Bài học nào sau đây không dung khi nội về truyện Gió lạnh đầu mùa

Câu hỏi: Nội dung chính của Gió lạnh đầu mùa?

Trả lời:

Sơn và Lan là hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống như những đứa trẻ có điều kiện khác, hai chị em Sơn, Lan luôn hòa đồng, gần gũi với những đứa trẻ nghèo cùng phố huyện. Vào một ngày trời chuyển lạnh, hai chị em mặc áo ấm ra chợ chơi thấy Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Thấy vậy, hai chị em bèn đem tặng Hiên chiếc áo bông cũ. Chính chiếc áo bông ấy đã thắp sâng tình yêu thương, sưởi ấm cho Hiên cũng như những đứa trẻ nghèo nơi đây qua mùa đông giá rét.

Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tác phẩm gió lạnh đầu mùa nhé!

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Thạch Lam [1910 - 1942]

-Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh.

-Quê quán: Hà Nội, lúc nhỏ ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương.

- Truyện ngắn của ông giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu.

Thạch Lam là một cây viết xuất sắc thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Truyện ngắn của ông không đi vào những chi tiết xung đột, mâu thuẫn mà để lại ấn tượng trong lòng người đọc với lối kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình xung quanh cuộc đời của những con người bần hàn, tội nghiệp.

2. Tác phẩm

- Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viếtvề đề tài trẻ em của Thạch Lam.

-Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1 [Từ đầu đếnrơm rớm nước mắt]: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gióđầu mùa.

+ Phần 2 [Tiếp đếnấm áp vui vui]: Cảnh hai chị emSơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

+ Phần 3 [Còn lại]: Sự lo lắng của Sơn và cảnhmẹ Hiên trả lại áo.

II. Ý nghĩa nhân văn trong Gió lạnh đầu mùa

Nhà văn kể nhưng không chỉ dừng lại ở việc kể. Thạch Lam kể về số phận của những con người nghèo đói nhưng không quên thắp lên ngọn lửa ấm áp của tình người yêu thương. Trong cảnh cơ cực và bần hàn không tả xiết ấy, vẫn có những đứa trẻ tốt bụng biết nhường bạn manh áo ấm.

Đâu đó, len lỏi trong những ánh mắt vô tâm vô hồn, vẫn có nỗi day dứt của người đàn ông đã vô cớ nóng giận với bác phu xe nghèo khổ. Cái giết chết con người không phải nghèo đói, mà là nỗi ân hận day dứt theo người ta tới cuối cuộc đời.

Truyện làm ta buồn vì những đứa con vô tâm nhưng cũng sưởi ấm lòng ta khi nhắc đến những người thân nơi làng quê luôn trông mong, yêu thương chân thành những đứa con nơi phố thị ấy. Giữa cảnh nổi trôi của cuộc đời vô định, chỉ một chút tình thương cũng làm ta thấy thật ấm lòng.

III. Bài văn mẫu phân tích tác phẩm

Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài trẻ em.

Truyện bắt đầu bằng khung cảnh của buổi sáng mùa đông được nhà văn khắc họa tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và sơn cũng thấy lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị.

Mẹ Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc.

Sau khi mặc xong áo ấm, chị em Sơn đi ra chợ chơi.Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Và đặc biệt là khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho Hiên thể hiện tấm lòng nhân hậu của hai đứa trẻ.

Về đến nhà, hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Đó chính là tấm lòng vị tha cũng như giàu lòng yêu thương của người mẹ.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Tác phẩm đã giúp người đọc hiểu hơn về giá trị của tình yêu thương giữa con người. Đây quả là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Thạch Lam.

