Bảng giá đất thừa thiên huế năm 2023

Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định phê duyệt kiện toàn thành viên.

Theo đó, Chủ tịch hội đồng là ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Thường trực hội đồng à ông Trần Bá Mẫn - Phó Giám đốc Sở Tài chính.

Các thành viên hội đồng gồm có: ông Phan Lê Hiến - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Toàn -  Phó Giám đốc Sở TN&MT; ông Hoàng Việt Trung - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; ông Nguyễn Phước Bửu Hùng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng; ông Phạm Minh Kiên - Phó Cục trưởng Cục Thuế.

Một góc TP. Huế hiện nay

Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch hội đồng có thể mời thêm lãnh đạo các đơn vị liên quan, các chuyên gia kinh tế, các tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia tư vấn giá đất tham gia hội đồng.

Được biết, từ 1/1/2020, bảng giá đất 5 năm [2020-2024] của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng thêm bình quân 30% so với giá đất tại bảng giá đất 5 năm [2015-2019], với mức giá đất ở đô thị cao nhất là 65 triệu đồng/m2 [vị trí 1, loại đường 1A thuộc địa bàn TP. Huế]. Các địa phương lân cận có giá đất từ 200 ngàn đồng đến 9,2 triệu đồng/m2. Riêng giá đất nông nghiệp ở đồng bằng cao nhất [vị trí 1] là 30 ngàn đồng/m2. Giá đất này cơ bản tiệm cận 80-85% so với giá thị trường. Chênh lệch giá giữa các vùng không quá 30%.

Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cũng vừa thống nhất đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế” và xem xét khả năng cho phép thành lập thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương vào năm 2021. Ngoài ra đã thông qua đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP. Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. Huế”. Sau khi hoàn thành sáp nhập, TP. Huế sẽ có diện tích tự nhiên hơn 266km2, dân số hơn 652.000 người, gồm 29 phường và 7 xã.

Văn Dinh

Bảng giá đất tỉnh Thừa Thiên Huế mới nhất theo Quyết định 80/2019/QĐ-UBND về Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng trong thời gian 5 năm [2020-2024] [sửa đổi bởi Quyết định 49/2020/QĐ-UBND].

Quyết định về Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng trong thời gian 5 năm [2020-2024]

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 80/2019/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 12 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BẢNG GIÁ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ÁP DỤNG TRONG THỜI GIAN 5 NĂM [2020 – 2024]

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

Căn cứ Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định về khung giá đất;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị quyết số 23/2019/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 432/TTr-STNMT-KHTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 và thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 2100/BC-STP ngày 05 tháng 12 năm 2019.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng trong thời gian 5 năm [2020 – 2024]”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngày kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024 và thay thế các Quyết định của UBND tỉnh: Số 75/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng trong thời gian 5 năm [2015-2019], số 37/2016/QĐ-UBND ngày 01/6/2016 điều chỉnh, bổ sung giá đất ở tại các khu quy hoạch, khu đô thị mới của Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, số 53/2017/QĐ-UBND ngày 27/7/2017 điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, số 19/2019/QĐ-UBND ngày 05/4/2019 điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và số 20/2019/QĐ-UBND ngày 06/5/2019 điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung một số nội dung tại Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, các thị xã, thành phố Huế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. 
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Phan Thiên Định

QUY ĐỊNH

BẢNG GIÁ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ÁP DỤNG TRONG THỜI GIAN 05 NĂM [2020 – 2024]
[Ban hành kèm theo Quyết định số 80/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế]

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bảng giá đất được sử dụng làm căn cứ:

1. Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;

2. Tính thuế sử dụng đất;

3. Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;

4. Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

5. Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

6. Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

7. Xác định giá đất cụ thể trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

2. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai.

3. Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất, cá nhân hành nghề tư vấn xác định giá đất và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Phân loại đất để định giá các loại đất

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

a] Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b] Đất trồng cây lâu năm;

c] Đất rừng sản xuất;

d] Đất nuôi trồng thủy sản;

e] Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

a] Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b] Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c] Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

d] Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

đ] Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

e] Đất phi nông nghiệp khác quy định tại Khoản 2, Điều 10 Luật Đất đai.

