Am pe ke điện kế g là gì

ngocthao_lion

  • 9

- chọn ampe kế có GHĐ phù hợp - chỉnh kim về số 0 - dùng ampe kế để đo mắc nối tiếp với dụng cụ đo sao cho cực dương của nguồn điện nối với chốt dương của ampe kế [không được mắc hai chốt của ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện] mình nghĩ là như vậy[chắc là đúng đó, do từ sách và kiến thức mà mình học] nhấn Ctrl+A đi bạn ai muốn làm quen với mình thì kết bạn theo nick này: baocat_timlua_1679

Last edited by a moderator: 19 Tháng tư 2010

nam156

  • 1

Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* Mạch điện tương đương. - TH1: Mạch điện gồm 1 số điện trở xác định, nhưng khi ta thay đổi 2 nút vào ra của dòng mạch chính thì ta được các sơ đồ tương đương khác nhau. - TH2: Mạch điện có điện trở, nút vào và ra xác định, nhưng khi các khóa K thay nhau đóng mở, ta cũng được các sơ đồ tương đương khác nhau. Để có sơ đồ tương đương ta làm như sau : + Nếu khóa K nào hở thì ta bỏ hẳn tất cả các thứ nối tiếp với K về cả 2 phía. + Nếu khóa K đóng, ta chập 2 nút 2 bên khóa K với nhau thành 1 điểm. + Xác định xem trong mạch có mấy điểm điện thế. + Tìm các điện trở song song nhau, các phần nối tiếp nhau và vẽ sơ đồ tương đương.

* Định lí về nút: Tổng đại số các dòng điện đi đến nút bằng tổng đại số các dòng điện đi khỏi nút. [ Định lí trên là hệ quả của định luật bảo toàn điện tích .] * Công thức cộng thế: Nếu A,B,C là 3 điểm bất kì của mạch điện, ta luôn có: Uac = Uab + Ubc

* Vai trò của Ampe kế trong sơ đồ:

  1. Nếu Ampe kế lí tưởng [ Ra=0 ], thì trong sơ đồ nó có vai trò như dây nối, bởi vậy: - Khi mắc nối tiếp vào mạch nào thì nó chỉ dòng điện qua mạch đó. - Khi nó ghép song song với 1 điện trở thì điện trở dó bị nối tắt, được bỏ ra khỏi sơ đồ. - Khi nó nằm riêng một mạch thì dòng điện qua nó được tính thông qua các dòng điện liên quan ở 2 nút mà ta mắc Ampe kế.
  2. Nếu Ampe kế có điện trở đáng kể thì trong sơ đồ được coi nư 1 điện trở. * Vai trò của Vôn kế trong sơ đồ.
  3. Nếu Vôn kế điện trở không quá lớn thì trong sơ đồ nó có vai trò như một điện trở. Số chỉ của Vôn kế là U= Iv.Rv
  4. Nếu Vôn kế có điện trở vô cùng lớn [ lí tưởng ], thì:

    - Bỏ qua Vôn kế khi vẽ sơ đồ tương đương khi tính điện trở của mạch điện. - Những điện trở bất kì khi ghép nối tiếp với Vôn kế thì coi như dây nối với Vôn kế. - Số chỉ của Vôn kế loại này trong trường hợp mạch phức tạp được tính theo công thức cộng thế.

    * Lưu ý: - Một số khái niệm cơ bản: Nút mạch : là những điểm trong mạch điện có từ 3 dây dẫn trở lên. Mắt mạch : là những vòng mạch kín, ví dụ như ABCDA. - Nếu các điện trở có chung điểm đầu và điểm cuối thì chúng song song với nhau. - Dây dẫn kí hiệu ______________ là dây dẫn có điện trở bằng 0. Các điểm trên cùng 1 dây dẫn thì có điện thế như nhau, ta có thể chập lại thành 1 điểm. . * Có một số hệ quả của các bài toán thường gặp mà các bạn nên nhớ để vận dụng, định hướng cách giải khi vào dạng này [ chắc nhiều người biết rồi nhưng tôi cứ viết coi như ôn lại] : - Khi mắc một bếp điện R [biến trở ] vào nguồn E không đổi, điện trở trong r, công suất tỏa nhiệt của bếp cực đại khi điều chỉnh để R= r. - Một nguồn điện E,r cung cấp cho 1 mạch điện gồm 1 điện trở R1 . Có thể thay R1 bằng R2 sao cho công suất tiêu thụ của mạch ngoài không đổi nếu thỏa mãn hệ thức: R1.R2 = r bình phương. ......... Theo kinh nghiệm của tôi thì khi giải quyết các bài toán mà trong mạch điện có ẩn số là điện trở và mắc thành các cụm song song thì không nên tính điện trở tương đương vì công thức tính điện trở tương đương cho đoạn mạch song song rất cồng kềnh, nên dùng những định luật về dòng điện, chỉ để lại 1 dòng điện làm ẩn và dùng các mối liên hệ để quy các dòng điện khác về dòng điện đó thì phương trình sẽ đơn giản đi nhiều.

    [ Bài viết có tham khảo sách " Vật Lí nâng cao 9" - khối PT chuyên Lí- ĐHKHTN-ĐHQG Hà Nội.]

pety_ngu

  • 2

một số thông tin về điện trở

Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của một vật thể dẫn điện. Nó được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó:

R = \frac {U}{I}

trong đó:

U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn [V]. I: là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ampe [A]. R: là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm [Ω].

Đoạn dây dẫn có điện trở 1Ω là đoạn dây có dòng điện 1A chạy qua, điện áp giữa hai đầu dây là 1V.

Ohm [đọc là ôm] là đơn vị đo điện trở trong SI. Đại lượng nghịch đảo của điện trở là độ dẫn điện G được đo bằng siêmen. Giá trị điện trở càng lớn thì độ dẫn điện càng kém. Khi vật dẫn cản trở dòng điện, năng lượng dòng điện bị chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, ví dụ như nhiệt năng.

Định nghĩa trên chính xác cho dòng điện một chiều. Đối với dòng điện xoay chiều, trong mạch điện chỉ có điện trở, tại thời điểm cực đại của điện áp thì dòng điện cũng cực đại. Khi điện áp bằng không thì dòng điện trong mạch cũng bằng không. Điện áp và dòng điện cùng pha. Tất cả các công thức dùng cho mạch điện một chiều đều có thể dùng cho mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở mà các trị số dòng điện xoay chiều lấy theo trị số hiệu dụng..[1]

Đối với nhiều chất dẫn điện, trong điều kiện môi trường [ví dụ nhiệt độ] ổn định, điện trở không phụ thuộc vào giá trị của cường độ dòng điện hay hiệu điện thế. Hiệu điện thế luôn tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện và hằng số tỷ lệ chính là điện trở. Trường hợp này được miêu tả theo định luật Ohm và các chất dẫn điện như thế gọi là các thiết bị ohm. Các thiết bị này nhiều khi cũng được gọi là các điện trở, như một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện, được ký hiệu với chữ R [tương đương với từ resistor trong tiếng Anh].

Chủ Đề