Ai là người tạo ra iphone

linh hon cua chiec iPhone dau tien anh 1
Đây là những nhà lãnh đạo chủ chốt của Apple trong năm 2007. Họ đã cùng nhau tạo ra hàng loạt sản phẩm mang tính biểu tượng của công ty như iPhone, iPod, iPad và MacBook.
linh hon cua chiec iPhone dau tien anh 2
Phil Schiller vẫn làm việc tại Apple. Ông đồng hành cùng Táo khuyết từ năm 1997 và hiện là Phó chủ tịch cấp cao phụ trách truyền thông của công ty. Schiller cũng là người đưa ra ý tưởng sử dụng bánh xe xoay tròn để điều hướng trình phát nhạc trên iPod, thay cho các phím bấm truyền thống. “Chính là nó”, Steve Jobs đã thốt lên khi Schiller trình bày ý tưởng này.
linh hon cua chiec iPhone dau tien anh 3
Tony Fadell rời Apple năm 2008 với một số lý do cá nhân. Năm 2001, Fadell làm việc tại Apple với nhiệm vụ thiết kế iPod. Tháng 4/2001, ông trở thành Giám đốc cấp cao phụ trách iPod và “các dự án đặc biệt”. Năm 2006, Fadell thay thế Jon Rubinstein trở thành Phó chủ tịch cấp cao phụ trách sản phẩm iPod. Sau khi rời Apple năm 2008, Fadell hợp tác cùng Matt Rogers thành lập Nest, công ty chuyên về các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong gia đình.
linh hon cua chiec iPhone dau tien anh 4
Jony Ive gia nhập Apple vào năm 1992 với một công việc trong bộ phận thiết kế. Năm 1996, ông trở thành người đứng đầu mảng thiết kế của Apple. Dự án đầu tiên mà Ive và Jobs cùng cộng tác là chiếc máy tính iMac ra mắt năm 1998. Sau đó, bộ đôi này liên tục mang đến hàng loạt sản phẩm mới như iPod, iPhone và iPad. Tháng 6/2019, Ive cho biết ông sẽ rời Apple để khởi nghiệp với dự án LoveFrom. Công ty thiết kế này dự kiến ra mắt vào năm 2020 và khách hàng đầu tiên chính là Apple.
linh hon cua chiec iPhone dau tien anh 5
Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, đã qua đời vào tháng 10/2011. Dưới thời của ông, hàng loạt sản phẩm mang tính biểu tượng như iPhone, iPad, iPod, MacBook đã ra đời. Chúng thậm chí thay đổi bộ mặt của ngành công nghệ. Ông cũng được biết đến là bậc thầy diễn thuyết với tài năng thu hút sự chú ý, luôn biết cách tạo sự bất ngờ cho người xem với câu nói nổi tiếng “One more thing”.
linh hon cua chiec iPhone dau tien anh 6
Scott Forstall lần đầu gặp Steve Jobs năm 1992 tại NeXT Computer và tham gia Apple vào năm 1997. Khi đó, ông được giao nhiệm vụ thiết kế giao diện người dùng cho máy tính Mac. Ông cũng là người góp phần quan trọng trong việc tạo ra trình duyệt Safari, kho ứng dụng App Store cũng như bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) của iPhone. Sau khi rời khỏi Apple vào năm 2013, Forstall dành nhiều thời gian đi du lịch, tư vấn cho các công ty khởi nghiệp và tham gia hoạt động từ thiện.
linh hon cua chiec iPhone dau tien anh 7
Eddy Cue, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách phần mềm và dịch vụ Internet, vẫn đang làm việc tại Apple. Ông gia nhập công ty năm 1989, chịu trách nhiệm quản lý các kỹ sư phần mềm và nhóm hỗ trợ khách hàng. Ông cũng góp phần tạo ra App Store, iTunes và nhiều ứng dụng khác như iBooks, iMovie,... Hiện tại, Cue giám sát các dịch vụ phần mềm của Apple bao gồm Apple Music, Apple Maps, Apple Pay, iCloud, iTunes Store.

iPhone 12 sẽ dùng con chip mạnh chưa từng có trong giới di động

Theo tiết lộ từ TSMC, iPhone 12 có thể sử dụng chip kiến trúc 5 nm, vượt xa con chip 7 nm trên nhiều thiết bị di động hiện nay.



