Anh/ chị cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả với thầy giáo của mình?

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

   Trong xã hội xưa, người thầy có vị trí vô cùng quan trọng, thứ bậc của người thầy được tôn vinh bởi các nguyên tắc bất di bất dịch: Quân, sư, phụ và bởi những quan niệm hết sức tốt đẹp “Không thày đố mày làm nên”. Người thầy không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy những lễ nghi, phép tắc, đạo đức dạy cách làm người theo chuẩn mực khắt khe của xã hội. Vì thế, người thầy trong truyền thống là những người có trí tuệ sâu rộng, am hiểu sách thánh hiền, đạo đức cao cả, cái tâm trong sáng, luôn coi trọng danh dự, lương tâm, luôn giữ gìn khí tiết thanh cao. Họ là người thầy mẫu mực về nhân cách, uyên thâm về trí tuệ. Có thể nói những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta về tư tưởng, tình cảm, về đạo đức đều tập trung ở hình tượng người thầy. Nền giáo dục truyền thống ấy đã đào tạo được nhiều bậc hiền tài, nhân tài trị nước, cứu đời. Tạo nên những thời kỳ thịnh trị, những trang sử huy hoàng của dân tộc. Phương pháp sư phạm  và nhân cách cao đẹp của người thầy đã tạo nên kỷ cương tuân phục tuyệt đối của trò đối với thầy và thể hiện sự trong sáng trong quan hệ thầy trò. Hình ảnh người thầy xưa đã trở thành một nét đẹp văn hóa, được hình thành và gìn giữ và phát huy qua biết bao thế kỉ.

   Lịch sử giáo dục dân tộc dưới thời phong kiến vẫn còn lưu lại nhiều tên tuổi các thầy giáo là tấm gương sáng ngời về đạo đức, khí tiết, học vấn uyên bác đã đào tạo được nhiều thế hệ học trò thành đạt, đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao và văn hoá…, tiêu biểu như thầy Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Qúy Đôn. Sang thế kỉ XX dân tộc ta lại có biết bao nhà giáo lỗi lạc, đã tiếp bước những thế hệ đi trước, làm rạng danh thêm nét đẹp của nhà giáo Việt Nam, đặc biệt thầy giáo Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh, một nhà cách mạng kiệt xuất, một nhà giáo tiêu biểu. Các thầy giáo Đặng Thai Mai, Hoàng Như Mai, Phạm Huy Thông, tự hào Hưng Yên chúng ta cũng có nhiều nhà giáo tiêu biểu như: Giáo sư Dương Quảng Hàm, Giáo sư Nguyễn Lân… cũng đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong lòng mỗi người dân nước Việt. Nhìn lại quá khứ, hiện tại, những tấm gương người thầy như thế mãi được  tôn vinh, ghi nhớ.

   Theo dòng thời gian và sự phát triển của xã hội, phẩm chất của người thầy vẫn luôn được đề cao nhưng ít nhiều có sự  đổi thay trong phương pháp giáo dục để phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử. Song trong bất kỳ xã hội nào, giai đoạn phát triển nào của đất nước thì người thầy vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng, bởi vì họ là những người trực tiếp làm công tác giáo dục, trực tiếp đào tạo thế hệ tương lai. Đất nước có giàu mạnh hay không một phần là nhờ vào giáo dục.

Ngày nay, trước xu thế phát triển của thời đại đang đặt ra những yêu cầu đổi mới giáo dục một cách “căn bản, toàn diện”, người thầy một mặt vẫn kế thừa những phẩm chất, nhân cách của người thầy truyền thống, vừa phải không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy học sinh là trung tâm, là người truyền cảm hứng say mê học tập, nghiên cứu cho học sinh, đồng thời liên tục cập nhật kiến thức mới, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng những phương pháp, kĩ thuật hiện đại vào bài giảng, dạy trên nguyên tắc học đi đôi với hành dần dần đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và mỗi thầy cô phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học trò noi theo. Muốn làm được điều đó bản thân mỗi thầy cô phải tự rèn luyện mình cho xứng đáng với vị trí, vai trò của người thầy. Thầy phải luôn giữ vững phẩm chất chính trị, phải có lối sống giản dị, lành mạnh, trong sáng, luôn giữ mối quan hệ tốt với cộng đồng, xã hội, được mọi người yêu quý và kính trọng. Để khẳng định vị trí của mình trên bục giảng, người thầy phải tận tâm, yêu nghề, luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và mỗi người thầy phải xem nghề nghiệp của mình là một sứ mạng cao cả mà cả xã hội trông chờ và tin tưởng.

