An Phú nấu kẹo mạch nha kẻ Vòng làm

An Phú nấu kẹo mạch nha kẻ Vòng làm

Ai ơi đứng lại mà trông,Kìa vạc nấu đó, kìa sông đãi bìa.Kìa giếng như kia,Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh.Đầu chợ có điếm cầm canh,Người đi kẻ lại như tranh hoạ đồ.Cổng chợ có miếu thờ vua,Đường cái chính xứ lên chùa .Chùa Thiên Niên có cây vọng cách,Chùa có cây đa lông,Cổng có cây khế ngọt.Con gái thì đi buôn xề,Con trai dệt cửi kéo hoa. nấu kẹo mạch nha, làm cốm để mà tiến vua. làm giấy sắc vua,

mở hội kéo cờ hùng ghê.

Nguồn:

1. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hoá thông tin, 2001


2. Giang Quân, Thăng Long Hà Nội trong ca dao ngạn ngữ (in lần thứ 2), NXB Hà Nội, 2002

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

câu 1.

phương thức biểu đạt: biểu cảm

văn bản trên khuyết danh Việt Nam

câu 2. 

bài thơ giới thiệu vẻ đẹp mảnh đất Lạng Sơn qua những hình ảnh: con đường, núi, cánh đồng, núi thành Lạng Sơn, sông Tam Cờ

câu 3. 

- cụm từ "ai ơi" chỉ con người muốn trải nghiệm vẻ đẹp của quê hương Lạng Sơn hùng vĩ tươi đẹp, có tác dụng kêu gọi mọi người hãy thử tới vùng quê xứ Lạng thử trải nghiệm khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời nơi đây

-

Ai ơi đứng lại mà trông,Kìa vạc nấu đó, kìa sông đãi bìa.

Kìa giếng Yên Thái như kia,

Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh.

Đầu chợ Bưởi có điếm cầm canh,

Người đi kẻ lại như tranh hoạ đồ.Cổng chợ có miếu thờ vua,

Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên.

Chùa Thiên Niên có cây vọng cách,

Chùa Bà Sách có cây đa lông,


Cổng làng Đông có cây khế ngọt.
Con gái Kẻ Cót thì đi buôn xề,
Con trai làng Nghè dệt cửi kéo hoa.
An Phú nấu kẹo mạch nha,
Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua.
Họ Lại làm giấy sắc vua,
Làng Láng mở hội kéo cờ hùng ghê. (Khuyết danh, ai ơi đứng lại mà trông II)

câu 4.

 thông điệp qua các bài thơ bài ca dao về quê hương mang nét giản dị mà sâu sắc, chúng ta hãy ý thức được tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương. Đừng bao giờ quên Quê hương. Hãy cống hiến và tạo nên những giá trị giàu đẹp cho quê hương khi còn có thể.

thông điệp ấy giúp em cảm nhận được tình yêu quê hương của mình hơn, giúp mình có thêm động lực cố gắng làm giàu và mang lại vẻ vang cho quê hương của mình.

mình gửi

anhminh9103

hoidap247

(HNMCT) - Thời bao cấp, trước cổng trường học ở Hà Nội hay ở các chợ quê thường có người bán kẹo mạch nha. Họ để thứ kẹo màu vàng trong vắt như mật ong trong cái nồi. Khi con trẻ mua, họ lấy que tre chọc xuống xoắn mấy vòng là được cái kẹo.

An Phú nấu kẹo mạch nha kẻ Vòng làm

Làng làm ra kẹo mạch nha ấy là An Phú (xưa thuộc phường Bưởi, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy), như ca dao Hà Nội có câu: “Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về An Phú với anh thì về/ An Phú có ruộng tứ bề/ Có ao tắm mát có nghề kẹo nha”. Tổ nghề kẹo mạch nha An Phú là Trần Toàn. Ông đỗ tiến sĩ thời Lê. Năm 1700, ông được triều đình cử đi sứ ở Trung Quốc và học được nghề làm mạch nha. Khi về nước, ông truyền nghề cho dân làng.

Công thức chung để làm mạch nha là lấy thóc tẻ đem ngâm. Thóc nảy mầm, mang phơi khô, sau đó người ta lấy gạo nếp đem thổi xôi rồi ngâm trong nước. Lúc này, người ta lấy mầm thóc phơi khô, giã nhỏ rồi trộn với xôi đã ngâm nước, đem ủ kín chừng 10 giờ, sờ thấy ấm mới cho vào túi, ép hết nước. Sau đó, thứ nước này được nấu trong nhiều giờ, đến khi tỏa mùi thơm thì múc ra, thử giọt trong nước lạnh, kẹo đóng thành cục tròn là tốt. Mạch nha được cho là ngon khi có màu sánh vàng. Cách làm là vậy nhưng để có mạch nha ngọt thanh, thơm và dẻo lại tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết chọn loại thóc để ủ, loại nếp nấu xôi và cách nấu của từng gia đình.