        Bài làm:        Ta là Thánh Gióng, người con của làng Gióng và cũng là người anh hùng có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước dưới thời Hùng Vương thứ sáu.      Thủa ấy, giặc Ân thường xuyên sang xâm chiếm bờ cõi nước Việt. Nhân dân phải chịu nhiều đau thương. Nỗi thống khổ của nhân dân Lạc Việt vang lên tận trời xanh. Ngọc Hoàng thương xót muôn dân trăm họ nên đã cử ta xuống trần giúp dân đánh giặc, giữ nước. Tuân lệnh Người, ta lập tức lên đường. Nhìn khắp nhân gian, từ nơi này sang nơi khác mà ta vẫn chưa tìm thấy gia đình ưng ý để đầu thai. Một hôm, đến làng Phù Đổng, ta may mắn gặp được một cặp vợ chồng ông lão phúc hậu và rất chăm chỉ trong làng trong xóm ai ai cũng yêu mến và kính trọng. Ấy vậy mà hai vợ chồng vẫn chưa có được một mụn con. Biết mỗi sáng bà lão thường ra đồng làm việc nên ta đã hoá phép thành một dấu chân to in trên mặt đất. Đúng như ta tiên đoán. Hôm sau, bà lão ra đồng, trông thấy vết chân dị thường, không khỏi tò mò, bà liền đặt chân mình lê

  Ngữ văn 6 – Bài 10 Đọc: Trái Đất - Mẹ của muôn loài [Trịnh Xuân Thuận] I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả : Trịnh Xuân Thuận. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích  Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu , 2006. - Thể loại: Văn bản thông tin. * Bố cục: Có thể chia văn bản thành 2 phần: - Phần 1: Trái Đất – hành tinh xanh - Phần 2: Mẹ nuôi dưỡng muôn loài * Tóm tắt tác phẩm:   Trái Đất – Mẹ của muôn loài Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời là nơi sự sống đã được đánh thức. Trái Đất là hành tinh xanh, nơi nương thân của chúng ta và muôn loài khác trong không gian mênh mông bao la của vũ trụ. Vì ở đây có những hoạt động địa chất không ngừng, khiến các sinh vật thích nghi để sống sót và thúc đẩy phát triển, tiến hóa. Bên cạnh đó, Trái Đất còn là một người mẹ nuôi dưỡng muôn loài. Lịch sử sự sống trên trái đất vô cùng dài, càng ngày càng tăng tốc, tiến hóa nhanh chóng. Trái Đất cho chúng ta và muôn loài môi trường sống với sự bao dung và lòng kiên nhẫn.

 Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7 Đọc: Cây khế I. Tìm hiểu chung - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ chính: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  lại với em nữa ]: Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em. + Phần 2 [Tiếp đến  trở nên giàu có ]: Chuyện ăn khế trả vàng của người em. + Phần 3 [Còn lại]: Âm mưu của người anh và sự trừng phạt. - Tóm tắt:  Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân. Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng than thở với chim.

 Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Lối Sống Tích Cực Hay Nhất – Mẫu 1 Trong cuộc sống, mỗi cá thể là mỗi tính cách riêng biệt. Chẳng ai giống ai, và mỗi người có một thái độ sống khác nhau. Thái độ sống, cách sống của mỗi người được quyết định bởi rất nhiều yếu tố. Và được quyết định theo nhiều độ tuổi khác nhau. Thái độ sống có thể làm chúng ta càng ngày càng trở nên tốt đẹp hoặc cũng có thể ảnh hưởng xấu đến chính mình. Tất cả tùy thuộc vào cách mà chúng ta sống. Đặc biệt là giới trẻ hiện nay, những trụ cột tương lai của đất nước. Với một đất nước đang không ngừng phát triển, việc hội nhập kinh tế quốc tế vẫn diễn ra hàng ngày. Chính bởi vì vậy, việc giao lưu trao đổi văn hóa giữa các nước các khu vực càng trở nên vô cùng thuận tiện. Và đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thái độ sống, cách sống của giới trẻ hiện nay. Nhìn chung lại, giới trẻ hiện nay với cuộc sống có thể chia thành hai chiều hướng: thái độ sống tích cực và thái độ sống tiêu cực. Đối với thái độ sống tích cực, là thái độ sống tốt,