Điều 4. Xác định vùng đất.

1. Đất được xác định theo 3 vùng sau đây:

a] Vùng đồng bằng: Là vùng tương đối rộng, có địa hình tương đối bằng phẳng và có độ chênh cao nhỏ so với mặt nước biển; mật độ dân số đông, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn trung du, miền núi;

b] Vùng trung du: Là vùng có địa hình cao vừa phải [thấp hơn miền núi, cao hơn đồng bằng], bao gồm đại bộ phận diện tích là đồi; mật độ dân số thấp hơn đồng bằng, cao hơn miền núi, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hóa kém thuận lợi hơn so với đồng bằng nhưng thuận lợi hơn miền núi;

c] Vùng miền núi: Là vùng có địa hình cao hơn vùng trung du, bao gồm đại bộ phận diện tích là núi cao, địa hình phức tạp; mật độ dân số thấp, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hóa kém thuận lợi hơn trung du.

2. Bảng xác định vùng:

Địa bàn

Đồng bằng

Trung du

Miền núi

Thị xã Hương Trà

Các xã, phường còn lại Các xã: Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình, Hồng Tiến

Thị xã Hương Thủy

Các xã, phường còn lại Các xã: Dương Hòa, Phú Sơn

Huyện Quảng Điền

Toàn bộ các xã, thị trấn

Huyện Phú Vang

Toàn bộ các xã, thị trấn

Huyện Phú Lộc

Thị trấn và các xã còn lại Các xã: Xuân Lộc, Lộc Hòa, Lộc Bình

Huyện Nam Đông

Toàn bộ các xã, thị trấn

Huyện A Lưới

Toàn bộ các xã, thị trấn

Huyện Phong Điền

– Xã Phong Mỹ bao gồm các thôn: Tân Mỹ, Lưu Hiền Hòa, Đông Thái, Huỳnh Trúc, Phong Thu – Các thôn và các vùng núi cao còn lại của xã Phong Mỹ
– Xã Phong Xuân bao gồm các thôn: Phong Hòa, Tân Lập, Bình An – Các thôn và các vùng núi cao còn lại của xã Phong Xuân
– Xã Phong Sơn bao gồm các thôn: Đồng Dạ, Hiền Sỹ, Cổ Bi 1, Cổ Bi 2, Cổ Bi 3, Thanh Tân, Sơn Quả, Công Thành – Các thôn và các vùng núi cao còn lại của xã Phong Sơn
– Xã Phong An bao gồm các thôn: Bồ Điền, Thượng An, Đông An, Phò Ninh, Đông Lâm – Các thôn còn lại xã Phong An
– Xã Phong Thu bao gồm các thôn: Trạch Hữu, Đông Lái, Ưu Thượng, Khúc Lý Ba Lạp – Các thôn còn lại xã Phong Thu
– Thị trấn và các xã còn lại

Thành phố Huế

Toàn bộ các phường

Điều 5. Xác định vị trí đất nông nghiệp

Việc xác định vị trí đất căn cứ vào năng suất cây trồng, điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác [đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất]; khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất đến nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ tập trung sản phẩm [đối với đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất] được xác định 03 vị trí.

1. Vị trí 1: Là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất.

2. Vị trí 2: Là vị trí mà tại đó các thửa đất có điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác kém hơn so với vị trí 1 [đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất]; khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất đến nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ tập trung sản phẩm có xa hơn so với vị trí 1 [đối với đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất].

3. Vị trí 3: Là vị trí không thuận lợi về giao thông; năng suất cây trồng thấp; điều kiện tưới tiêu không chủ động; không có kết cấu hạ tầng và các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác; xa nơi cư trú người sử dụng đất, xa thị trường tiêu thụ tập trung sản phẩm.

Điều 6. Xác định khu vực, vị trí để xác định giá đất tại nông thôn

Việc xác định đất ở tại nông thôn; đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn thì việc xác định vị trí đất theo từng đường, đoạn đường hoặc khu vực căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại và được phân thành nhiều nhất 3 khu vực, 3 vị trí.