Không chỉ là quà, mạch nha còn là nguyên liệu quan trọng để làm kẹo. Thiếu mạch nha, kẹo lạc, kẹo vừng sẽ cứng và giòn, khi cắt viên sẽ bị vỡ. Mạch nha còn dùng để chế biến kẹo kéo. Trong đông y, các ông lang dùng mạch nha thay mật ong làm thuốc. Mạch nha ăn với cốm Vòng là chất bổ dưỡng cho người cao tuổi.

Xưa, kẹo mạch nha được bán ở chợ Bưởi. Người buôn từ xứ Đoài, Vĩnh Yên, Phúc Yên bên kia sông Hồng đến chợ mua buôn về bán lẻ. Vì nghề nuôi sống dân làng nên xưa An Phú không cho con gái làm kẹo, sợ lấy chồng sẽ truyền nghề cho gia đình nhà chồng. Năm 1959, Xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội được thành lập. Họ mời thợ giỏi của làng vào xí nghiệp để chuyên làm mạch nha. Từ đó, nghề làm kẹo này không còn là bí mật nữa.

  • Thái Đô làm kẹo mạch nha
    Kẻ Vòng làm cốm để mà tiến vua

  • Hỡi cô thắt lưng bao xanh,
    Có về An Phú với anh thì về An Phú có ruộng tứ bề,

    Có ao tắm mát, có nghề mạch nha.

NHỌC NHẰN NGHỀ KẸO MẠCH NHA Bài: Hàn Sỹ Quỳnh. Có lẽ ở Bắc Bộ nước ta, duy nhất chỉ có...

Posted by Lưu trữ onThursday, November 12, 2020

LNV - Thời bao cấp, trước cổng trường học ở Hà Nội hay ở các chợ quê thường có người bán kẹo mạch nha. Họ để thứ kẹo màu vàng trong vắt như mật ong trong cái nồi. Khi con trẻ mua, họ lấy que tre chọc xuống xoắn mấy vòng là được cái kẹo.

Làng làm ra kẹo mạch nha ấy là An Phú (xưa thuộc phường Bưởi, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy), như ca dao Hà Nội có câu: “Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về An Phú với anh thì về/ An Phú có ruộng tứ bề/ Có ao tắm mát có nghề kẹo nha”. Tổ nghề kẹo mạch nha An Phú là Trần Toàn. Ông đỗ tiến sĩ thời Lê. Năm 1700, ông được triều đình cử đi sứ ở Trung Quốc và học được nghề làm mạch nha. Khi về nước, ông truyền nghề cho dân làng.
 

An Phú nấu kẹo mạch nha kẻ Vòng làm

Công thức chung để làm mạch nha là lấy thóc tẻ đem ngâm. Thóc nảy mầm, mang phơi khô, sau đó người ta lấy gạo nếp đem thổi xôi rồi ngâm trong nước. Lúc này, người ta lấy mầm thóc phơi khô, giã nhỏ rồi trộn với xôi đã ngâm nước, đem ủ kín chừng 10 giờ, sờ thấy ấm mới cho vào túi, ép hết nước. Sau đó, thứ nước này được nấu trong nhiều giờ, đến khi tỏa mùi thơm thì múc ra, thử giọt trong nước lạnh, kẹo đóng thành cục tròn là tốt. Mạch nha được cho là ngon khi có màu sánh vàng. Cách làm là vậy nhưng để có mạch nha ngọt thanh, thơm và dẻo lại tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết chọn loại thóc để ủ, loại nếp nấu xôi và cách nấu của từng gia đình. Không chỉ là quà, mạch nha còn là nguyên liệu quan trọng để làm kẹo. Thiếu mạch nha, kẹo lạc, kẹo vừng sẽ cứng và giòn, khi cắt viên sẽ bị vỡ. Mạch nha còn dùng để chế biến kẹo kéo. Trong đông y, các ông lang dùng mạch nha thay mật ong làm thuốc. Mạch nha ăn với cốm Vòng là chất bổ dưỡng cho người cao tuổi.

Xưa, kẹo mạch nha được bán ở chợ Bưởi. Người buôn từ xứ Đoài, Vĩnh Yên, Phúc Yên bên kia sông Hồng đến chợ mua buôn về bán lẻ. Vì nghề nuôi sống dân làng nên xưa An Phú không cho con gái làm kẹo, sợ lấy chồng sẽ truyền nghề cho gia đình nhà chồng. Năm 1959, Xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội được thành lập. Họ mời thợ giỏi của làng vào xí nghiệp để chuyên làm mạch nha. Từ đó, nghề làm kẹo này không còn là bí mật nữa.

Thủy Tiên