Bà bầu ăn lựu có nên bỏ hạt không

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng ăn lựu khi mang thai còn có tác dụng tích cực với hệ xương của bà bầu và cả thai nhi.

Lựu chứa nhiều chất chống ôxy hóa nhiều hơn hẳn so với việt quất, trà xanh, vì vậy rất hữu ích cho vẻ ngoài, điển hình giúp làn da sáng mịn. Rất nhiều sản phẩm làm đẹp chiết xuất từ nước ép lựu, các loại dầu chiết xuất này thấm sâu vào da giúp chống khô, mụn và thúc đẩy tái tạo các tế bào da khỏe mạnh.

Lựu có đặc tính chống viêm mạnh mẽ nhờ chứa chất chống oxy hóa punicalagins. Nghiên cứu chỉ ra rằng đặc tính chống viêm có trong trái lựu có thể làm giảm phản ứng viêm tại đường tiêu hóa, ung thư vú và tế bào ung thư đại tràng. Nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở những người mắc bệnh tiểu đường cho thấy, khi uống 250ml nước ép lựu mỗi ngày có thể giúp làm giảm các CRP [một chất chỉ điểm viêm] và interleukin-6 lần lượt là 32% và 30%. Trong khi đó, tình trạng viêm nhiễm trước và sau khi sinh ở phụ nữ rất phổ biến, vì vậy việc ăn lựu đỏ mỗi tuần sẽ giúp tăng sức đề kháng để chống lại tình trạng viêm nhiễm khi mang thai và sau khi sinh.

3 cách để mẹ bầu bổ sung lựu vào thực đơn dinh dưỡng

Ngoại trừ nước ép, mẹ bầu có thể ăn luôn hạt lựu mà không lo bị khó tiêu
  • Cắt trái lựu làm đôi, tách hạt ra khỏi vỏ, dùng muỗng lớn ép hạt lựu ra nước. Phần nước ép này mẹ bầu có thể ăn kèm sữa chua, hoặc uống kèm các loại sinh tố khác.
  • Rắc hạt lựu lên salad để món khai vị hoặc tráng miệng của bạn thêm dưỡng chất.
  • Nước ép lựu còn được sử dụng để trộn chung với nước sốt nướng thịt cũng rất ngon.
  • Bổ lựu và thưởng thức hạt như các loại trái cây khác

Thông tin thú vị: Người Ai Cập cổ đại xem quả lựu là biểu tượng của khả năng sinh sản, và thường xuyên sử dụng nó để trị nhiễm trùng. Như vậy cách đây cả nghìn năm con người đã phát hiện ra đặc tính kháng viêm tuyệt vời trong lựu đỏ.

Video liên quan

Chủ Đề