Bảng so sánh ppp mỹ 2023 năm 2024

Nhưng cơ quan thống kê quốc gia khẳng định Trung Quốc vẫn ở vị thế của một nước đang phát triển, không nên được đo lường bên cạnh các nước phát triển như Mỹ.

Nhấn để phóng to ảnh

Nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia lớn nhất thế giới khi dựa trên ngang giá sức mua. Ảnh: AFP

Cơ quan thống kê của Trung Quốc thừa nhận rằng vào đầu năm 2017, nền kinh tế của quốc gia này lớn hơn so với Mỹ khi được đo bằng sức mua, nhưng họ vẫn khẳng định mình là một quốc gia đang phát triển, vì sản lượng bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn chỉ bằng 85% trung bình toàn cầu.

Ngân hàng Thế giới đã công bố báo cáo tương đương sức mua mới [PPP] từ năm 2017 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội [GDP] dựa trên PPP của Trung Quốc đứng ở mức 19,617 nghìn tỷ USD trong năm 2017, trong khi GDP của Mỹ là 19,519 nghìn tỷ USD.

Việc tính toán GDP theo sức mua, sử dụng giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ chung, thay vì sử dụng đồng USD, cung cấp một cơ sở chính xác hơn để so sánh mức độ phát triển kinh tế. Nếu được đo bằng đồng USD, GDP của Trung Quốc là khoảng 12 nghìn tỷ USD vào năm 2017 và 14 nghìn tỷ USD vào năm 2019, vẫn thấp hơn Mỹ.

Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc [NBS] cho biết, xếp hạng số 1 của Trung Quốc trong GDP dựa trên PPP không thể thay đổi thực tế rằng Trung Quốc vẫn là một quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới.

Xu Xianchun, cựu Phó giám đốc của NBS, cho rằng, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã đánh giá quá cao sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.

“Nếu Trung Quốc được xếp vào nhóm vào các nước phát triển, thì phần lớn các quốc gia trên thế giới cũng nên được đưa vào. Điều này dường như không phù hợp với điều kiện thực tế", ông viết trong một bài báo.

Hiệp hội Thống kê Quốc gia Trung Quốc, một tổ chức liên kết với NBS, đã cung cấp dữ liệu cho Ngân hàng Thế giới, cho thấy mức độ chứng thực chính thức của điều này.

Trung Quốc khẳng định rằng, họ là một quốc gia đang phát triển và đang bị kiểm tra gắt gao trong những năm gần đây, đặc biệt là từ Tổng thống Mỹ, Donald Trump.

Tổng thống Trump đã viết, quan điểm của ông trên trang cá nhân vào tuần trước rằng, việc Trung Quốc vẫn ở vị thế một nước đang phát triển sẽ cho phép Trung Quốc đóng góp nhỏ hơn cho Liên Hợp Quốc và các tổ chức đa phương khác. Ngoài ra, các quốc gia đang phát triển còn được trao các quyền đặc biệt theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, như thời gian dài hơn để thực hiện các thỏa thuận và cam kết thương mại.

Nền kinh tế Trung Quốc, nếu được đo lường bằng cách sử dụng tỷ giá USD/CNY thì chỉ bằng khoảng 2/3 quy mô của nền kinh tế Mỹ năm ngoái.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 1,2% trong năm nay, đây là mức giảm mạnh so với mức tăng trưởng 6,1% của năm ngoái bởi đại dịch virus corona. Nhưng tổ chức có trụ sở tại Washington dự báo, nền kinh tế Mỹ sẽ hoạt động thậm chí còn tồi tệ hơn Trung Quốc với mức sụt giảm khoảng 5,9%.

Chen Fengying, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc nói rằng, công nghệ và giá trị tiền tệ - hai yếu tố mà Mỹ vẫn chiếm ưu thế - đó chính là một phần của các thông số cốt lõi để đánh giá sức mạnh quốc gia.

Và Chen khẳng định, Trung Quốc vẫn chưa phải là một quốc gia đứng đầu trên thế giới, đặc biệt là khi so sánh với Mỹ. Chen đã đưa ra một số câu hỏi để trả lời cho vấn đề trên: “Nhân dân tệ sẽ trở thành một loại tiền tệ quốc tế sau đại dịch? Chúng ta có gì trong lĩnh vực công nghệ ngoại trừ Huawei? Chúng tôi vẫn phải chấp nhận rằng chúng tôi chưa phải là người chiến thắng trên đấu trường quốc tế.”

Có nhiều phương pháp khác nhau để so sánh các nền kinh tế, tuy nhiên, so sánh các quốc gia dựa trên GDP bình quân đầu người vẫn là một trong những cách phổ biến và đáng tin cậy nhất.

GDP bình quân đầu người tạo ra sự cân đối bằng cách chia tổng sản lượng kinh tế của một quốc gia cho dân số, từ đó tính toán ra GDP trung bình của mỗi người dân.

