Báo cáo về việc sử dụng đồ dùng dạy học

Báo cáo cuối năm hoc thiết bi truong hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  [128.46 KB, 4 trang ]

PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG LA
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA THIẾT BỊ
NĂM HỌC 2015- 2016
I. Đặc điểm của trường:
1. Thuận lợi:
- Trường gồm 9 lớp với học sinh.
- Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường: đồng chí [Trong đó
giáo viên: 19 đ/c].
- Phòng học hiện có: 8 phòng.
- Giáo viên có ý thức sử dụng thiết bị khá nề nếp.
- Trường có 06 phòng chức năng:
+ 01 phòng thực hành Vật lý,Công nghệ
+ 01 phòng thực hành Hoá, Sinh
+ 01 phòng thực hành Tin học.
+ 01 phòng Nhạc.
+ 01 phòng thiết bị dùng chung.
- Trường có 01 phòng truyền thống.
* Mỗi phòng chức năng:
- Đầy đủ thiết bị [tủ, giá] để trưng bày đồ dùng dạy học.
[ Có danh mục kèm theo]
- Thiết bị chuyên dạy cho bộ môn.[ Có danh mục kèm theo ]
- Nội quy phòng thực hành các bộ môn.
- Các khẩu hiệu.
- Các thiết bị của
*
2. Khó khăn:


- Một số phòng chức năng còn thiếu bàn ghế chuyên dùng cho giáo viên
và học sinh.
- Chưa có hệ thống nước sạch dùng cho dạy học và vệ sinh ở phòng chức
năng [phòng Hóa, Sinh].
- Diện tích theo tiêu chuẩn phòng học bộ môn của trường chuẩn quốc gia
2
[72 m ].chưa đúng
- Phòng vi tính, kết nối intenet còn kém nên ảnh hưởng không ít đến việc
học tập của học sinh.
- Các phòng bộ môn chưa có hình ảnh chân dung nhà bác học
II. Mục tiêu đầu năm học:
- Bổ sung kịp thời các loại thiết bị dạy học còn thiếu để đảm bảo cho việc
dạy và học.


- Cập nhật vào sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy học và tổng hợp số tiết sử
dụng hàng tháng theo đúng quy định.
- Bảo quản vệ sinh, lau chùi bảo dưỡng thiết bị thường xuyên, định kỳ.
- Xây dựng bộ hồ sơ thiết bị khá.
- Trang trí các phòng chức năng có đủ khẩu hiệu, nội quy, ảnh các nhà bác
học.
III. Đánh giá hoạt động thiết bị năm học 2015-2016:
1. Cơ sở vật chất [số lượng, số tiền mua sắm, sửa chữa mới trong kỳ]:
- Phòng bộ môn Hóa, Sinh: Mua sắm các tủ đựng thiết bị dạy học,
giá để treo tranh, kệ để đựng khay mổ khi thực hành xong.
- Phòng Tin học: sửa chữa máy vi tính máy hư hỏng
- Phòng truyền thống: Đang hoàn thiện các mảng chưa hoàn thành như
ảnh các đồ dùng
2. Khai thác, sử dụng, kết quả sử dụng của CBGVNV [thiết bị dùng chung,
phòng học bộ môn]:

- Tập thể giáo viên đã có ý thức cao về sử dụng thiết bị dạy học một cách
thường xuyên nhằm thực hiện có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học và
nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục THCS
- Các giáo viên thường xuyên khai thác thiết bị sẵn có và làm thêm thiết
bị tự làm, sưu tầm các tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến bài dạy để bài giảng của
mình càng thêm sinh động và hiệu quả hơn.
- Giáo viên đã có ý thức sử dụng đồ dùng dạy học một cách có nề nếp,
khá hiệu quả, biết khai thác các phòng chức năng: Lí - Hoá - Sinh nhằm góp
phần đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng dạy và học. Tiêu biểu
cho phong trào sử dụng thiết bị như: đ/c Tú, đ/c Dịu [môn Sinh học]; đ/c Huệ,
đ/c Hiếu, [môn Toán]; đ/c Thương; đ/c Hằng, [môn Vật lí]; đ/c Quyết [môn Hoá
học]; đ/c Việt; đ/c Dương [môn Ngoại ngữ].
- Phòng truyền thống mới hoàn thành cuối năm học 2011 - 2012, trang bị
nội thất chưa có. Hệ thống tư liệu đã được biên tập trưng bày nhưng chưa nhiều.
Kết quả:
Tổng số tiết sử dụng đồ dùng dạy học trong học kỳ I: 748 lượt.
Tổng số tiết sử dụng đồ dùng dạy học trong học kỳ II: 842 lượt
Trong đó: Số thiết bị sẵn có ở phòng thí nghiệm là: 1235 lượt.
3. Công tác quản lý, chỉ đạo:
3.1 Việc lập kế hoạch:
- Cán bộ thiết bị đã xây dựng được kế hoạch hoạt động thiết bị.
- Xây dựng kế hoạch phòng học bộ môn, kế hoạch sử dụng phòng học bộ
môn.
3.2 Sắp xếp, bảo quản, bảo trì bảo dưỡng
- Các thiết bị dạy học được bố trí một cách khoa học và hợp lý đúng quy
định, dễ thấy, dễ nhìn, dễ sử dụng.
- Sắp xếp các phòng thiết bị dùng chung, các phòng chức năng khá hợp lí,
ngăn nắp, gọn gàng.
- Chưa có hiện tượng mất mát thiết bị đồ dùng dạy học.
- Sắp xếp các thiết bị nơi cao ráo không cho mối mọt ăn.



