16 tuổi nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

Bạn đang thắc mắc trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày hay bé 1 tuổi uống bao nhiêu ml sữa? Đối với câu hỏi trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa 1 ngày là đủ, theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ từ 1 – 2 tuổi nên tiêu thụ hằng ngày khoảng 16 ounce, tương đương 473ml sữa. Đây là lượng sữa cho bé 1 tuổi mà bạn nên đảm bảo cho trẻ uống mỗi ngày. Bạn có thể cho trẻ uống sữa với khẩu phần là 120ml sữa mỗi lần và uống từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Mặt khác, 1ml sữa chua cũng có cùng lượng canxi với 1ml sữa nên hai loại thức uống này có thể thay đổi lẫn nhau để trẻ đỡ bị ngán.

Một lưu ý dành cho bạn là mỗi ngày trẻ chỉ có thể hấp thụ canxi từ 4 ounce sữa. Do đó, nếu uống hơn 4 ounce sữa, cơ thể vẫn chỉ có thể hấp thụ canxi từ 4 ounce đầu tiên và đào thải phần còn lại.

>>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu là đủ để phát triển toàn diện? Nên ăn và tránh gì?

Trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày? Nguy cơ tiềm ẩn khi uống quá nhiều sữa

Ngoài việc nắm rõ trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày hay bé 1 tuổi uống bao nhiêu ml sữa công thức mỗi ngày, các bậc cha mẹ cũng nên biết thêm rằng việc uống quá nhiều sữa tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe trẻ nhỏ. Tuy sữa mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ nhỏ nhưng không phải lúc nào sử dụng nhiều cũng tốt. Sau đây là một số lý do bạn không nên cho trẻ 1 tuổi uống quá nhiều sữa:

Sữa tươi là nguồn dinh dưỡng rất tốt, giúp trẻ phát triển, đặc biệt là về chiều cao và cân nặng. Sữa tươi chứa nhiều canxi, phốt pho, vitamin A và D có lợi cho cơ, xương và răng; chất béo tốt cho trí não của trẻ; protein và hydro carbon giúp tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nếu cho trẻ uống sữa tươi không đúng cách, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

1. Độ tuổi cho trẻ uống sữa tươi thích hợp
Theo các nhà khoa học, chỉ nên cho trẻ uống sữa tươi khi trẻ đã hơn 1 tuổi. Do sữa tươi có hàm lượng đạm, can-xi và phốt-pho cao, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ dễ có nguy cơ khiến thận bị quá tải và về lâu dài, làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra, lượng đạm cao trong sữa gây đầy bụng, khó tiêu, chán ăn. Sữa tươi có hàm lượng sắt và vi chất dinh dưỡng ít không đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ dưới 1 tuổi.
2. Lượng sữa và thời điểm uống hàng ngày
Ngoài các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày, nên cho trẻ uống thêm sữa như sau:
Trẻ từ 1-2 tuổi, cho con uống khoảng 2 ly sữa tươi/ngày, tương đương với khoảng 200 – 300ml sữa. Nên cho trẻ uống xen kẽ những loại sữa công thức [dạng bột pha hay dạng pha sẵn] vì đã được bổ sung sắt, kẽm, vi chất… cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ theo các lứa tuổi.
Trẻ từ 2 -3 tuổi cần khoảng 300 – 400 ml sữa mỗi ngày.
Trẻ từ 4-8 tuổi sẽ có nhu cầu canxi cao hơn, nên cho trẻ uống khoảng 600ml sữa mỗi ngày.
Thời điểm uống sữa trong ngày: Trước bữa ăn chính 2 giờ thì không nên cho trẻ uống sữa tươi cũng như các thức ăn vặt khác, vì có thể làm trẻ no và biếng ăn khi vào bữa. Chỉ nên cho trẻ uống sữa sau bữa ăn từ 1-2 giờ hoặc trước khi đi ngủ.
Sữa rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nhưng nếu ép trẻ uống quá nhiều sữa mỗi ngày có thể khiến trẻ bị béo phì hoặc khiến trẻ không muốn ăn thêm gì khác sau khi uống sữa, lâu dài dễ dẫn đến phát triển không cân đối, suy dinh dưỡng, thiếu chất xơ gây táo bón,...
2. Chọn sữa phù hợp với trẻ
Đối với trẻ từ 1- 2 tuổi, nếu uống sữa tươi nên chọn sữa nguyên kem, không nên chọn sữa tách béo [trừ khi có chỉ định của bác sĩ], vì lúc này não cần chất béo để phát triển. Trẻ trên 2 tuổi nếu đã thừa cân, béo phì thì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc toàn phần. Nếu trẻ đã đủ cân nặng nên cho trẻ uống sữa không đường để giảm hấp thu đường vào cơ thể, hạn chế thừa cân, béo phì.
Sữa tươi bao gồm 3 loại là sữa vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và tiệt trùng. Tuy nhiên chỉ nên cho trẻ uống sữa thanh trùng, tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên cho trẻ uống sữa bò vắt trực tiếp vì không đảm bảo vệ sinh, có nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa. Khi sử dụng sữa cần xem hạn sử dụng và sữa thanh trùng phải bảo quản trong tủ lạnh./.