Điều 7. Xác định loại đô thị, loại đường phố, vị trí đất và phân loại đường phố tại đô thị

1. Xác định loại đô thị: Căn cứ vào quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phân loại:

a] Thành phố Huế: Đô thị loại I.

b] Thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và thị trấn Thuận An mở rộng thuộc huyện Phú Vang: Đô thị loại IV.

c] Các thị trấn [Phong Điền, Sịa, Phú Đa, Phú Lộc, Lăng Cô, Khe Tre, A Lưới] trong tỉnh: Đô thị loại V.

2. Xác định loại đường phố, vị trí đất:

a] Xác định loại đường phố: Căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực:

– Đối với thành phố Huế, các phường thuộc thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà: Được xác định 5 loại đường phố, căn cứ vào lợi thế kinh doanh mỗi loại đường phố được chia làm 3 nhóm đường loại A, B, C.

– Đối với thị trấn: Được xác định cho 4 loại đường phố, căn cứ vào lợi thế kinh doanh mỗi loại đường phố được chia làm 3 nhóm đường A, B, C.

b] Xác định vị trí đất: Việc xác định vị trí đất theo từng đường; đoạn đường căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh và được xác định 04 vị trí để định giá đất.

3. Phân loại đường phố tại đô thị.

a] Đường phố loại 1: Loại đường phố có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thuận lợi nhất; đặc biệt thuận lợi đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; là nơi có khả năng sinh lợi đặc biệt cao.

b] Đường phố loại 2: Loại đường phố có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ thuận lợi; rất thuận lợi đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; là nơi có khả năng sinh lợi rất cao.

c] Đường phố loại 3: Loại đường phố có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; nhiều thuận lợi đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; là nơi có khả năng sinh lợi cao.

d] Đường phố loại 4: Loại đường phố có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ; thuận lợi đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; là nơi có khả năng sinh lợi khá cao.

đ] Đường phố loại 5: Loại đường phố có cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu; tương đối thuận lợi đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; là nơi có khả năng sinh lợi.

e] Đối với các tuyến đường chưa đủ tiêu chuẩn để phân loại theo các Điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều này thì được xếp vào nhóm đường còn lại.

Điều 8. Điều chỉnh bảng giá đất, bổ sung giá đất trong bảng giá đất

1. Điều chỉnh bảng giá đất khi:

a] Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm 20% trở lên so với giá tối thiểu trong bảng giá đất của loại đất tương tự;

b] Giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm 20% trở lên so với giá tối thiểu trong bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên.

2. Bổ sung giá đất trong bảng giá đất khi cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thay đổi mục đích sử dụng đất và bổ sung các đường, phố chưa có tên trong bảng giá đất hiện hành nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. […]

BẢNG GIÁ ĐẤT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

PHỤ LỤC 1. GIÁ ĐẤTỞ TẠI NÔNG THÔN

PHỤ LỤC 02. GIÁ ĐẤT Ở TẠI THỊ TRẤN PHONG ĐIỀN

PHỤ LỤC 04. GIÁ ĐẤT Ở TẠI CÁC PHƯỜNG CỦA THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

PHỤ LỤC 05. GIÁ ĐẤT Ở TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

PHỤ LỤC 06. GIÁ ĐẤT Ở TẠI CÁC PHƯỜNG CỦA THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

PHỤ LỤC 07. GIÁ ĐẤT Ở TẠI THỊ TRẤN THUẬN AN

PHỤ LỤC 08. GIÁ ĐẤT Ở TẠI THỊ TRẤN PHÚ ĐA

PHỤ LỤC 09. GIÁ ĐẤT Ở TẠI THỊ TRẤN PHÚ LỘC

PHỤ LỤC 10. GIÁ ĐẤT Ở TẠI THỊ TRẤN LĂNG CÔ

PHỤ LỤC 11. GIÁ ĐẤT Ở TẠI THỊ TRẤN KHE TRE

PHỤ LỤC 12. GIÁ ĐẤT Ở TẠI THỊ TRẤN A LƯỚI

Chủ Đề