- Việc khai thác trang thiết bị đồ dùng dạy học theo từng tiết học và từng
bộ môn có sử dụng đồ dùng dạy học.
- Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy vi tính, kiểm tra sự hoạt động
của các máy.
- Đ/c nhân viên thiết bị luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên
mượn và trả thiết bị dạy học theo đăng kí sử dụng.
- Đồng chí phụ trách phòng bộ môn luôn luôn vệ sinh, sắp xếp phòng học
bộ môn sạch sẽ, gọn gàng, các thiết bị được sắp xếp một cách ngăn nắp, dễ
thấy, dễ lấy.
3.3 Hồ sơ sổ sách theo dõi:
- Xây dựng được bộ hồ sơ về công tác thiết bị khá hoàn chỉnh từ lãnh đạo
nhà trường đến đồng chí phụ trách thiết bị và các đồng chí giáo viên phụ trách
phòng bộ môn, các mặt hoạt động thiết bị cho hoạt động dạy và học được thể
hiện trong sổ sách theo dõi rõ ràng.
- Hồ sơ phòng bộ môn được xây dựng khá hoàn chỉnh, cập nhật kịp thời,
đúng thời gian quy định.
- Thực hiện việc phục vụ cho mượn và trả đồ dùng dạy học đúng theo yêu
cầu, cập nhật vào sổ theo dõi sử dụng đồ dùng dạy học đúng quy định, kịp
thời.
3.4 Kiểm kê, kiểm tra:
Định kỳ kiểm tra tình hình sử dụng của các thiết bị để phát hiện hư hỏng
kịp thời báo cáo với lãnh đạo nhà trường để có biện pháp xử lý phục vụ kịp thời
cho việc dạy học của giáo viên và học sinh.
Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy vi tính, kiểm tra sự hoạt động của
các máy.
3.5 Công tác quản lý của Hiệu trưởng:
Đồng chí Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm đến hoạt động thiết bị.
Luôn tạo điều kiện cho đồng chí nhân viên thiết bị học hỏi kinh nghiệm

để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Tổ chức tu sửa, mua sắm thiết bị theo yêu cầu công tác dạy và học.
4. Đánh giá chung:
4.1 Ưu điểm:
- Công tác hoạt động sử dụng thiết bị dạy học của trường THCS Lê Quý
Đôn năm học 2015 - 2016 cơ bản thực hiện theo mục tiêu đầu năm đã đề ra.
Bước đầu đã xây dựng được bộ hồ sơ thiết bị khá đầy đủ, hồ sơ phòng học bộ
môn khá hoàn chỉnh. Việc cho giáo viên mượn đồ dùng dạy học luôn được tiến
hành chu đáo, đúng lúc đảm bảo cho dạy và học.
- Máy vi tính thường xuyên được bảo trì, bảo dưỡng để phát hiện kịp thời
hư hỏng báo lãnh đạo nhà trường sửa chữa đảm bảo phục vụ tốt việc học tập
của học sinh.
- Phần lớn giáo viên sử dụng thiết bị một cách thường xuyên, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học.
- Một số giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học tự làm đảm bảo tiết dạy càng
sinh động hơn.
- Giáo viên sử dụng đồ dùng có ý thức, mượn trả đồ dùng đúng quy định.


- Đ/c nhân viên thiết bị luôn tạo điều kiện cho giáo viên mượn và sử dụng
đồ dùng dạy học đặc biệt các tiết dạy thao giảng.hội thi giáo viên giỏi cấp
trường, cấp huyện
- Tự đánh giá xếp loại thiết bị theo chuẩn: Khá.
4.2 Tồn tại:
- Việc mượn và trả đồ dùng thiết bị dạy học chưa nhiều
- Việc trang trí các phòng chức năng vẫn còn chưa hoàn thiện.
- Phong trào tự làm thiết bị dạy học của giáo viên còn chưa sôi nổi.
- Việc cập nhật tổng hợp số liệu vào phiếu báo sử dụng đồ dùng dạy học
của một số giáo viên trong từng tháng còn chậm làm ảnh hưởng đến việc tập
hợp chung của cán bộ thiết bị cho nhà trường.

- Một số tiết học học tại phòng học bộ môn sau khi học xong học sinh
chưa có ý thức. Vẫn còn tình trạng giấy vụn vứt lung tung, bàn ghế vẫn chưa
sắp xếp lại ngăn nắp, gọn gàng.
IV. Một số định hướng kế hoạch phát triển thiết bị và ý kiến đề xuất:
1. Định hướng kế hoạch phát triển thiết bị:
- Đối với giám hiệu phân công cụ thể người chịu trách nhiệm chung về
việc chỉ đạo công tác thiết bị.
- Kiểm tra đánh giá hoạt động thiết bị của giáo viên qua phiên họp hội
đồng trong tháng.
- Hoàn thiện hồ sơ phòng học bộ môn và hồ sơ thiết bị theo quy định
chuẩn quốc gia.
- Tăng cường công tác bảo vệ tài sản thiết bị, xử lý mối, mọt, tránh
ẩm ướt, chữa cháy kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra.
- Sắp xếp các phòng chức năng khoa học, hợp lý.
2. Đề xuất:
* Đối với nhà trường:
- Quan tâm hơn nữa đến công tác hoạt động thiết bị.
- Đóng thêm tủ để đựng thiết bị môn Công nghệ.
- Mua thêm giá để đựng tranh ảnh các môn Lịch sử, địa lí.
- Mua sắm thêm các thiết bị còn thiếu để đảm bảo cho việc dạy học có
hiệu quả.
Mường La, ngày 28 tháng 05 năm 2016
Nhân viên thiết bị

Nguyễn Văn Sơn



Chủ Đề