Lệ Giang [TH]

Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Vì thế, cha mẹ cần chú ý đến lượng nước mà cơ thể trẻ nạp vào để bổ sung thêm liều lượng hợp lý, giúp bé luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phát triển khỏe mạnh.

Nhiều bậc phụ huynh có vẻ rất hào hứng với việc đưa sữa nguyên kem vào chế độ ăn của trẻ mới biết đi, bởi vì đây là một loại đồ uống dễ uống và ít tốn kém hơn nhiều so với sữa công thức. Tuy nhiên điều gì lạm dụng quá cũng không tốt, việc cho trẻ uống sữa quá mức có thể khiến trẻ đầy bụng, giảm sự thèm ăn, không còn hứng thú với thức ăn trong bữa ăn.

Mặt khác, việc tiêu thụ quá nhiều sữa có thể cản trở khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nhất định của trẻ. Ví dụ, quá nhiều canxi và casein [một loại protein trong sữa] có thể ngăn chặn sự hấp thụ sắt gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Bạn có thể tránh những vấn đề này bằng cách giới hạn lượng sữa tiêu thụ của trẻ ở mức khuyến nghị 700ml mỗi ngày.

Để cho trẻ tập trung vào việc uống sữa, các chuyên gia gợi ý chỉ cho trẻ uống sữa tại bàn vào giờ ăn và chỉ cho uống nước giữa khoảng cách các bữa ăn. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tham khảo thêm cách chọn sữa công thức cho trẻ từ các chuyên gia.

Nhiều bậc cha mẹ có thể thắc mắc: Liệu trẻ mới biết đi có thật sự cần uống sữa không? Điều này không quá lạ với những bậc phụ huynh có ý định nuôi con với lối sống thuần chay hoặc bản thân đứa trẻ từng gặp phải các vấn đề như dị ứng sữa.

Thực tế sữa dù quan trọng, nhưng không phải là thứ bắt buộc phải có để giúp trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Mặc dù sữa chứa các hợp chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp trẻ em dưới 5 tuổi phát triển toàn diện hơn, nhưng trong những thời điểm khó khăn, nhiều trẻ em đã lớn mà không dùng đến sữa. Nếu trẻ bị dị ứng với sữa bò, bạn có thể khéo léo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con bằng những cách khác.

Ví dụ: Canxi có thể được bổ sung thông qua một số loại rau, chất béo và chất đạm có ở nhiều loại thực phẩm khác. Để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ lượng canxi và khoáng chất, hãy thử cho trẻ ăn cá hồi, rau lá xanh đậm hoặc ngũ cốc tăng cường.

Đối với chất béo bổ sung, các loại hạt và bơ hạt, dầu thực vật và bơ là những lựa chọn thay thế đa dạng. Cá, thịt, trứng và đậu phụ đều cung cấp nhiều protein cho những trẻ không uống sữa.

Nhìn chung nếu không vì trường hợp bất khả kháng, các chuyên gia không khuyến khích bạn dùng các sản phẩm khác để thay thế hoàn toàn cho sữa bò. Tốt nhất hãy nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng nhi để tìm ra giải pháp nuôi dưỡng phù hợp nhất cho con bạn.

Sữa tuy cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời nhưng nó chỉ là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh của trẻ mới biết đi. Cũng giống như người lớn, trẻ em ở độ tuổi này đòi hỏi sự cân bằng của chất béo, carbohydrate và protein. Khi nói đến carbs, hãy tập trung vào các loại phức hợp sẽ giúp con bạn no lâu và ngăn ngừa táo bón. Nguồn cung cấp các loại carbohydrate có lợi này bao gồm:

  • Các loại rau.
  • Các loại ngũ cốc.
  • Các loại đậu.

Ngoài ra bạn có thể bổ sung Protein nạc vào khẩu phần ăn của trẻ thông qua cá, thịt gà, trứng và đậu phụ. Các loại dầu thực vật, hạt, quả hạch và bơ hạt [ở mức độ thấp hơn là pho mát và sữa chua] đều là những nguồn chất béo lành mạnh.

Xem thêm: Thế nào là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh?

Khi đã lớn sữa có thể không phải là nguồn bổ sung dinh dưỡng ưa thích đối với bạn, nhưng đối với trẻ mới biết đi thì đó là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng cao được khuyến nghị bởi các chuyên gia nhi khoa. Lượng sữa cho bé theo tháng tuổi có sự khác biệt, trong đó lượng sữa cho bé trên 1 tuổi được khuyến nghị từ 2-3 cốc mỗi ngày để cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Khi đã nắm rõ về chế độ dinh dưỡng phù hợp ở trẻ trong từng độ tuổi, cha mẹ nên áp dụng theo nhằm đảm bảo tốt nhất sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của bé.

Chủ Đề