  Ngữ văn 6 – Soạn bài 8: Học thầy, học bạn [Nguyễn Thanh Tú] Chân trời sáng tạo * Chuẩn bị đọc Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa gì đối với chúng ta? - Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè giúp chúng ta nâng cao tinh thần ham học hỏi, hơn nữa giúp chúng ta nâng cao sự đoàn kết, gắn bó, gần gũi hơn với bạn bè, thầy cô. * Trải nghiệm cùng văn bản Trong đoạn này, tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-rơ Đa Vin-chi nhằm mục đích gì? - Trong đoạn tác giả có kể về câu chuyện thuở nhỏ của danh họa nổi tiếng Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nhằm chỉ ra rằng vai trò của người thầy rất quan trọng.  - Dù ông có thiên bẩm về tài nang hội họa, nhưng không có sự dẫn dắt của người thầy ông không thể thành công trong sự nghiệp của mình như vậy.

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi [Nguyễn Nhật Ánh] I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh [1955] - Quê quán: Ninh Bình. - Tác giả có nhiều tác phẩm viết về tuổi thơ, tuổi mới lớn như:  Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Mắt biếc, Có chút gì để nhớ ,... 2. Tác phẩm - Xuất xứ: In trong  Sương khói quê nhà , 2012. - PTBĐ chính: Tự sự. - Thể loại: Hồi kí. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  dế mọi, dế cơm ]: Câu chuyện về Lợi và dế lửa. + Phần 2: [Tiếp đến  ghét nó nữa ]: Tai họa từ sự chọc ghẹo của các bạn. + Phần 3 [Còn lại]: Tang lễ của dế lửa. - Tóm tắt: II. Đọc hiểu văn bản 1. Câu chuyện của Lợi và chú dế lửa - Hoàn cảnh hồi tưởng về tuổi thơ: + Thời gian: Vào những chiều mưa. + Địa điểm: Quán Đo Đo. + Tác nhân gợi sự hồi tưởng: Nghe tiếng dế văng vẳng từ chậu cây ùm tùm. - Kí ức tuổi thơ qua sự hồi tưởng: + Hình ảnh của bản thân: lem luốc ngoài đồng, mùa hè lui cui bờ bụi. + Những trò chơi tuổi thơ: Bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hà

Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích       Một câu chuyện có thể được nhiều người chứng kiến, đánh giá và kể lại theo những cách khác nhau. Hãy hình dung xem những chuyện cổ tích mà em đã học có thể được kể lại như thế nào. Đóng vai một nhân vật trong câu chuyện là một trong những cách làm cho chuyện kể trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ. Em có muốn trải nghiệm những điều khác lạ, thú vị và bất ngờ như vậy không?  Yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích  - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.  - Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc. - Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. - Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để t

 Soạn bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cần trình bày, cung cấp thông tin hay giải thích về sự vật, hiện tượng dưới dạng một văn bản. Kiểu văn bản đó được gọi là một văn bản thuyết minh [thuộc loại văn bản thông tin]. Bài  “Ai ơi mồng 9 tháng 4”  là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện [một lễ hội dân gian]. Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện [một sinh hoạt văn hóa như: lễ hội dân gian, hội chợ xuân,… ] mà em đã tìm hiểu, quan sát hoặc trực tiếp tham gia.  * Phân tích bài viết tham khảo  - Văn bản:  Hội chợ xuân ở trường tôi  * Nội dung chính:  Bài viết tham khảo kể về một hội chợ xuân được tổ chức ở trường học mà người viết từng tham gia, trải nghiệm. Bài viết thông tin một cách tương đối chi tiết về sự kiện, kèm theo cả những nhận xét, đánh giá, cảm nghĩ của người viết về sự kiện.  - Văn bản sử dụng ngôi kể thứ nhất, người thuyết minh xưng “tôi”:  trường tôi, tôi được tham gia, tôi được thấy lần đầu tiên, … 