GDP bình quân đầu người cao thường đi kèm với mức thu nhập cao, mức tiêu thụ và chất lượng sống tốt hơn.

Điểm mạnh của chỉ số này là sự đơn giản, giúp các nhà kinh tế và các nhà quyết định chính sách, truyền đạt thông tin về tình trạng phát triển kinh tế đến công chúng một cách dễ hiểu.

TheWORLDMAPS đã sử dụng dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF], để xếp hạng 10 quốc gia hàng đầu về GDP bình quân đầu người trong các khu vực khác nhau.

Top 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới năm 2023 [tính tới ngày 22/6/2023]

Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất trên thế giới năm 2023 [tính tới ngày 22/6/2023], được đo bằng đơn vị đô la Mỹ:

Luxembourg, Ireland và Norway dẫn đầu danh sách với GDP bình quân đầu người vượt quá 100.000 đô la Mỹ.

Trong đó, Luxembourg là trung tâm dịch vụ tài chính quan trọng tại châu Âu, Ireland là trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia và Na Uy là một trong những quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất khu vực, giải thích cho sự thịnh vượng của họ.

Các quốc gia với dân số nhỏ chiếm tỷ lệ lớn trong danh sách trên, chẳng hạn như Luxembourg có dân số chỉ hơn 600.000 người. Có thể thấy, trong top 10 quốc gia này, chỉ có Hoa Kỳ và Úc có dân số vượt quá 10 triệu người.

Giới thiệu về Purchasing Power Parity – PPP [Sức mua tương đương]

Một trong những hạn chế chính của việc sử dụng GDP bình quân đầu người là nó không tính đến sức mạnh của đồng nội tệ so với tỷ giá hối đoái [tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền quốc gia khác nhau].

Tỷ giá hối đoái thường bị ảnh hưởng bởi dòng vốn đầu tư và nhu cầu sử dụng đồng tiền quốc gia đó.

Ngoài ra, khi sử dụng tỷ giá này, có một số loại hàng hóa không thể giao dịch [ví dụ: phương tiện giao thông nội địa, trường học, v.v.] vì chúng không được định giá.

Đồng thời, nó cũng không tính đến sự khác biệt về giá cả giữa các quốc gia, ví dụ như giá rau tươi tại Ấn Độ thường rẻ hơn nhiều so với ở Canada.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế sử dụng phương pháp Sức mua tương đương [Purchasing Power Parity – PPP]. Nó là một phương pháp tính theo tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của các nước khác nhau

Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng loại hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ.

Một số ví dụ nổi tiếng là chỉ số Big Mac của tạp chí The Economist và chỉ số Latte của báo Wall Street Journal.

So sánh GDP bình quân đầu người theo giá trị thực với PPP

Việc sử dụng USD giúp so sánh mức mua sắm và tiêu dùng giữa các quốc gia theo một tiêu chuẩn chung, nghĩa là cùng một lượng hàng hóa có thể mua được với số tiền tương đương.

Điều này cho phép so sánh GDP của các quốc gia khác nhau dựa trên khối lượng hàng hóa thực tế mà họ có thể mua được, thay vì chỉ dựa trên tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ.

Nếu xét theo PPP, ta có bảng sau:

Cấp Quốc gia GDP bình quân đầu người [đô la Mỹ] Vùng1 Ireland 145,200 Châu Âu 2 Luxembourg 142,490 Châu Âu 3 Singapore 133,890 Châu Á 4 Qatar 124,830 Châu Á 5 Macao 89,560 Châu Á 6 UAE 88,220 Châu Á 7 Thụy Sĩ 87,960 Châu Âu 8 Na Uy 82,650 Châu Âu 9 Hoa Kỳ 80,030 Châu Mỹ 10 San Marino 78,930 Châu Âu

Ngay khi áp dụng PPP để điều chỉnh, ta có thể nhận thấy một số khác biệt đáng chú ý trong danh sách 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất.

Một số quốc gia đã thay đổi vị trí trong top 10, như Ireland và Luxembourg. Các quốc gia như Iceland, Denmark và Australia đã không còn trong top 10, thay vào đó là Macao, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và San Marino.

Những hạn chế của GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người cũng có một số những hạn chế riêng

GDP bình quân đầu người là một chỉ số hữu ích, nhưng cũng có những hạn chế riêng.

Thứ nhất, nó chỉ đo lường về sản xuất kinh tế trung bình mỗi người, không phản ánh thu nhập cá nhân hay tiết kiệm hộ gia đình.

Thứ hai, các quốc gia có dân số nhỏ thường có thành tích tốt hơn trong xếp hạng. Đa số các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp,… không nằm trong danh sách top 10.

Cuối cùng, chỉ số GDP bình quân đầu người không tính đến những tiêu chí khác để đánh giá mức sống tốt, bao gồm các yếu tố vô hình không thể đo bằng số liệu kinh tế.

Chủ Đề