loạt các biện pháp nhằm kiềm chế tai nạn giao thông được triển khai quyết liệt trong năm 2007.

Tại sao đi xe máy lại phải đội mũ bảo hiểm?

Đội mũ bảo hiểm nhằm bảo vệ người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi đi trên hệ thống đường bộ Việt Nam không may bị tai nạn giao thông sẽ giảm tử vong hoặc để lại dị tật do chấn thương sọ não gây ra.

Tác dụng của mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe mô tô hai bánh trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông là gì?

Đó là một trong những biện pháp phòng tránh hậu quả TNGT hữu hiệu nhất, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người đi MTXM. Chấn thương sọ não thường dẫn đến tử vong hoặc tàn phế suốt đời đối với người bị tai nạn giao thông [TNGT]. Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy [MTXM] có tác dụng bảo vệ sọ não khi xảy ra TNGT.

Chủ Đề