 Tả lại lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ở trường em Bài mẫu 1: Dàn ý 1. Mở bài Nhân dịp ngày 20-11, trường chúng em tổ chức lễ chào mừng ngày của quý thầy cô- ngày Nhà giáo Việt Nam. Buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng và đầy ấm áp. 2. Thân bài Sân khấu được trang hoàng lộng lẫy đủ màu sắc, có hoa.  Sân trường dần đông vui và rộn rã, ai cũng vui cười trong niềm hạnh phúc và đón đợi. Buổi lễ bắt đầu, học sinh tập trung về trước sân trường xếp hàng ngày ngắn theo từng lớp. Hôm nay, thầy cô thật xinh đẹp và oai nghiêm lạ thường. Tiếp sau màn phát biểu là các màn trình diễn văn nghệ đến từ các học sinh trong trường. Những bài ca, điệu múa được chuẩn bị từ trước thật nhuần nhuyễn, công phu.  Cuối cùng, là lễ vinh danh, những thầy cô có nhiều đóng góp với những thành tích nổi bật được nhà trường tặng hoa khích lệ và động viên. 3. Kết bài Sau khi kết thúc buổi lễ, chúng em cùng nhau ùa lên sân khấu, mang theo những bó hoa xinh đẹp và rực rỡ nhất gửi đến thầy cô. Em thấy mình phải biết

Page 2

1. Tác giả

Nguyễn Nhật Ánh [1955]

- Quê quán: Ninh Bình.

- Tác giả có nhiều tác phẩm viết về tuổi thơ, tuổi mới lớn như: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Mắt biếc, Có chút gì để nhớ,...

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: In trong Sương khói quê nhà, 2012.

- PTBĐ chính: Tự sự.

- Thể loại: Hồi kí.

- Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1 [Từ đầu đến dế mọi, dế cơm]: Câu chuyện về Lợi và dế lửa.

+ Phần 2: [Tiếp đến ghét nó nữa]: Tai họa từ sự chọc ghẹo của các bạn.

+ Phần 3 [Còn lại]: Tang lễ của dế lửa.

- Tóm tắt:

II. Đọc hiểu văn bản

1. Câu chuyện của Lợi và chú dế lửa

- Hoàn cảnh hồi tưởng về tuổi thơ:

+ Thời gian: Vào những chiều mưa.

+ Địa điểm: Quán Đo Đo.

+ Tác nhân gợi sự hồi tưởng: Nghe tiếng dế văng vẳng từ chậu cây ùm tùm.

- Kí ức tuổi thơ qua sự hồi tưởng:

+ Hình ảnh của bản thân: lem luốc ngoài đồng, mùa hè lui cui bờ bụi.

+ Những trò chơi tuổi thơ:

  • Bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm hái ổi, hái mận. → Liệt kê.
  • Đá dế là trò chơi gắn liền của bất cứ đứa trẻ thôn quê nào.
    • Chăm sóc những chú dế: "Bọn tôi thường nhốt dế trong hộp diêm, thức ăn là những nhành cỏ non tơ nhất."
    • Những cuộc đấu dế: Trước trận "bọn tôi bứt tóc buộc chân dế rồi quay tít." → Vào trận, dế nổi khùng, xông lên "liều mình như chẳng có".
    • Cuộc đá dế đi vào văn chương "Trong những cuốn sách về tuổi mới lớn của tôi, khi đặt bút viết những câu "thảm thiết" kiểu như "có phải em đang quay tôi như quay dế" ấy là lúc tôi đang mường tượng lại cảnh này.".

+ Bạn bè tuổi thơ: thằng Lợi.

  • Là "trùm sò" nổi tiếng trong lớp.
  • Lúc nào cũng nghĩ "thu vén cá nhân". Ai nhờ gì cũng làm nhưng phải trả công. 
  • Rất yêu quý chú dế lửa, ai đổi gì cũng không đổi dù là 10, 20 viên bi hay 5 đồng bạc.

