Bài học cho Việt Nam từ sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước có nền kinh tế lớn trên thế giới. Trải qua nhiều năm xây dựng cùng những chiến tranh khốc liệt “đất nước mặt trời mọc” này đã vươn lên và phát triển mạnh mẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới. Vậy Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?

Là quốc gia phát triển kinh tế theo nền thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển, Nhật Bản sở hữu nhiều công nghệ kỹ thuật với và mức độ công nghiệp hóa cao. Đây là quốc gia đầu tiên của châu Á đầu tiên trong lịch sử có sự phát triển kinh tế đạt ngưỡng sự phát triển của cường quốc. Năm 2019, mặc dù bị Trung Quốc vượt lên và trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 song Nhất Bản vẫn góp mặt trong G7 và GDP vẫn đạt ở mức cao.  

Bài học cho Việt Nam từ sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản
Kinh tế Nhật Bản phát triển và nhiều bước nhảy thần kỳ

Nhật Bản cũng là quốc gia trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn và biến động trong suốt những năm dài của lịch sử.  Ban đầu nền kinh tế chỉ dựa và phụ thuộc vào nền nông nghiệp và đánh bắt hải sản vào thế kỉ 16 – 17. Dần đến cuộc cách mạng Cải cách Minh Trị năm 1868 Nhật Bản có sự phát triển.

Những năm của thế kỷ 20 được đánh giá là bước ngoặt lịch sử của quốc gia này khi ngành công nghiệp phát triển vượt bậc và làm thay đổi toàn diện đất nước. Những năm đầu của thế kỷ này, phát triển ưu tiên vào ngành sắt thép, chế tạo vũ khí và phương tiện. Song nhu cầu quá lớn buộc Nhật Bản phải xâm lược các nước khác như  Mãn Châu Lý thuộc Trung Quốc, Triều Tiên,…

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, mặc dù ban đầu nằm ở thế thắng song đất nước này cũng có nhiều thiệt hại không nhỏ. Đặc biệt là vụ thả bom nguyên tử của Mỹ  vào hai thành phố Hiroshima và Nagasaki đã gây ra nên sự tàn phá kinh khủng cả người và tài sản vào năm 1945. Sự ảnh hưởng này đã dai dẳng và kéo dài đến nhiều năm về sau.

Bài học cho Việt Nam từ sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản
Vụ nổ bom kinh hoàng của Mỹ giáng xuống Nhật Bản năm 1945 chấn động thế giới

Sau chiến tranh, tinh thần của Nhật Bản lại vững dậy, kiến thiết lại các thành phố, đô thị và nhà máy bị hư hỏng nhưng còn khá chậm do thiếu vốn. Mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn khi Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 với những đơn đặt hàng của  Mỹ đã khiến Nhật có nhiều vốn và quyết tâm phát triển lại đất nước. Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Nhật Bản đã có hàng nghìn nhà máy cũng các tên tuổi nổi tiếng đến ngày hôm nay như Sony, Toshiba, Panasonic hay Honda.

Có đà phát triển, những năm sau từ 1960 – 1970 nền kinh tế của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ và quốc gia này ngày càng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Mặc dù đất nước của nhiều thiên tai, thiên nhiên không mấy thuận lợi nhưng với tư duy và tinh thần của mình họ đã phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên cuộc suy thoái toàn cầu năm 1990 cùng không loại trừ Nhật Bản. Trong thời gian này, họ đã phải chứng  kiến gần 20.000 công ty bị phá sản. Hàng trăm nghìn người thất nghiệp, theo thống kê tỉ lệ lên đến – 5.2% năm 2003. Không chỉ mất việc nhiều người còn mất nhà, và tỉ lệ tự tử gia tăng, đất nước trở nên khủng hoảng. 

Trước tình hình xấu như vậy, Nhật Bản đã cố gắng thay đổi quyết sách, quyết tâm phục lại đất nước, xây dựng lại nền kinh tế tốt đẹp hơn. Và đến nay, với tinh thần và nghị lực của người Nhật, họ vẫn là nền kinh tế lớn của thế giới, phát triển rực rỡ và là sự ngưỡng mộ của nhiều quốc gia khác.

Bài học cho Việt Nam từ sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản
Tinh thần và nghị lực của người Nhật đã làm nên nhiều kỳ tích trong phát triển đất nước

Với sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản qua những năm thăng trầm của lịch sử, có rất nhiều bài học để đất nước chúng ta học tập. Những bài học ấy sẽ là chìa khóa là cơ hội hay những thử thách mới để Việt Nam phát triển hơn trong hiện tại và tương lai. Sau đây là những bài học được rút ra:

Thứ nhất, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đem đến cho Nhật Bản sự phát triển “thần kì” không nơi nào có được đó là con người. Nhật Bản nổi tiếng là đất nước của những con người kỷ luật cao, sáng tạo và cần cù trong công việc. Điều này, cần được áp dụng và xây dựng nhân lực ở nước ta tốt hơn.

Thứ hai, ở Nhật họ nhận thức được rằng đầu tư vào khoa học – kĩ thuật, mua các bằng sáng chế phát minh sẽ giúp đất nước phát triển nhanh hơn rất nhiều. Ngoài ra, yếu tố giáo dục, đầu tư cho con người là hết sức quan trọng. 

Bài học cho Việt Nam từ sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản
Nhân lực là yếu tố then chốt cho sự phát triển, tồn vong của đất nước

Như vậy, để phát triển đất nước nhanh và bền vững, có thể vượt qua được mọi khó khăn thì yếu tố đầu tư vào con người là quan trọng nhất. Đây là nhân tố quý giá quyết định sự tồn vong và phát triển của một đất nước. Vậy nên bài học ở đây là Việt Nam cần ưu tiên, phát triển mạnh mẽ, đúng hướng sự giáo dục, phát triển kỹ năng và tinh thần tốt cho con người. Đặc biệt là những nguồn nhân lực tương lai của đất nước, để thúc đấy mạnh mẽ sự phát triển thịnh vượng của đất nước Việt Nam.

Qua bài viết chắc các bạn đã hiểu rõ hơn Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Với tinh thần và hướng đi đúng đắn, Nhật Bản xứng đáng trở thành là một cường quốc kinh tế của thế giới. Những bài học họ đã trải qua rất đáng để đất nước chúng ta học hỏi và noi theo. Với trọng tâm là con người, và sự linh hoạt trong phát triển, hy vọng Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mà đạt được mục tiêu phát triển trong tương lai.

Bài học quan trọng từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà Việt Nam có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là


A.

tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài.

B.

hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế.

C.

áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.

D.

tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước.

Việt Nam có thể rút ra bài học gì về sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản

A. Giảm chi phí cho quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế.

B. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên

C. Đầu tư nghiên cứu khoa học và chú trọng giáo dục.

D. Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật một cách hiệu quả vào sản xuất

Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc xây dựng đất nước từ sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản?

A. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên

B. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu

C. Chỉ tập trung đầu tư cho nghiên cứu khoa học kĩ thuật.

D. Tăng cường phát triển công nghiệp quân sự

Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc xây dựng đất nước từ sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản?

A. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên

B. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu

C. Chỉ tập trung đầu tư cho nghiên cứu khoa học kĩ thuật

D. Tăng cường phát triển công nghiệp quân sự

Từ năm 1960 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?

Đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000 là

Tại sao năm 1951, Mĩ lại kí với Nhật Bản “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”?