Steven Jobs – thiên tài đứng sau các sản phẩm công nghệ mang tính cách mạng như iMac, iPod, iPhone, iPad, thay đổi toàn bộ nền công nghệ vĩ đại. Ông làm việc cho tới tận ngày cuối cùng, trước khi qua đời vì bệnh ung thư.

Steven Jobs là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple. Cuối những năm 1970, Steve Jobs cùng nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, Mike Markkula và một số người khác, thiết kế, phát triển và đưa ra thị trường một trong những dòng máy tính cá nhân thành công thương mại đầu tiên, dòng Apple II. Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Sau khi thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực với ban giám đốc vào năm 1984, Jobs rút khỏi Apple và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao hơn. Việc Apple mua lại NeXT vào năm 1996 đưa Steve Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập, sau đó làm việc ở đó trong vai trò tổng giám đốc điều hành từ năm 1997 cho đến năm 2011.

Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng, khác biệt ở cách suy nghĩ, cách làm việc. Những câu nói của ông luôn truyền sức mạnh, cảm hứng đến người nghe.

Một trong số đó là: Your time is limited, so don't waste it living someone else's life – Thời gian của bạn luôn có hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời khác.

(Bài phát biểu tại Đại học Standford, 2005)

Being the richest man in the cemetery doesn't matter to me. Going to bed at night saying we've done something wonderful, that's what matters to me. – Trở thành người giàu nhất không phải là điều quan trọng nhất, tôi luôn tự nhắc đến những việc mình đã làm được những gì trước khi đi ngủ để cố gắng làm những việc tốt hơn sau khi thức giấc.
(CNNMoney / Fortune, 1993)

Remembering that you are going to die is the best way I know to avoid the trap of thinking you have something to lose. You are already naked. There is no reason not to follow your heart. – Luôn nhớ rằng mình sẽ chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh suy nghĩ rằng mình sẽ mất đi một cái gì đó. Bạn không có gì để mất, vì vậy, hãy nghe theo tiếng gọi của trái tim mình.
(Bài phát biểu tại Đại học Standford, 2005)

You have to trust in something – your gut, destiny, life, karma, whatever. This approach has never let me down, and it has made all the difference in my life. – Bạn phải tin tưởng vào một cái gì đó – linh tính, số phận, cuộc đời, thuyết nhân quả hay bất cứ điều gì. Cách tiếp cận này chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra sự khác biệt trong cuộc đời tôi.
(Bài phát biểu tại Đại học Standford, 2005)

It's not about money. It's about the people you have, how you're led, and how much you get it. – Vấn đề không phải là tiền bạc.- Vấn đề nằm ở bài học làm người, cách bạn làm nhà lãnh đạo và những gì mà bạn thu nhận được.
(Fortune, 1998)

We don’t get a chance to do that many things, and every one should be really excellent. Because this is our life. Life is brief, and then you die, you know? And we’ve all chosen to do this with our lives. So it better be damn good. It better be worth it. – Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều, và mỗi thứ chúng ta làm đều phải thật sự tuyệt vời. Bởi vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, và rồi bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời mình. Vì vậy điều ta làm nên thật tốt. Nên đáng giá.

I think if you do something and it turns out pretty good, then you should go do something else wonderful, not dwell on it for too long. Just figure out what’s next. – Tôi nghĩ nếu bạn làm điều gì đó và thu được kết quả tốt đẹp, bạn nên đi tiếp để làm những điều tuyệt vời khác, đừng dừng chân lại quá lâu. Hãy tìm xem nên làm gì tiếp.

Simple can be harder than complex: You have to work hard to get your thinking clean to make it simple. But it’s worth it in the end because once you get there, you can move mountains. – Đơn giản có thể khó khăn hơn là phức tạp: Bạn phải nỗ lực thật nhiều trong việc giữ suy nghĩ gọn gàng để đạt được tới sự đơn giản. Nhưng cuối cùng nỗ lực đó đáng giá bởi một khi bạn tới được đó, bạn có thể di chuyển được cả núi non.

Innovation distinguishes between a leader and a follower. – Đổi mới là điều tạo ra sự khác biệt giữa người lãnh đạo và kẻ phục tùng.

I’m as proud of what we don’t do as I am of what we do. – Tôi tự hào vì những gì chúng tôi không làm cũng như tôi tự hào vì những gì chúng tôi đã làm.