+ Câu chuyện về chú dế lửa:

  • Xuất xứ: Tình cờ bắt được.
  • Đặc điểm: Màu đỏ, nhỏ con hơn dế than, đánh nhau không ai bì, hàm răng khỏe.
  • Trong chiến trận: Nổi tiếng lì đòn, có thể cắn đứt chân những con dế than to gấp đôi → Dế than chỉ mới thấy đã phồng cánh gáy "rét re re", quay đầu bỏ chạy, lùa thế nào cũng không quay lại.

- Nhân vật tôi quay trở lại hiện tại:

+ Cuộc sống của các nhân vật:

  • Thầy Phu đã qua đời.
  • Lợi đã đi lập nghiệp phương xa, chưa gặp lại đã lâu.
  • Cuộc sống của nhân vật tôi bao nhiêu chuyện chất chồng, bề bộn.

+ Cảm xúc của nhân vật tôi: Không ngờ mình vẫn nhớ về Lợi và những câu chuyện đó.

→ Kí ức, hồi ức và những bài học trong cuộc đời luôn là niềm ám ảnh trong tiềm thức con người.

→ Kết cấu truyện lồng trong truyện.

2. Tai họa từ sự chọc ghẹo của các bạn

- Địa điểm: Trong lớp, tiết học của thầy Phu.

- Nguyên nhân: Tụi bạn trong lớp không gạ đổi được, đâm ra ghét. Đứa nào cũng muốn làm Lợi bẽ mặt, ít nhất một lần.

- Diễn biến:

+ Thằng Bảo nghĩ mẹo: Thò tay tóm lấy túi quần Lợi, cầm hộp diêm lắc mạnh khiến dế gáy inh ỏi.

+ Thầy Phu tức giận thu lại hộp diêm của Lợi.

+ Bạn bè trong lớp hả hê.

- Kết quả:

+ Do vô ý mà thầy đặt chiếc cặp lên hộp diêm, dế lửa chết. → Thầy áy náy, xin lỗi học trò.

+ Lợi khóc rưng rức, mắt đỏ hoe, nước mắt nước mũi thành dòng.

+ Các bạn thấy lòng chùng xuống, không ai còn sung sướng; tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng ghét Lợi.

→ Tiếc nuối sự ra đi của dế lửa; hối hận trước hành động của mình.

3. Đám tang của chú dế lửa

- Địa điểm: Dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà Lợi.

- Cảnh đám tang:

+ Cảnh chôn cất:

  • Cảnh nhập quan: Lợi đặt chú dế vào hộp các-tông rồi kiếm tờ báo in màu bọc lại, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh.
  • Cảnh hạ huyệt: 
    • Nhân vật tôi cầm cuốc phụ Lợi đào đất, cố đào thật sâu và vuông vức.
    • Lợi đặt hộp các-tông vào hố, sửa sang cho ngay ngắn.
    • Cả bọn ném sỏi nhặt được chung quanh lên quan tài rồi thi nhau lấp đất thật đầy.
    • Khi ngôi mộ đã vun cao, Lợi đặt những nhành cỏ tươi lên.
    • Thầy đặt vòng hoa tím nhỏ lên mộ.

+ Những người tham gia đám tang:

  • Các bạn: Phụ giúp Lợi chôn cất chú dế.
  • Lợi: Cử hành tang lễ, đến cuối không kềm được mà bật khóc nức nở.
  • Thầy giáo:
    • Ban đầu: Chắp tay sau lưng, lặng lẽ đứng nhìn.
    • Về sau: Bước tới một bước, đặt vòng tay lên mộ rồi xoa đầu Lợi, xin lỗi Lợi "Đừng giận thầy nghe con.".

→ Một lễ tang trang nghiêm, trân trọng, thương tiếc.

→ Mọi người đều nhận được bài học của chính mình: Cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Tuổi thơ tôi là những hồi ức của nhân vật tôi về Lợi và chú dế lửa. Qua câu chuyện đáng tiếc ấy, tác giả nhắn nhủ mọi người cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống.

