28 o long vương văn hưởng an lac

Thành lập năm 1998, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là dự án quan trọng nhằm nâng cao tiềm lực KHCN quốc gia, có vai trò đẩy mạnh sự phát triển của KHCN, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Khi hình thành, đây là mô hình đầu tiên, chưa có tiền lệ ở Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt, sau 25 năm hình thành và phát triển, đến nay Khu CNC Hòa Lạc đã cơ bản thiết lập được các thành tố quan trọng, có tính chất nền móng để xây dựng và phát triển thành công một Khu CNC.

Đến nay, Khu CNC này đã thiết lập môi trường chính sách đặc biệt, cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút được một số tập đoàn công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đầu tư các CNC, công nghệ tiên tiến; bắt đầu hình thành chuỗi liên kết giữa đào tạo-nghiên cứu-sản xuất, thiết lập môi trường sáng tạo công nghệ với các trung tâm đào tạo, nghiên cứu triển khai, đổi mới sáng tạo.

Sự hiện diện của các trường Đại học về công nghệ tại Khu CNC như Đại học FPT, Đại học Việt-Pháp, Đại học Việt-Nhật, Đại học Văn Lang... sẽ hứa hẹn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho xã hội nói chung và trực tiếp cho Khu CNC Hòa Lạc nói riêng.

Cùng với đó, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu ứng dụng gắn trực tiếp với sự phát triển sản xuất của doanh nghiệp như Viện V-KIST, Trung tâm vũ trụ, Viện đo lường, các trung tâm kiểm thử... sẽ là nền tảng cho việc phát triển năng lực nội sinh nghiên cứu và phát triển, gắn kết nghiên cứu phát triển với sản xuất.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài như Hanwha, Nidec, Nissan Techno..., hay các doanh nghiệp lớn trong nước như Viettel, FPT, VNPT,... đã lựa chọn Khu CNC Hòa Lạc là địa bàn đầu tư trọng điểm.

Mới đây, Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia [NIC] đã khánh thành đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng tốt nhất, hiện đại sẽ là đòn bẩy thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Khu CNC Hòa Lạc.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh việc chuyển giao là nhằm tìm kiếm cơ hội tốt hơn cho Khu CNC Hòa Lạc phát triển theo đúng xu thế của thế giới và các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước - Ảnh: VGP/Hải Minh

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh việc chuyển giao Khu CNC Hòa Lạc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thành phố cụ thể hóa mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị "Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực với hạt nhân là Khu CNC Hoà Lạc".

Đồng thời, việc tiếp nhận Khu CNC Hòa Lạc là cơ hội để Hà Nội phát huy vai trò, vị thế của Thủ đô trong thực hiện các quy định có tính đặc thù, đột phá về khoa học và công nghệ được quy định tại dự thảo Luật Thủ đô [sửa đổi] đang được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, trong đó xác định: Khu CNC Hòa Lạc là khu vực nghiên cứu, phát triển công nghệ cao và đổi mới sáng tạo trọng điểm của Thủ đô và cả nước và có một số cơ chế đặc thù dành cho Khu CNC Hòa Lạc.

Thành phố sẽ tập trung chỉ đạo để hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng Khu CNC Hòa Lạc trong năm 2024; dành nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng và tiếp tục nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội nhằm xây dựng và phát triển Khu CNC Hòa Lạc trở thành hạt nhân của cả nước về đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ và giữ vai trò hạt nhân, vùng lõi của đô thị Hòa Lạc trong tương lai.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh việc chuyển giao là nhằm tìm kiếm cơ hội tốt hơn cho Khu CNC Hòa Lạc phát triển theo đúng xu thế của thế giới và các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước.

Theo Phó Thủ tướng, việc chuyển giao thể hiện xu thế phân cấp ngày càng mạnh mẽ của Chính phủ để có cơ chế linh hoạt hơn, nguồn lực dồi dào hơn [kết hợp giữa nguồn lực của Trung ương và địa phương] cho sự phát triển của Khu CNC Hòa Lạc.

Phó Thủ tướng đề nghị Thành ủy, UBND TP. Hà Nội, các bộ, ngành liên quan quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Khu CNC Hòa Lạc thực sự là cánh chim đầu đàn về phát triển khoa học công nghệ của Thủ đô và cả nước./.

ước Âu Lạc [tên nước Việt Nam thời đó], dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.

Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Vị trí địa lý

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng [tức sông Thiếp] là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình. Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi.

Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Qua con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông Cầu vào hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam. Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.

Cấu trúc thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ". Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình. Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở.

coloa%C6%B06t.jpg] Thành Cổ Loa. Ảnh: quehuongonline.vn

Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòng thành. Chu vi vòng Ngoại 8km, vòng Trung 6,5km, vòng Nội 1,65km, diện tích trung tâm lên tới 2km2. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m-12m. Chân lũy rộng 20m-30m, mặt lũy rộng 6m-12m.

Thành Nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m-12m, chân rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy. Hiện nay, qua cổng làng, cũng là cổng thành Nội là tới đình làng Cổ Loa.

Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan hội triều nên trong đình còn tấm hoành phi "Ngự triều di quy". Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, trong am có một tảng đá hình người cụt đầu, là tượng Mỵ Châu. Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Đền này mới trùng tu, tôn tạo đầu thế kỷ XX, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng. Trước đền là Giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần. Nơi đây, có đầy đủ các loại hình di tích: Đình, đền, chùa, am, miếu. Trong đó hàm chứa biết bao giá trị văn hóa Việt Nam qua bao thế hệ.

Thành Trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, chu vi 6.500m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.

Thành Ngoại không còn hình dáng rõ ràng, chu vi hơn 8.000m, cao trung bình 3m-4m [có chỗ tới hơn 8m].

Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ. Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam và Nam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch, vào vòng hào của thành Nội. Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi.

Theo truyền thuyết, An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hoàng.

Giá trị của thành Cổ Loa

Trong cấu trúc chung của thành Cổ Loa còn có một yếu tố khác làm phong phú thêm tổng thể kiến trúc này.

Đó là những gò đất dài hoặc tròn được đắp rải rác giữa các vòng thành hoặc nằm ngoài thành Ngoại, được dân chúng gọi là Đống Dân, Đống Chuông, Đống Bắn. Các ụ, lũy này được dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền vệ, phối hợp với thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu. Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm.

Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh, khi tác chiến. Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, xã hội đã có giai cấp rõ ràng hơn thời Vua Hùng.

Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa mai chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả làm nên nghệ thuật kiến trúc và văn hóa thời An Dương Vương.

Di vật khảo cổ trên khu vực thành Cổ Loa, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều mộ cổ, hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh, rìu lưỡi xéo bằng đồng, tiền đồng, lưỡi cày, các vật dụng bằng gốm, đất nung và trống đồng Cổ Loa từ thời An Dương Vương. Các nhà khảo cổ đ

Chủ Đề