   Tuy nhiên, trước sự tác động không nhỏ của nền kinh tế thị trường, đâu đó còn có những thầy cô đã không giữ được cái tâm sáng, chưa hết lòng vì học trò, bị vật chất, môi trường tiêu cực cám dỗ, đã làm mai một đi hình ảnh người thầy đáng kính trong lòng nhân dân và các thế hệ học trò. Song đó chỉ là những cá nhân cá biệt, những “con sâu làm rầu nồi canh”. Vì hàng ngày, hàng giờ đã và đang có biết bao thầy cô miệt mài đèn sách, bám lớp, bám trường, khắc phục mọi khó khăn để dạy dỗ, truyền lửa cho các em học sinh thân yêu, họ vẫn mãi là những người đưa đò cần mẫn, tận tâm, tận lực, xứng đáng được xã hội tôn vinh. Tiêu biểu là hình ảnh những thầy giáo Trường Tiểu học Tri Lễ 4, huyện Quế phong, tỉnh Nghệ An hằng ngày phải đi xe máy vượt qua một trong những cung đường dốc, hiểm trở nhất bám theo sườn núi - con đường này mùa khô cát bụi mịt mù, mùa mưa thì ngập trong bùn đất lầy lội - gieo chữ cho học sinh vùng cao đã để lại cho chúng ta biết bao sự khâm phục.

Anh/ chị cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả với thầy giáo của mình?

    Trước thềm năm học mới, mỗi thầy cô hãy giữ vững niềm tin, thắp sáng ngọn lửa nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người để đón những thành quả tốt đẹp nhất, hãy xứng danh với sự tôn vinh của xã hội vì “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”.

Tác giả: Trần Đắc Viện - Chủ tịch Công đoàn

HÌNH ẢNH NGƯỜI THẦY GIÁO THƯƠNG BINH TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

4acd31f7e8bbb98f34623b349c621a9c24102_1511418595_HÌNH_ẢNH_NGƯỜI_THẦY_GIÁO_THƯƠNG_BINH_TRONG_THƠ_VÀ_CA.doc

Tập tin đính kèm

Xem

Anh/ chị cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả với thầy giáo của mình?
Chia sẻ

Đọc bài Lưu

Bài “Bàn chân thầy giáo” của nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa được sáng tác khi ông mới 10 tuổi đã mang trong mình một tình cảm thật sâu nặng khiến cho độc giả đọc một lần là nhớ không bao giờ quên.

Bài “Bàn chân thầy giáo” của nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa được sáng tác khi ông mới 10 tuổi đã mang trong mình một tình cảm thật sâu nặng khiến cho độc giả đọc một lần là nhớ không bao giờ quên.

Câu chuyện kể về một ngôi trường trong thời chiến tranh, khi bom Mỹ dội xuống làm phượng đổ, trường sập, mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi. Người thầy giáo phải tạm biệt đám học trò ngây thơ và trang giáo án, bài tập đọc còn dang dở để lên đường ra tiền tuyến đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.

Khi tàn lửa bom khói đạn, người thầy giáo trở về với mái trường và học trò của mình. Vẫn vẹn nguyên tình cảm, vẹn nguyên tấm lòng yêu trẻ của thầy nhưng “Một bàn chân không còn nữa”. Máu xương của thầy đã hòa cùng đất mẹ thương yêu để giữ gìn hòa bình cho quê hương, cho đất nước.

“ Thầy ngồi ghế giảng bài

Xếp cạnh bàn đôi lạng gỗ

Một bàn chân đâu rồi

Chúng em không biết nữa”

Bình thường thầy giáo đứng giảng bài nhưng ở đây người thầy lại ngồi giảng bài vì đôi chân thầy đã không còn nữa. Ngày ngày thầy cùng đôi lạng gỗ lên lớp đem tới cho lũ trẻ biết bao tri thức và cả những bài học làm người. Giúp cho các em nhận ra cái chưa hoàn hảo của cuộc đời mình để từ đó cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân. Bàn chân của thầy đã gửi lại đâu đó nơi chiến trường Khe Sanh, Tây Ninh hay Đồng Tháp? Và chính đôi bàn chân đã mất ấy đã dẫn dắt cho học trò của thầy lớn lên đi trọn vẹn cuộc đời.

“Và bàn chân thầy, bàn chân đã mất

Vẫn dẫn chúng em đi trọn ven cuộc đời”

Người thầy giáo dù trong chiến tranh hay trong thời bình vẫn luôn lạc quan yêu ghề, yêu đám học trò của thầy. Thầy không ngừng cống hiến sức nhỏ của mình cho ghề và cho đời. Từ đó càng khẳng định được người chiến sĩ dù tàn nhưng không phế.

Qua bài thơ đã bộ lộ được sự kính trọng, lòng biết ơn chân thành của tác giả cũng như biết bao thế hệ học trò Việt Nam với người thầy đã không tiếc tuổi thanh xuân, không tiếc máu xương cống hiến cuộc đời mình cho đất nước. Bằng tất cả tình cảm trân trọng dành cho nhà giáo và ghề giáo với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ tôn sư trọng đạo”, ngọn lửa trong cuộc sống, tình yêu con người, tình yêu nghề giáo cao quý sẽ mãi rực sáng trong tâm hồn chúng ta, thúc giục chúng ta không ngừng vươn lên trong cuộc sống, trong công cuộc trồng người để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

Người sưu tầm

Bùi Thị Hồng


Tập tin đính kèm

Tập tin đính kèm

Tác giả: Bùi Thị Hồng

Nguồn:laichau.edu.vn Copy link

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết