100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022

Thập niên 1960 – 1970 có thể được xem là thời kỳ hoàng kim của nhạc Việt, cộng với sự du nhập ồ ạt của các trào lưu âm nhạc Âu Mỹ khiến các sân khấu âm nhạc tại Sài Gòn luôn náo nhiệt. Tuy nhiên, tất cả những sự náo nhiệt đó của thị trường âm nhạc trong nước cũng không thể làm mờ đi hai chuyến lưu diễn thành công vang dội của nữ danh ca Đặng Lệ Quân đến Sài Gòn đầu thập niên 1970.

Chuyến lưu diễn đầu tiên của Đặng Lệ Quân đến Sài Gòn là vào năm 1971, khi cô mới chỉ vừa tròn 18 tuổi. Chuyến đi này nằm trong chuyến lưu diễn vòng quanh các quốc gia Châu Á của Đặng Lệ Quân từ tháng 2-1971 đến tháng 8-1972. Không chỉ đến Sài Gòn, Đặng Lệ Quân còn biểu diễn tại nhiều nước và thành phố như Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines,…

100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
Đặng Lệ Quân tại rạp Lệ Thanh

Đặng Lệ Quân dừng chân và biểu diễn tại Sài Gòn trong vòng 1 tháng từ ngày 24-07-1971 đến 24-08-1971. Cô nghỉ ngơi tại khách sạn Bát Đát (nằm trong khu Chợ Lớn của người Hoa) và tham gia nhiều hoạt động như họp báo, biểu diễn kịch tại rạp Lệ Thanh, du lịch và chụp ảnh kỷ niệm trên sông Cửu Long. Không chỉ biểu diễn các ca khúc Hoa ngữ nổi tiếng, Đặng Lệ Quân còn biểu diễn ca khúc nhạc Việt lời Nhật mang tên Anh, vốn nguyên gốc là ca khúc Không, một nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mà tác giả cùng ca sĩ Khánh Ly từng mang sang Nhật biểu diễn năm 1970.


Nghe Đặng Lệ Quân hát bài Không của Nguyễn Ánh 9 với lời Nhật mang tên: 你/Nii/Anata

Chuyến lưu diễn thứ hai của Đặng Lệ Quân đến Sài Gòn bắt đầu từ ngày 13-7-1973. Lúc này tên tuổi của Đặng Lệ Quân đã lừng danh khắp Châu Á. Hàng vạn người hâm mộ Sài Gòn, đông đảo nhất là Hoa kiều đã đến bến tàu để đón Đặng Lệ Quân. Chính quyền đã phải huy động một lượng lớn cảnh sát để giữ gìn trật tự và bảo đảm an toàn cho nữ danh ca khi cô bước xuống từ ca nô.

100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022

100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
Đặng Lệ Quân (áo hai dây) giữa vòng vây người dân Sài Gòn tại bến cảng năm 1973

Ngay buổi tối vừa đặt chân tới Sài Gòn, Đặng Lệ Quân đã có buổi biểu diễn khai màn đầu tiên tại rạp Lệ Thanh trước đông đảo khán giả hâm mộ. Lệ Thanh là nhà hát/rạp cine nổi tiếng của người Hoa ở Chợ Lớn nằm trên đại lộ Đồng Khánh, chuyên chiếu những cuốn phim Hoa ngữ ở Sài Gòn xưa.

100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
Rạp Lệ Thanh xưa

Lần thứ 2 tới Sài Gòn, không chỉ biểu diễn, Đặng Lệ Quân còn quyết định thu âm ca khúc Anh của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ngay tại Sài Gòn. Sau khi trở về Đài Loan, Đặng Lệ Quân tiếp tục trình diễn ca khúc này bằng nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nhật, Quảng Đông, Quan Thoại,.. ở khắp các sân khấu âm nhạc lớn nhỏ từ Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan tới Singapore, Maylaysia, Philippin,… Ca khúc bỗng trở nên nổi như cồn, gắn liền với tên tuổi của nữ danh ca khắp năm châu mà bản thân tác giả Nguyễn Ánh 9, cha đẻ của ca khúc thời điểm đó cũng không hề hay biết.

100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
Đặng Lệ Quân trình diễn tại rạp Lệ Thanh

Đặng Lê Quân từng tâm sự về những ngày tháng ở Sài Gòn giữa vòng tay yêu thương của người hâm mộ như sau: “Lúc ở Sài Gòn, hàng ngày đều có rất nhiều người hâm mộ đến thăm tôi. Có người còn mang thức ăn đến tặng tôi. Không những vậy, còn có rất nhiều các cô các dì còn tặng cả vàng, bạc cho tôi nữa, thực sự là mọi người quá tốt dù tất cả đều xa lạ nhưng ai cũng yêu quý tôi như vậy, khiến tôi vô cùng xúc động”.

100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022

Xem thêm những hình ảnh của Đặng Lệ Quân trình diễn ở Sài Gòn đầu thập niên 1970:

100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022

Đặng Lê Quân sinh năm 1953 trong một gia đình có đông anh chị em tại Đài Loan. Nghệ danh cũng chính là tên thật của cô, được đặt với ý nghĩa chỉ hình dáng xinh đẹp, dẻo dai, bất khuất của cây tre và tựa như khí chất của người quân tử.

100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022

Từ năm 10 tuổi, Đặng Lệ Quân đã bắt đầu tham gia ca hát chuyên nghiệp và liên tiếp giành các giải thưởng cao nhất của nhiều cuộc thi âm nhạc uy tín tại Đài Loan như: giành giải quán quân cuộc thi hát do “Đài Phát Thanh Trung Hoa” tổ chức khi vừa tròn 11 tuổi, giải Vàng cuộc thi hát của hãng băng đĩa Kim Mã năm 12 tuổi. Thời gian này cô cũng bắt đầu theo học thanh nhạc và thường xuyên được mời biểu diễn ở các vũ trường, phòng trà nổi tiếng.

Năm 1967, ở tuổi 14 Đặng Lệ Quân phát hành đĩa hát đầu tiên và ngay lập tức gây được tiếng vang trong làng nhạc. Hè năm 1968, ở tuổi 15, Đặng Lệ Quân nhận được lời mời sang Singapore biểu diễn trong một chương trình nhạc hội từ thiện của Đại Kịch Viện Quốc Gia Singapore tổ chức. Năm 1969, Đặng Lệ Quân được mời thử sức với vai trò MC trên đài phát thanh truyền hình và nhanh chóng trở nên nổi tiếng nhờ tài năng và nhan sắc xinh đẹp của mình. Cũng trong năm này, cô được mời hát chính trong bộ phim truyền hình đầu tiên của Đài Loan mang tên “Tinh Tinh”. Không chỉ vụt sáng trên bầu trời âm nhạc, Đặng Lệ Quân còn thử sức trong lĩnh vực điện ảnh với bộ phim “Cám Ơn Tổng Giám Đốc”.

Khởi đầu thập niên 1970 cũng là khởi đầu cho thời kỳ hoàng kim của tên tuổi Đặng Lệ Quân suốt hai thập niên sau đó. Được xem là “quốc bảo” của Đài Loan, tên tuổi Đặng Lệ Quân được biết đến không chỉ ở Đài Loan, mà còn vang danh khắp các nước Châu Á. Cô đặc biệt được yêu mến và nhắc đến nhiều nhất tại các nước như Thái Lan, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Singapore, Nhật Bản,… và cả Việt Nam. Thập niên 1970, Đặng Lệ Quân thực hiện nhiều chuyến lưu diễn quanh Châu Á và Đông Nam Á trong đó có 2 chuyến lưu diễn đến Việt Nam.

Năm 1980, Đặng Lệ Quân được trao giải thưởng Kim Chung, dành cho ca sĩ xuất sắc nhất tại Đài Loan và được mời sang Mỹ lưu diễn tại nhiều thành phố lớn.

Năm 1986, sau nhiều năm gầy dựng tên tuổi tại Nhật, với ca khúc “Em Chỉ Có Anh” (bản tiếng Nhật), Đặng Lệ Quân đã có 3 năm liên tiếp đoạt được cả 2 giải thưởng danh giá nhất của âm nhạc Nhật Bản là All Japan Cable Broadcasting Award và Japan Cable Award. Kỷ lục này của Đặng Lê Quân cho đến tận ngày nay vẫn chưa có ai tái lập.

Cũng trong năm 1986, Đặng Lệ Quân được tạp chí Time của Mỹ bầu chọn vào Top 10 nữ ca sĩ nổi tiếng nhất thế giới và Top 7 nữ ca sĩ của năm. Cô cũng là người Châu Á duy nhất lọt vào cả hai bầu chọn uy tín của tờ báo này.

Nổi tiếng với giọng hát truyền cảm, trong vắt như pha lê và nhan sắc xinh đẹp, chuẩn mực của phụ nữ Á Châu thời đó nhưng đường tình duyên của Đặng Lệ Quân lại vô cùng lận đận. Chuyện tình nổi tiếng và tốn nhiều giấy mực báo chí nhất của cô là với nam diễn viên Thành Long.

100 bài hát hàng đầu của năm 1973 năm 2022
Thành Long và Đặng Lệ Quân

Năm 1990, ở tuổi 37, khi đang trên đỉnh cao sự nghiệp, Đặng Lệ Quân đột ngột tuyên bố tạm rời xa ánh đèn sân khấu và chuyển đến Pháp định cư.

Chiều ngày 8-5-1995, khi đang cùng bạn trai là nhiếp ảnh gia người Pháp kém mình 10 tuổi đi nghỉ dưỡng ở Chiang Mai (Thái Lan), nữ danh ca đột nhiên lên cơn suyễn và qua đời.

Vì lý do chính trị, Đặng Lệ Quân chưa từng đến và biểu diễn tại Trung Quốc đại lục, nhưng tên tuổi của cô, tiếng hát của cô được hầu hết người Hoa và người yêu nhạc hoa khắp nơi trên thế giới yêu mến, đặc biệt qua ca khúc nổi tiếng nhất của cô là Ánh Trăng Nói Hộ Lòng Tôi. Ngày 8-3- 2010, Đặng Lệ Quân được báo chí Trung Quốc bình chọn là “Người Phụ Nữ Trung Quốc đương đại có ảnh hưởng lớn nhất”.

Bài: Niệm Quân – chuyenxua.vn