2. Nghệ thuật

Thể loại hồi kí cùng với sự kết hợp của kết cấu truyện lồng trong truyện cùng hệ thống từ ngữ gần gũi, phù hợp với đối tượng lời nói.

IV. Chuẩn bị đọc

Bài Làm:

Em đã từng vô ý làm tổn thương người bạn thân của em. Đó là khi vô ý em từ chối lòng tốt của bạn. Đêm đó em bị sốt rất cao, ốm rất nặng khiến cho em không thể đến trường được. Bạn đã ghi lại bài giúp em và đến nhà giảng lại cho em không bị chậm kiến thức trên lớp. Nhưng em đã từ chối chỉ vì thấy buồn ngủ. Bạn đã ra về và trong lòng rất buồn vì em đã từ chối ý tốt của bạn.


V. Trải nghiệm cùng văn bản

Bài Làm:

1. Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa vì dế lửa đánh nhau không ai bì được. Con này nổi tiếng lì đòn, có hàm răng khỏe, dễ dàng cắn đứt những con dế than to gấp đôi. Lợi có dế lửa trong tay như nắm chắc phần thắng.

2. Chuyện xảy ra tiếp theo là Lợi bị thầy thu hộp diêm đựng chú dế lại, chiếc hộp đã bị cặp của thầy đè lên. Đến khi sực nhớ ra thì nó đã bị đè xẹp lép từ đời nào.

3. Thái độ của các bạn đối với lợi cho thấy họ không phải là những người xấu. Chỉ vì sự ganh tị với Lợi khi có con dế lửa nên bày trò trọc cậu. Sau khi thấy Lợi khóc vì con dế đã chết, lòng học cũng trùng xuống, không thể vui nổi vì đã vô ý làm tổn thương Lợi, thấy có lỗi với Lợi rất nhiều.

VI. Suy ngẫm và phản hồi 

1. Ấn tượng chung của em về văn bản là gì?

Ấn tượng chung của em về văn bản là rất hay và mang nhiều thông điệp ý nghĩa.

2. Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi.

Các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhận vật Lợi là: trùm sò, thu vén cá nhân, trả công, làm giàu.

3. Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào? Vì sao?

Khi biết dế lửa chết Lợi khóc rưng rức vì Lợi đã mất đi con chiến mã thắng mọi đố thủ của mình. Lợi sợ các bạn đang vui mừng khi cậu mất đi con dế sẽ làm cho Lợi bẽ mặt.

4. Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó?

Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó là: Lợi chôn chú dế dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà mình, đặt vào hộp các-tông rồi bọc lại bằng tờ báo có in màu, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh. Đám tang tất cả bạn bè đều có mặt, thậm chí thầy Phu cũng đến rất buồn bã và trang nghiêm.

5. Trong truyện Tuổi thơ tôi:

a] Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi. Bởi lẽ Lợi là bạn thân của tác giả và đang được tác giả hồi tưởng lại tuổi thơ trong đó có Lợi.

b] Dế lửa là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn hay là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh.

Dế lửa là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn. Vì các bạn ghét Lợi chứ không ghét con dế. Khi chú dế chết Lợi khóc như mưa bấc, bình thường là trùm sỏ nhưng bấy giờ cậu cũng yếu đuối, các bạn mới cảm nhận được sự đồng cảm trong con người Lợi "Khi thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa." hay "đám tang chú dế bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.".

6. Theo em, vì sao cái chết của dế lửa lại tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi? Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào?

Theo em, cái chết của dế lửa tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi. Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện một cách chân thực và rõ nét nhất. Từ một câu chuyện ganh tị, ghen ghét nhau của những đứa trẻ thành sự bao dung, cảm thông và thấu hiểu nhau.

7. Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học về cách ứng xử trong cuộc sống cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung.

Video liên quan

Chủ Đề